Lập báo cáo hiện trạng hạ tầng đô thị

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng đô thị phục vụ giảm thiểu tai biến ngập lụt (Trang 107 - 112)

CHƯƠNG 3. KHAI THÁC SỬ DỤNG GIS HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

3.3 Lập báo cáo hiện trạng hạ tầng đô thị

Một trong những đầu ra quan trọng của hệ thống GIS đô thị là giúp chính quyền đô thị quản lý tốt hệ thống hạ tầng đô thị thông qua hoạt động đánh giá và lập báo cáo hiện trạng đô thị. Những yêu cầu về báo cáo hiện trạng hạ tầng đô thị hàng năm dựa trên: (1) Quyết định 28/2007/QĐ-BXD về hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành xây dựng; (2) Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc Phân loại đô thị; (3) Quyết định 305/2005/QĐ-TTg về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (NSIS) và một số quy định khác.

3.3.1 Lập báo cáo sử dụng đất đô thị

Thống kê hiện trạng sử dụng đất từ dữ liệu cập nhật được quản lý trong GIS có thể được thực hiện trực tiếp với các chức năng thống kê tương tác. Hình 3.5 trình bày kết quả thống kê hiện trạng theo mục đích sử dụng đất cho toàn đô thị và theo các phường xã năm 2007 tại TP Phủ Lý dưới dạng bảng dữ liệu và đồ thị.

Thống kê SDĐ theo ph-ờng xã TP. Phủ Lý 2007

Đất xây dựng đô thị

130

120

110

10090

80

70

60

50

40

30

20

100

Tên ph-ờng xã

Xã Châu Sơn Xã Liêm Chung Xã Thanh Châu P. Trần H-ng Đạo P. Hai Bà Tr-ng P. Minh Khai P. Lê Hồng Phong P. L-ơng Khánh Thiện Xã Liêm Chính P. Quang Trung Xã Phù Vân Xã Lam Hạ

Hình 3.5:Thống kê tổng diện tích các loại hình sử dụng đất TP Phủ Lý năm 2007

108 Kết quả thống kê hiện trạng sử dụng đất cũng có thể được trình bày dưới dạng một báo cáo theo mẫu biểu dựng sẵn và xuất ra các định dạng văn bản thông dụng như MS Word, MS Excel hoặc PDF (Hình 3.6). Như vậy, cán bộ quản trị CSDL GIS hạ tầng đô thị có thể sẵn sàng lập và trình nộp báo cáo lên cơ quan quản lý cấp đô thị, tỉnh hoặc quốc gia một cách định kỳ theo quy định hoặc yêu cầu quản lý cụ thể.

Hình 3.6: Báo cáo thống kê tổng diện tích các loại hình sử dụng đất TP Phủ Lý năm 2007

Mặt khác, hoàn toàn dựa trên bản đồ sử dụng đất đô thị được cập nhật và điều chỉnh theo phân loại ngành xây dựng (Hình 3.7), kết hợp sử dụng các chức năng xử lý không gian của GIS với chức năng thống kê (xem quy trình tổng quát tại Hình 3.8) cho phép tính toán lập báo cáo sử dụng đất toàn đô thị và theo phường xã.

Kết quả có thể là các báo cáo theo yêu cầu dưới dạng bảng dữ liệu tổng hợp cho từng phường xã đối với từng loại hình sử dụng đất, đồ thị (Hình 3.5) hoặc bản đồ phân bố sử dụng đất theo phường xã. Hình 3.9 trình bày bản đồ phân bố tỷ lệ đất xây dựng đô thị tổng hợp theo từng phường xã của TP. Phủ Lý năm 2007 – một thông tin rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ đô thị hóa của các khu vực trong một đô thị. Tương tự, sử dụng GIS có thể lập báo cáo sử dụng đất đô thị theo các chỉ số thống kê theo quy định báo cáo hàng năm (QĐ 28/2007/QĐ-BXD) như:

tổng diện tích các loại hình sử dụng đất, % đất ở, tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên đầu người, % đất công cộng, tỷ lệ đất cây xanh mặt nước...

109 Hình 3.7: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất TP Phủ Lý năm 2007

Các báo cáo thống kê từ dữ liệu không gian bản đồ có thể được sử dụng để bổ trợ và kiểm chứng cho dữ liệu báo cáo từ các phường xã theo quy trình kiểm kê hàng năm hoặc dữ liệu trên hồ sơ quy hoạch và các đợt khảo sát điều tra đã được duyệt.

Thêm các chỉ số thống kê SDĐ, giao thông theo PX Bản đồ sử dụng

đất, giao thông...

Bản đồ hành chính (phường xã)

Bản đồ với thông tin tích hợp

Tính toán độ dài & diện tích

Join bảng thuộc tính Chồng xếp

bản đồ

Hình 3.8: Quy trình GIS tích hợp số liệu không gian và thuộc tính tại cấp đơn vị hành chính (phường xã)

110 Hình 3.9: Bản đồ phân bố tỷ lệ đất xây dựng đô thị theo phường xã tại TP Phủ Lý

năm 2007 3.3.2 Lập báo cáo giao thông đô thị

Dựa trên dữ liệu bản đồ hạ tầng giao thông đô thị theo phân loại chi tiết, kết hợp sử dụng các chức năng xử lý không gian của GIS với chức năng thống kê (xem quy trình tổng quát tại Hình 3.8) cho phép tính toán lập báo cáo thống kê hiện trạng giao thông toàn đô thị và theo phường xã. Hình 3.10 trình bày bảng thống kê tổng chiều dài đường bê tông theo phường xã tại TP Phủ Lý – những báo cáo thống kê giao thông theo chất liệu làm đường sẽ giúp các nhà quản lý đô thị đánh giá mức độ đầu tư cho hạ tầng giao thông đô thị và xác định những khu vực trong một đô thị cần ưu tiên đầu tư bê tông hóa đường trong kế hoạch sắp tới.

Lam Hạ Phù Vân

Châu Sơn

Thanh Châu

Liêm Chính

Liêm Chung P. Quang Trung

P. Lê Hồng PhongP. Hai Bà Trưng P. Minh Khai P. Lương Khánh Thiện

P. Trần Hưng Đạo

à

0 375 750 1,500 Meters

CHÚ GIẢI

Tỷ lệ đất xây dựng đô thị theo Phường, xã Dưới 30 %

30 - 70 % Trên 70 %

111 Hình 3.10: Báo cáo thống kê giao thông phường xã TP Phủ Lý theo chất liệu làm

đường

Tương tự, với dữ liệu bản đồ giao thông cập nhật (lớp tim đường giao thông lòng đường giao thông), sử dụng công cụ GIS có thể lập báo cáo giao thông đô thị theo các chỉ số thống kê theo quy định báo cáo hàng năm (QĐ 28/2007/QĐ- BXD) như: mật độ giao thông m/km2, tỷ lệ diện tích đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị, tổng chiều dài theo loại đường / cấp đường, chiều dài trên đầu người... và xuất ra báo cáo trình nộp lên các cơ quan quản lý cấp tỉnh và cấp quốc gia dưới dạng biểu bảng, biểu đồ theo loại đường và bản đồ.

Các báo cáo thống kê từ dữ liệu bản đồ giao thông có thể được sử dụng để bổ trợ và kiểm chứng cho dữ liệu báo cáo giao thông từ các phường xã theo quy trình kiểm kê hàng năm hoặc dữ liệu trên hồ sơ quy hoạch và các đợt khảo sát điều tra đã được duyệt.

3.3.3 Lập báo cáo hạ tầng đô thị khác

Tương tự, dựa trên CSDL hạ tầng đô thị đã được xây dựng hoàn thiện, sử dụng các chức năng xử lý không gian của GIS với chức năng thống kê (tương tự quy trình tổng quát trình bày tại Hình 3.8) cho phép tính toán thống kê hiện trạng hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị và theo phường xã. Trên cơ sở đó định kỳ lập báo cáo hạ

112 tầng đô thị dưới dạng biểu bảng, biểu đồ và bản đồ theo các chỉ số thống kê theo quy định báo cáo hàng năm (QĐ 28/2007/QĐ-BXD) như:

 Cấp nước: Tổng chiều dài đường ống cấp nước theo mạng cấp I, II, III (lớp bản đồ đường ống cấp nước), tỷ lệ khu vực có cấp nước / tỷ lệ số dân được cấp nước , tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch, công xuất cấp nước, mức cấp nước bình quân đầu người, tỷ lệ thất thoát nước...;

 Thoát nước: Tổng chiều dài mạng lưới cống thoát nước (lớp bản đồ đường cống thoát nước), tỷ lệ khu vực chưa có hệ thống thoát nước , tổng công suất xử lý nước thải, tỷ lệ cư dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước...;

 Chất thải rắn, nghĩa trang đô thị và vệ sinh môi trường: Tổng lươ ̣ng CTR phát sinh trong đô thi ̣, tỷ lệ thu gom CTR , tỷ lệ CTR được xử lý hợp vệ sinh , tỷ lệ thu gom CTR nguy hại , tỷ lệ xử lý CTR nguy hại , diê ̣n tích đất nghĩa trang đô thị, tỷ lệ đất nghĩa trang / tổng diê ̣n tích đất xây dựng đô thị (lớp bản đồ sử dụng đất)...;

 Cây xanh đô thị : Tổng diê ̣n tích đất cây xanh , tỷ lệ đất cây xanh / đầu người, tỷ lệ diện tích cây xanh / tổng diê ̣n tích đất xây dựng đô thị (lớp bản đồ sử dụng đất)…;

 Cấp điện và chiếu sáng: Tỷ lệ dân được cấp điện, chỉ tiêu cấp điện, tổng chiều dài tuyến chiếu sáng (đường lớn và hẻm), tỷ lệ đường nội thị được chiếu sáng (lớp bản đồ tuyến chiếu sáng)...;

 Nhà ở đô thị: Diện tích sàn nhà trung bình trên đầu người, tỷ lệ nhà tạm và thiếu kiên cố (lớp bản đồ nhà ở)...;

Các báo cáo thống kê định kỳ từ dữ liệu không gian bản đồ có thể được sử dụng để bổ trợ và kiểm chứng cho dữ liệu báo cáo hạ tầng đô thị từ các phường xã hoặc các đô thị theo quy trình kiểm kê hàng năm hoặc dữ liệu trên hồ sơ quy hoạch và các đợt khảo sát điều tra đã được duyệt.

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng đô thị phục vụ giảm thiểu tai biến ngập lụt (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)