Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu đô thị

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng đô thị phục vụ giảm thiểu tai biến ngập lụt (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ, XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIS HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

2.4 Thu thập và xây dựng hệ thống GIS hạ tầng đô thị

2.4.1 Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu đô thị

2.4.1.1 Nguồn thông tin dữ liệu cho CSDL GIS hạ tầng đô thị

Dữ liệu là nguồn đầu vào của hệ thống thông tin cơ sở hạ tầng đô thị và thường sẵn có tại nhiều cấp khác nhau, nhiều nguồn khác nhau. Ở cấp thấp nhất, người dân là người sử dụng các dịch vụ cơ sở hạ tầng và là nguồn dữ liệu về nhu

70 cầu, mức sống, phương tiện sử dụng. Ở cấp cao hơn là một nhóm người hoặc một cộng đồng có thể cung cấp dữ liệu về hiện trạng và nhu cầu sử dụng cơ sở hạ tầng đô thị. Phần lớn dữ liệu được thu thập từ các cấp dưới nhưng thường chúng được tập hợp lại ở đơn vị lớn hơn, thông thường là cấp chính quyền phường xã và tổng hợp dần lên cấp đô thị, tỉnh và quốc gia.

Dựa trên hệ thống thể chế quản lý đô thị hiện nay với chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan bộ ngành và địa phương, nguồn thông tin dữ liệu hạ tầng đô thị được xác định như sau (Hình 2.5):

- Bộ Xây dựng: Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Vụ Kế hoạch – Thống kê, Cục Phát triển Đô thị, Vụ Kiến trúc Quy hoạch và Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, và các cơ quan cấp bộ liên quan;

- Tổng cục thống kê (Bộ KH&ĐT) – các dữ liệu về đơn vị hành chính và số liệu thống kê chung;

- Các địa phương: Sở Xây dựng – Phòng Kiến trúc quy hoạch và Phòng Hạ tầng kỹ thuật, UBND TP – Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên, Cục/phòng thống kê và các cơ quan liên quan (Sở TN&MT, Công ty môi trường đô thị, Công ty công trình công cộng, Công ty cấp thoát nước...);

- Các nguồn khác (Bộ TN&MT với dữ liệu bản đồ nền địa hình, dữ liệu hiện trạng môi trường, các dự án liên quan, nguồn Internet...).

Về tổng thể, thông tin dữ liệu hạ tầng đô thị có thể phân làm 2 nhóm dữ liệu với cách thức thu thập và xử lý tổng hợp khác nhau: + Dữ liệu không gian – bản đồ: thường được tổ chức thành các lớp bản đồ khác nhau theo lĩnh vực và chuyên đề dưới dạng bản đồ giấy hoặc bản đồ số (AutoCAD hoặc MicroStation) và cần thu thập từ những đơn vị chuyên môn (ví dụ, Sở Xây dựng, Phòng Quản lý đô thị hoặc Trung tâm thông tin tư liệu Bộ TN&MT...). Dữ liệu bản đồ cần có kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu để tổng hợp biên tập;

+Dữ liệu chỉ số hạ tầng đô thị: thường được quản lý tại các cơ quan quản lý khác nhau dưới dạng các bảng số liệu theo năm (dạng giấy hoặc dạng số - Excel), về mặt kỹ thuật dễ tổng hợp biên tập, nhưng khó thống nhất dữ liệu từ nhiều nguồn.

Bộ Tài TN&MT (Trung tâm thông

tin và tư liệu…) Tổng cục thống

Bộ Xây dựng &

Các đơn vị trực thuộc Cấp

toàn quốc

71 Ngoài ra, còn nhiều dữ liệu đô thị liên quan cần thiết cho việc quản lý cơ sở hạ tầng đô thị như: thông tin về hiện trạng tự nhiên, hiện trạng dân cư, hiện trạng về tình hình kinh tế, tình hình tổ chức xã hội...

2.4.1.2 Phương pháp khảo sát thu thập dữ liệu hạ tầng đô thị

Yêu cầu đối với việc thu thập và tổ chức thông tin hạ tầng đô thị là: (1) thông tin phải rõ ràng; (2) thông tin phải đáng tin cậy; (3) thông tin phải được cập nhật;

(4) thông tin phải có độ chính xác cần thiết; và (5) thông tin phải có khả năng tiếp cận nhanh chóng. Dữ liệu cơ sở hạ tầng đô thị có thể thu thập trực tiếp thông qua khảo sát đo đạc (dữ liệu sơ cấp) hoặc từ nguồn thứ cấp. Việc lựa chọn phương pháp thu thập cần dựa vào các yêu cầu trên và về cơ bản là vừa đảm bảo độ tin cậy của thông tin với chi phí thu thập dữ liệu nằm trong khả năng ngân sách. Quá trình rà soát nguồn và sự sẵn có của dữ liệu hạ tầng đô thị cho thấy nên lựa chọn phương thức thu thập dữ liệu theo từng bước: (1) kết hợp thu thập dữ liệu từ các nguồn thứ cấp; và (2) thu thập bổ sung sau khi rà soát đánh giá dữ liệu thu thập được.

Như vậy, phương pháp khảo sát thu thập dữ liệu hạ tầng đô thị được xác định là thu thập dữ liệu chính thức từ các nguồn thứ cấp cho dữ liệu nền và dữ liệu hạ tầng đô thị (tại các cơ quan liên quan được xác định trên) kết hợp với điều tra thực địa, cụ thể bao gồm:

- Thu thập dữ liệu thứ cấp từ danh mục bản đồ đã được duyệt, được xuất bản, các báo cáo, kết quả của các dự án liên quan, thông qua tìm kiếm thông tin trên các

Hình 2.5: Nguồn thông tin dữ liệu hạ tầng đô thị

72 Website tương ứng;

- Thu thập thông tin theo mẫu biểu điều tra cho từng đô thị (nên sử dụng những mẫu biểu đã được Bộ Xây dựng thống nhất sử dụng trong báo cáo hàng quý hoặc hàng năm);

- Thu thập dữ liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao hoặc ảnh hàng không để cập nhật dữ liệu bản đồ nền và hạ tầng đô thị;

- Điều tra – phỏng vấn, quan sát trực tiếp và thu thập bổ sung qua điều tra thực tế các công trình hạ tầng đô thị (sử dụng phương pháp bản đồ với thiết bị GPS cầm tay và máy ảnh).

Đối với khảo sát thu thập dữ liệu tại địa phương, cần xây dựng bộ công cụ khảo sát đối với các nhóm đối tượng khác nhau, kèm theo tài liệu hướng dẫn thu thập và điền thông tin vào mẫu cho từng đô thị, bao gồm: (1) danh mục và yêu cầu nội dung đối với dữ liệu bản đồ cần thu thập; và (2) bộ mẫu biểu thu thập các thông tin chỉ số hạ tầng đô thị và các công trình hạ tầng đô thị.

Kinh nghiệm cho thấy, hoạt động khảo sát thu thập dữ liệu cần được chính thức hóa với công văn của Bộ Xây dựng đến các cơ quan có thẩm quyền của địa phương để đảm bảo có được sự hỗ trợ cần thiết cũng như đảm bảo tính pháp lý của dữ liệu thu thập được. Hơn nữa, việc trao đổi thông tin và khảo sát thu thập dữ liệu phải thống nhất tạo sự liên kết giữa Bộ Xây dựng với các cơ quan có thẩm quyền của địa phương.

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng đô thị phục vụ giảm thiểu tai biến ngập lụt (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)