CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ, XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIS HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
2.5 Tổ chức quản lý hệ thống GIS hạ tầng đô thị
2.5.1 CSDL GIS nền đô thị
Đây là nhóm dữ liệu làm khung tham chiếu không gian cho toàn bộ CSDL GIS (làm khung nền để thể hiện, định vị và quản lý mạng lưới công trình hạ tầng đô thị) và dùng chung đối với tất cả các chuyên ngành.
Dữ liệu nền đô thị cần được xây dựng trên tỷ lệ 1:5.000, 1:10.000 với hệ tọa độ VN2000 (múi chiếu 30 và kinh tuyến trục địa phương), gồm các nhóm:
2.5.1.1 Nhóm dữ liệu hành chính
Dữ liệu hành chính bao gồm lớp đơn vị hành chính ở dạng vùng có thuộc tính là: mã ĐVHC (do TCTK ban hành), tên ĐVHC phân loại theo cấp đơn vị hành chính: quốc gia, tỉnh thành, huyện thị và phường xã.
Lớp ranh giới hành chính ở dạng đường phân loại theo: mã nhận dạng và loại ranh giới hành chính như sau:
Bảng 2.9: Bảng phân loại lớp dữ liệu ranh giới hành chính
MÃ
LOẠI LOẠI RANH GIỚI MÃ
LOẠI LOẠI RANH GIỚI
1 Ranh giới quốc gia là địa giới
5 Ranh giới quận / huyện là địa giới
2 Ranh giới quốc gia là hải giới
6 Ranh giới quận / huyện là hải giới
3 Ranh giới tỉnh là địa giới
7 Ranh giới phường / xã là địa giới
4 Ranh giới tỉnh là hải giới
8 Ranh giới phường / xã là hải giới
Lớp trụ sở hành chính ở dạng điểm có thuộc tính là: mã ĐVHC, tên trụ sở ĐVHC phân loại theo cấp đơn vị hành chính: quốc gia, tỉnh thành, huyện thị và phường xã.
Ngoài ra, còn có một số lớp dữ liệu nền hỗ trợ việc định vị vị trí đô thị tương đối so với những cấp ĐVHC cấp cao hơn như tỉnh và vùng lãnh thổ.
2.5.1.2 Nhóm dữ liệu địa hình
Lớp dữ liệu địa danh được tổ chức ở dạng điểm có thuộc tính là: mã nhóm và tên địa danh phân loại theo nhóm:
85 o Hành chính: tên các địa
danh, tên thôn ấp…
o Công sở: tên các tru ̣ sở cơ quan nhà nước, trụ sở văn phòng công ty
o Tòa án
o Đình, chùa, miếu o Nhà thờ
o Nhà văn hóa o Bưu điện o Ngân hàng
o Đài phát thanh, truyền hình
o Sân vận động
o Đại học, cao đẳng, trường học
o Công viên, khu vui chơi o Bệnh viện, trung tâm y tế,
cơ sở y tế
o Chợ, TT. Thương mại o Đài tưởng niệm o Bảo tàng
o Trạm dừng chân / trạm xăng
o Khu đô thị mới
o Loại khác: tên loại công trình khác…
Dữ liệu địa danh ở đây chỉ được sử dụng chọn lọc để thể hiện những mốc chỉ dẫn đô thị. Trong trường hợp mở rộng, những địa danh này với các thuộc tính chi tiết sẽ được quản lý trong các nhóm dữ liệu hạ tầng xã hội đô thị như: hạ tầng giáo dục, hạ tầng y tế, hạ tầng thương mại và dịch vụ...
Dữ liệu địa hình bao gồm: điểm độ cao ở dạng điểm có thuộc tính là độ cao so với mặt nước biển (theo mốc độ cao chuẩn VN2000) và đường đồng mức ở dạng đường có thuộc tính là độ cao và phân loại theo loại đường đồng mức chính và phụ.
Ngoài ra, dữ liệu địa hình có thể được xử lý tạo ra dữ liệu DEM – dạng raster với mỗi ô ảnh có giá trị độ cao so với mặt nước biển (Hình 2.15).
Dữ liệu DEM được tính toán bằng phương pháp nội suy từ dữ liệu điểm độ cao hoặc đường đồng mức - chức năng tương đối thông dụng trong các hệ phần mềm GIS. Tùy theo mức độ chi tiết của dữ liệu nguồn (điểm độ cao hoặc đường đồng mức) mà có thể tạo ra được các DEM có độ phân giải (kích thước pixel) khác nhau. Dữ liệu DEM có thể được sử dụng làm nền để xây dựng bản đồ chuyên đề cũng như sử dụng như dữ liệu trung gian trong các bài toán tính độ dốc và phân tích khoanh vùng nguy cơ ngập lụt đô thị, tính toán mô hình thoát nước đô thị…
86 Hình 2.15: Dữ liệu nền địa hình DEM cho CSDL GIS hạ tầng đô thị TP Phủ Lý 2.5.1.3 Nhóm dữ liệu thủy hệ
Dữ liệu thủy hệ bao gồm sông hồ ở dạng vùng có thuộc tính là: mã đối tượng, tên, độ rộng, dài, diện tích và phân theo nhóm. Trường hợp mở rộng, lớp sông hồ này với các đặc tính thủy văn như: mực nước, dòng chảy, thủy triều, đặc tính ngập lụt sẽ được bổ sung cho nhóm hạ tầng thoát nước đô thị để phục vụ công tác quy hoạch và quản lý.
Lớp kênh mương, sông suối ở dạng đường có thuộc tính là: mã đối tượng, tên, loại, chiều dài... và phân theo nhóm (tự nhiên hay nhân tạo).
2.5.1.4 Nhóm dữ liệu giao thông chính
Dữ liệu giao thông chính trong nhóm này đóng vai trò làm dữ liệu khung nền và tham chiếu không gian cho việc định vị các lớp hạ tầng đô thị khác - bao gồm: (i) tim đường phố, tim đường bộ, đường sắt, đê, cầu ở dạng đường có thuộc tính là: mã đối tượng, tên được phân loại theo cấp hoặc tuyến; (ii) lòng đường ở dạng vùng có thuộc tính là: mã đối tượng, tên, cấp đường; và (iii) công trình giao thông đầu mối (bến xe, nhà ga, bến tàu, sân bay...) ở dạng điểm có thuộc tính là: mã đối tượng, tên, quy mô và được phân loại theo nhóm công trình.
Dữ liệu giao thông được quản lý đồng thời như nhóm dữ liệu hạ tầng đô thị riêng và được trình bày chi tiết dưới đây.
Các lớp dữ liệu nền và hành chính sử dụng để biên tập bản đồ hành chính đô thị (Hình 2.16).
87 Hình 2.16: Bản đồ hành chính TP Phủ Lý được biên tập từ nhóm dữ liệu nền và dữ
liệu hành chính đô thị
Lớp đơn vị hành chính làm khung tham chiếu để tích hợp dữ liệu theo chiều dọc, ví dụ như tổng hợp dân số từ phường xã lên toàn thành phố hoặc kết với dữ liệu chỉ số đô thị và chỉ số hạ tầng (ví dụ như: mật độ dân số, tỷ lệ đói nghèo, tỷ lệ dân được cấp nước, cấp điện, tỷ lệ đất xây dựng, tỷ lệ đất giao thông, diện tích sàn nhà ở trên đầu người...)
Cùng với dữ liệu nền, dữ liệu đất và nhà ở đô thị được tổ chức sử dụng chung cho tất cả các chuyên ngành hạ tầng đô thị do việc phân bố mạng lưới hạ tầng cũng như cung cấp dịch vụ hạ tầng đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện sử dụng đất và nhà ở (xem mục 2.3.3.2 ở trên).