CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN
1.1.2. Khái niệm, vai trò và quy trìnhquản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN
1.1.2.1. Khái niệm quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN
BHXH, BHYT, BHTN được coi là trụ cột của An sinh xã hội ở hầu khắp các nước trên thế giới. Vì vậy, để BHXH phát triển mạnh, đảm bảo, ngày càng mở rộng luôn được các quốc gia chú trọng và hướng đến. Một trong những vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đề được ưu tiên đó là khả năng chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Do đó, việc đảm bảo nguồn thu BHXH, BHYT, BHTN là vấn đề hết sức quan trọng.Tuy nhiên, một thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới đó là vấn đề “nợ BHXH, BHYT, BHTN” của các tổ chức, đơn vị, DN có sử dụng lao động. Ở ViệtNam, đây là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực BHXH nhất là trong bối cảnh hiện nay tình trạng nợ BHXH ngày càng diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức đòi hỏi cần có một cơ chế, phương thức quản lý phù hợp. Vậy, “Nợ BHXH, BHYT, BHTN”
là gì?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật đưa ra khái niệm thế nào là nợ BHXH, BHYT, BHTN,tuy nhiên với góc độ quản lý của cơ quan BHXH thì "Nợ BHXH, BHYT, BHTN " được khái quát như sau: Nợ BHXH, BHYT, BHTN là khoản tiền đóng thiếu hoặc chậm đóng vào quỹ bảo hiểm của các đơn vị sử dụng lao động so với thời hạn quy định của Phápluật.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tồn tại của quỹ Bảo hiểm. Do vậy, cần phải đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ của mình về bảo hiểm đối với nhà nước và đối với người lao động.
Để có những phương thức thu hồi nợ có hiệu quả cần phải xây dựng quá trình quản lý: vừa đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đúng và đủ quyền, nghĩa vụ đối với nhà nước những cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, có thêm cơ hồi để trả nợ cho cơ quan BH.
Như vậy ta có thể hiểu “Cơ quan bảo hiểm thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục các doanh nghiệp hiểu thêm về vai trò và ý nghĩa của BHXH, BHYT, BHTN. Cơ quan Bảo hiểm thực hiện các biện pháp nghiệp vụ như xây dựng kế hoạch thu hồi, phân loại nợ, thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nhằm đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ BH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đối với nhà nước.”
1.1.2.2. Vai trò quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN
Quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN có vai trò rất quan trọng đối với nhà nước và người lao động:
- Giảm sự thiếu hụt về quỹ bảo hiểm: Hiện nay các doanh nghiệp dùng nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm làm giảm khoản chi cho BH, điều này làm cho quỹ của BH sẽ giảm đi và khả năng chi trả cho người lao động cũng bị giảm đi. Vì vậy, cần phải quản lý chặt chẽ nguồn đầu vào thông qua quản lý thu và thu hồi nợ. Những doanh nghiệp nợ và cố tình nợ phải tìm nhiều cách để thu hồi nếu để tình trạng này xảy ra thường xuyên và tràn lan thì rất sẽ xảy ra tình trạng vỡ Quỹ bảo hiểm mà điều này ảnh hưởng rất nhiều đến lao động nước nhà.
- Góp phần nâng cao nhận thức cho người lao động và doanh nghiệp.
Trong quá trình quản lý, cơ quan bảo hiểm đã kết hợp với nhiều cơ quan chức năng khác như: đài phát thanh truyền hình, các tổ chức chính trị như: Đoàn thanh liêm, liên đoàn lao động… để tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, hội nghị… thông qua các buổi như này, người lao động và doanh nghiệp có thể rõ hơn vai trò của BHXH, BHYT, BHTN. Đối với người lao động đó là một khoản đảm bảo chăm sóc khi xảy ra những điều không mong muốn trong lao động.
Đối với doanh nghiệp thì đây có thể được coi là một khoản đầu tư, đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích người lao động gắn bó hơn đối với doanh nghiệp.
- Phát hiện các sai phạm trong việc đóng bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp đã tìm cách giảm các khoản này nhằm có thêm vốn để đầu tư kinh doanh. Trong quá trình quản lý, cán bộ bảo hiểm sẽ tiến hành rà soát và phát hiện những sai phạm cần phải chỉnh sửa ngay nếu không các doanh nghiệp khác sẽ làm theo và ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của Quỹ bảo hiểm. Các sai phạm tuy theo mức độ mà đưa ra hình thức xử lý khác nhau, các hình thức xử lý đảm bảo tính nghiêm minh nhưng cũng thể hiện tính khoan hồng của pháp luật, tạo điều kiện cho doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình với nhà nước.
- Tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng: trong quá trình quản lý, cơ quan bảo hiểm cũng cần có những phối hợp với các cơ quan khác để tổ chức tuyên truyền, giáo dục. Ngoài ra, các cơ quan chức năng có thể trao đổi thông tin để giúp quá trình quản lý được thông suốt, giảm thời gian trong quá trình quản lý. Bên cạnh đó còn là sự phối hợp trong việc thu hồi như phát hiện chính xác số lượng lao động của doanh nghiệp, và áp dụng linh hoạt các biện pháp thu hồi nợ….
1.1.2.3. Quy trình quản lý thu
Mỗi một đơn vị chức năng có vai trò khác nhau trong quá trình quản lý thu hồi nợ. Với việc phân cấp cũng như quy định rõ trách nhiệm giúp việc phân chia được tốt hơn.
Sơ đồ 1.1. Quy trình quản lý thu hồi nợ
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo nghị quyết định số 595/QĐ-BHXH Căn cứ vào vai trò và chức năng để xây dựng trách nhiệm của các bên khi tham gia vào hoạt động quản lý thu hồi nợ. Với việc phân cấp rõ ràng để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bên tham gia. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện.