Thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Quản lý thu hồi nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Thu thập số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Đây là những tài liệu quan trọng để đánh giá quá trình quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và đề xuất các giải pháp phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu đề ra.

Tài liệu thứ cấp được phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang: phòng thanh tra, phòng thu hồi nợ…

Phương pháp thu thập: các thông tin, các văn bản, các chính sách nhà nước được tác giả thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu liên quan đến thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp, các văn bản về pháp luật… Các thông tin cần thiết được tác giả đến các cơ quan chức năng và các phòng chức năng để xin số liệu cần thiết.

Nguồn tài liệu thứ cấp này sau khi được thu thập, tác giả tiến hành xử lý:

phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá để có cái nhìn tổng quan về quá trình quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở thực trạng quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp a, Chọn mẫu nghiên cứu

Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN Để xác định được cỡ mẫu phục vụ cho nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội thì việc chọn mẫu phải đảm bảo tính đại diện và đủ lớn là rất quan trọng.

Những yếu tố được xem xét để xác định cỡ mẫu cho việc nghiên cứu cần phải đảm bảo tính chính xác, chất lượng của các số liệu phải đảm bảo, thời gian thu thập phù hợp… để có được kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế được những sai sót trong quá trình chọn mẫu.

Theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau. (Võ Thị Thanh Lộc, 2010)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn n = N

1+ N* e2 Trong đó:

n : cỡ mẫu

N: Tổng thể mẫu e2: Sai số

Đề tài sử dụng độ tin cậy là 95%.

Tổng thể mẫu (N): (Tổng số doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN) Theo báo cáo, tính đến thời điểm cuối năm 2018 số doanh nghiệp nợ BHXH, XHYT, BHTN là 1.034 doanh nghiệp. Sau khi áp dụng công thức với N= 1.034, tác giả tính toán được lượng mẫu cần dùng là 289.

Nhưng để đảm bảo tính chính xác cũng như đảm bảo tính khoa học của việc điều tra, tác giả đã chọn lựa 300 doanh nghiệp.

Sau khi xác định được số lượng mẫu cần thiết tác giả bắt đầu công tác phỏng vấn các đối tượng cần xin ý kiến.

Căn cứ vào tỷ lệ số lượng người nộp thuế tại các tổ chức và nộp trực tiếp tác giả phát số phiếu như sau:

Bảng 2.1 : Tổng hợp kết quả chọn mẫu STT Loại hình tổ chức

Tỷ lệ số DN nợ BHXH, BHYT, BHTN(%)

Số phiếu phỏng vấn (Phiếu)

1 Doanh nghiệp nhà nước 3,4 10

2 Doanh nghiệp có vốn nươc

ngoài 6,8 20

3 Doanh nghiệp ngoài quốc

doanh 89,8 269

A Công ty TNHH 22,5 68

B Công ty cổ phần 25,4 76

C Doanh nghiệp tư nhân 30,8 92

D Công ty hợp danh 11,1 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nguồn: Theo số liệu tác giả điều tra b, Đề tài tiến hành điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp những doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN. Sử dụng phương pháp điều tra theo câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt liên quan đến quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN.

Các câu hỏi sử dụng trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ trả lời của người được hỏi với 5 mức độ: 1 là Kém, 2 là Yếu, 3 là Trung Bình, 4 là Khá, 5 là Tốt.

(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 1)

Mục đích của việc sử dụng số liệu tác giả điều tra: từ những thông tin thu thập được thông qua việc trả lời các câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra tiến hành tổng hợp, phân tích đánh giá công tác quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN.

Câu hỏi điều tra thảo luận bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở: Mục đích sử dụng các số liệu này là thông tin cung cấp sẽ đánh giá thực trạng việc quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

* Đối với đối tượng điều tra cán bộ BHXH

Do số lượng cán bộ bảo hiểm tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang 167:

bao gồm cán bộ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên. Chính vì vậy, tác giả tiến hành phỏng vấn tổng thể với phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị từ trước.

Trong quá trình điều tra, tác giả tiến hành phỏng vấn cán bộ bảo hiểm với bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Bảng hỏi, tác giả thiết kế trả lời theo thang đo Likert với 5 mức độ: 1 là Kém, 2 là Yếu, 3 là Trung bình, 4 là Khá, 5 là Tốt.

Trong quá trình phỏng vấn, để có được câu trả lời chính xác, tác giả cũng đã vận dụng linh hoạt các cách hỏi khác nhau, quan sát thái độ cử chỉ của người trả lời nếu trong trường hợp người được hỏi còn phân vân với phương án trả lời của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 2)

c, Để xác định ý kiến đánh giá của các nhà quản lý và người nộp TTNCN, nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1 là Kém, 2 Yếu, 3 Trung bình, 4 là Khá 5 là Tốt). Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B.

Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:

Bảng 2.2: Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng điểm

5 Tốt 4,21- 5,00

4 Khá 3,41- 4,20

3 Trung bình 2,61- 3,40

2 Yếu 1,81- 2,60

1 Kém 1,00 - 1,80

Một phần của tài liệu Quản lý thu hồi nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)