Thanh tra, kiểm tra thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN

Một phần của tài liệu Quản lý thu hồi nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU HỒI NỢ BHXH, BHYT,

3.2. Thực trạng quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

3.2.3. Thanh tra, kiểm tra thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN

Hiện nay BH xã hội tỉnh Bắc Giang đang thực hiện việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quyết định số 1518/QĐ- BHXH năm 2016. Theo quyết định này BHXH sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của UBND tiến hành thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp trong việc đóng bảo hiểm xã hội. Đối với trường hợp thanh tra kiểm tra với các trường hợp nợ Bảo hiểm được quy định rõ tại điều 36 của quyết 595 của BHXH đó là:

Sau thời gian là 3 tháng kể từ khi lập biên bản làm việc về đóng BHXH, BHYT, BHTN và đã thực hiện các biện pháp đôn đốc nhắc nhở mà các doanh nghiệp vẫn cố tình không đóng thì Phòng Thanh tra – Kiểm tra sẽ tiến hành lập danh sách và đề nghị tiến hành thanh tra kiểm tra đột xuất. Trong quá trình thanh tra theo chuyên ngành thì có thể phối hợp với các cơ quan quản lý lao động, cơ quan thuế để có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra được tốt hơn.

Trong quá trình thanh tra kiểm tra, các bộ phận chức năng sẽ tiến hành kiểm tra một cách chính xác số tiền các doanh nghiệp còn nợ, số lãi phải chịu và số tiền phạt mà doanh nghiệp phải đóng vì không tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Biểu đồ 3.4: Tình hình thanh, kiểm tra doanh nghiệp nợ Bảo hiểm

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số doanh nghiệp

Thanh tra, kiểm tra thường xuyên

Thanh tra, kiểm tra đột xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được rằng số doanh nghiệp nợ BH kiểm tra thường xuyên là chiếm tỷ trọng khá cao: năm 2016 là 33 doanh nghiệp, năm 2017 là 43 doanh nghiệp và năm 2018 là 45 doanh nghiệp. Đối với thanh tra, kiểm tra đột xuất năm 2016 là 15 doanh nghiệp, năm 2017 là 12 doanh nghiệp và năm 2018 là 15 doanh nghiệp.

Để lựa chọn việc thanh tra kiểm tra thường xuyên thì dựa trên lịch sử tài chính của doanh nghiệp, thực trạng nợ của doanh nghiệp… để tiến hành kiểm tra thường xuyên. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra thường xuyên, cán bộ bảo hiểm sẽ tiến hành kiểm tra tình hình thực tế sản xuất kinh doanh, đối chiếu giấy tờ và chứng từ để có những kết luận chính xác về khả năng trả nợ cho Bảo hiểm để có những quyết định vừa phù hợp cho Bảo hiểm vừa phù hợp cho Doanh nghiệp.

Sau khi đã thanh tra, kiểm tra chính xác, cán bộ bảo hiểm sẽ tiến hành tổng hợp và xem xét số nợ chính xác, số tiền lãi chính xác và số tiền phạt cho các doanh nghiệp nợ. Việc xác định số tiền phạt được dựa trên Điều 26 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Tại nghị định này đã hướng dẫn cách tính số tiền phạt cho các doanh nghiệp.

Bảng 3.17: Kết quả xử lý sau thanh tra

Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018

So sánh (tăng/giảm) 2017

2016

2018 2017

Văn bản cam kết Tr.hợp 43 50 36 7 -14

Xử phạt Tỷ.đồng 1,2 1,4 0,7 0,2 -0,7

Nguồn: Phòng khai thác và thu hồi nợ Sau quá trình thanh tra, kiểm tra đoàn có ra những quyết định xử lý.

Trong quá trình đưa ra kết luận cần phải căn cứ vào thực tế tình hình doanh nghiệp để lựa chọn hình thức xử lý cho phù hợp. Các cán bộ thanh tra, kiểm tra cũng cho khoảng thời gian nhất định để các doanh nghiệp có thể khắc phục hậu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Với những doanh nghiệp có thể khắc phục được hậu quả của việc nợ BH thì cán bộ thanh tra, kiểm tra sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sớm thực hiện theo quy định của pháp luật. Với chính sách này vừa giúp cơ quan bảo hiểm có thể thu được số tiền bảo hiểm, số tiền lãi mà doanh nghiệp phải chịu. Có những doanh nghiệp cố tình không chịu thực hiện thì tiến hành xử phạt hành chính theo Điều số 26 nghị định 95/2013 của Chính Phủ. Căn cứ vào đó, cán bộ bảo hiểm tính toán mức phạt để đưa ra cho Doanh nghiệp. Trên thực tế có nhiều trường hợp, quá trình thanh tra, kiểm tra nhiều chủ doanh nghiệp bỏ trốn do vỡ nợ…. thì hồ sơ của các doanh nghiệp được chuyển thẳng cho bên công an kinh tế để tiến hành các bước tiếp theo nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Biểu đồ 3.5: Số lần vi phạm của doanh nghiệp

Nguồn: Phòng khai thác và thu hồi nợ Qua quá trình thanh tra kiểm tra, đã phát hiện ra nhiều trường hợp đã vi phạm nhiều lần về bảo hiểm. Các doanh nghiệp vi phạm chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại vì: số lượng lao động thường là ít, nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách để giảm khoản tiền này thông qua việc ký kết hợp khoán, hợp đồng miệng…. Thêm vào đó, các doanh nghiệp thương mại thường đòi hỏi vốn lớn và tốc độ quay vòng vốn nhanh.Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp chấp nhận vi phạm pháp luật để có thêm vốn vào kinh doanh của doanh nghiệp mình.

0 10 20 30 40 50 60 70

2016 2017 2018

Doanh nghiệp Vi phạm lần đầu

Vi phạm nhiều lần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, số lượng lao động nhiều các doanh nghiệp vi phạm thường với số tiền lớn, việc khắc phục hậu quả thường khó khăn hơn doanh nghiệp khác vì khả năng sinh lợi thấp, số tiền nhiều…. Vì vậy, để có kết quả tốt cho Bảo hiểm và doanh nghiệp cán bộ thanh tra, kiểm tra thường linh động cho doanh nghiệp để sớm khắc phục hậu quả gây ra dưới sự giám sát chặt chẽ của cán bộ Bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Quản lý thu hồi nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)