Cơ sở thực tiễn quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN và bài học cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Quản lý thu hồi nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU

1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN và bài học cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang

1.2.1. Bài học kinh nghiệm quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Theo như bảo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh, tính đến thời điểm cuối năm 2017 trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp nợ trên 150 tỷ đồng tiền BHXH, BHYT, BHTN nhưng đến cuối năm 2018 con số này chỉ còn 96 tỷ đồng. Để làm được điều này, Bảo hiểm xã hội Quảng Ninh đã thực hiện tốt một số biện pháp như sau:

Về xây dựng kế hoạch: Bảo hiểm đã đề ra kế hoạch tăng cường thu hồi, gắn trách nhiệm cho từng cá nhân, từng bộ phận, giao chỉ tiêu rõ ràng về việc thu hồi nợ. Lấy chỉ tiêu này để đánh giá và xét thi đua hằng năm của cán bộ BH.

Về tuyên truyền: Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp với Công an tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, đài phát thanh và truyền hình… đã tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục…..đến các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đã có lịch sử trong việc nợ BHXH, BHYT, BHTN.

Về phân loại và tổ chức thu nợ: Bảo hiểm xã hội đã lập danh sách đề nghị các cán bộ bảo hiểm thường xuyên theo dõi và giám sát chặt chẽ hoạt động của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

các doanh nghiệp này. Tại buổi thanh tra liên ngành, các cán bộ bảo hiểm cũng đã truyền đạt những nội dung chính sách mới liên quan đến BHXH và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ trả nợ. Đối với những doanh nghiệp cố tình không trả nợ, BHXH tỉnh đã chuyển hồ sơ sang bên Liên Đoàn Lao động để tiến hành khởi kiện theo quy định của pháp luật.(Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh,2019).

1.2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Sơn La

Sơn La là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam nhưng trong những năm qua BHXH tỉnh Sơn La đã thực hiện rất tốt hoạt động quản lý và thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn. Chính vì vậy, trong những năm gần đây số nợ luôn dưới 2% số phải thu. Để làm được điều này, BHXH đã làm tốt công tác kế hoạch quản lý và thu hồi nợ. BHXH đã quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra tình trạng nợ bảo hiểm nhiều, giao chỉ tiêu rõ trong việc thu hồi nợ đối với cán bộ quản lý nợ…

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cũng đã thực hiện tốt quá trình tuyên truyền sâu rộng đến người lao động, đến doanh nghiệp và tổ chức các buổi tọa đàm nhằm giải quyết các khó khăn đối với các doanh nghiệp.

Phân loại nợ và tổ chức thu hồi nợ: BHXH kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc rà soát, quản lý chắc số lượng lao động tại các công ty, tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp về việc thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Thêm vào đó, BH tỉnh cũng đã cương quyết xử lý mạnh tay với các doanh nghiệp cố tình chây ì không thanh toán. Một trong những điểm được áp dụng có tính linh hoạt trong việc quản lý nợ đó là BH tỉnh đã kết hợp với ngân hàng trong việc thu và thu nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.(Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La,2019).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN cho tỉnh Bắc Giang

Thông qua kinh nghiệm thực hiện quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của hai tỉnh Quảng Ninh và Sơn La, kinh nghiệm cho Bắc Giang như sau:

Thứ nhất: xây dựng kế hoạch chi tiết và cụ thể, giao chỉ tiêu và trách nhiệm đến từng cán bộ thu hồi nợ. Với việc xây dựng chi tiết đây là cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành công việc, xây dựng cách thức để thực hiện thu hồi nợ được linh hoạt và sáng tạo. Quy rõ trách nhiệm đối với từng cá nhân, từng đơn vị để làm căn cứ bình xét cuối năm.

Thứ hai: thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội. Tiếp tục mở rộng các các biện pháp tuyên truyền đối các lao động và doanh nghiệp, nhận thức rõ vai trò của BHXH, BHYT, BHTN và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động. Ngoài ra cũng kết hợp với các tổ chức này để có thể năm rõ số lượng lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp.

Thứ ba: Phân loại nợ tốt. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, thời gian và số lượng các doanh nghiệp nợ để từ đó sớm đưa ra các biện pháp thu hồi nợ một cách tích cực.

Thứ tư: tổ chức thu hồi nợ. Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp nợ bảo hiểm. Thêm vào đó, đa dạng hóa phương thức thu hồi nợ: như kết hợp với ngân hàng nơi những doanh nghiệp nợ gửi tiền để thực hiện thu hồi nợ, cương quyết xử lý những doanh nghiệp nợ lâu dài (nếu tên các doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng) và gửi hồ sơ lên Liên Đoàn Lao động để tiến hành xử lý theo pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý thu hồi nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)