Quy trình khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường học cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 42 - 45)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.3. Lý luận về khai thác và sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường

1.3.4. Quy trình khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường học cơ sở

Việc khai thác phương tiện, thiết bị dạy học thường qua các giai đoạn sau:

- Xác định mục tiêu khai thác: Phân tích các mục tiêu cần khai thác mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một quá trình dạy học:

+ Lĩnh vực nhận thức thể hiện qua các thông tin bằng lời hay hình ảnh hay kỹ năng trí tuệ.

+ Lĩnh vực tình cảm được hình thành tùy theo mức độ thay đổi bên trong hay tạo nên thái độ hay giá trị của cá nhân.

+ Lĩnh vực kỹ năng hành động có thể được thấy như sự tiến bộ điều phối các công việc được yêu cầu của người học

+ Lĩnh vực tương tác cá nhân gồm: tìm kiếm và khai thác thông tin, đề xuất, xây dựng và hỗ trợ, tổng kết.

- Xác định yếu tố người dạy và người học: các đặc tính của người dạy và các đặc tính thuộc về người học, môi trường nhà trường.

- Chuẩn bị: lựa chọn các phương tiện, trang thiết bị có sẵn hoặc các trang thiết bị không có sẵn. tuy nhiên cách tốt nhất là sử dụng các loại đã có sẵn để tiết kiệm cả về chi phí và thời gian.

+ Xác định mối quan hệ giữa phương tiện, trang thiết bị dạy học với các nội dung dạy học.

+ Soạn tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện, trang thiết bị dạy học.

- Triển khai gồm thử nghiệm và đánh giá về khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học.

1.3.4.2.Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học

Ở trường trung học cơ sở có nhiều loại phương tiện, thiết bị dạy học, cho nên các bước sử dụng phương tiện khác nhau là rất khác nhau. Dưới đây chỉ giới thiệu chung về các bước sử dụng trang thiết bị dạy học ở nhà trường trung học cơ sở hiện nay:

- Sử dụng vật thật

Giáo viên phải chọn lựa những vật thật có thể đưa vào lớp học và sử dụng đúng lúc ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học.

- Các thiết bị thí nghiệm

Tạo điều kiện cho sự nghiên cứu có hệ thống, trực quan các hiện tượng, quá trình vật lí hình thành các khái niệm, nghiên cứu các định luật một cách trực tiếp.

+Các thiết bị thí nghiệm biểu diễn Đủ lớn.

Kết quả thu được chính xác.

+Các thiết bị thực hành Sử dụng đơn giản bằng tay Việc lắp ráp ít tốn thời gian

Dễ dàng phối hợp, thay đổi các chi tiết

Các dụng cụ đều vững chắc, an toàn và đẹp về hình thức. - Sử dụng mô hình vật chất

Các mô hình vật chất giữ vai trò quan trọng trong dạy học. Chúng sử dụng để minh họa, trực quan hóa các mô hình lý tưởng.

Các mô hình sử dụng trong dạy học có thể là mô hình tĩnh, mô hình động, mô hình phẳng hoặc mô hình không gian.

Sử dụng mô hình vật chất giúp cho học sinh làm quen với một trong các phương pháp nghiên cứu mô hình.

- Sử dụng tranh ảnh và bản vẽ có sẵn

Tranh ảnh và các bản vẽ sẵn trên giấy, trên tấm bản trong là một phương tiện dạy học giúp cho sự mô tả các đối tượng, hiện tượng vừa sinh động, vừa tốn ít thời gian trên lớp.

Người ta thường sử dụng các bản vẽ trong trong những trường hợp sau đây:

Thông tin cần trình bày nhiều.

Khi nghiên cứu các thiết bị kỹ thuật hoặc xét các hiện tượng cần có sự xuất hiện dần dần từng bộ phận trước mắt học sinh, người ta thường dùng các bản trong vẽ riêng từng bộ phận và xếp dần lên nhau trong quá trình nghiên cứu.

Trong tiết học có sử dụng các tranh ảnh và bản vẽ sẵn, cần lưu ý: chỉ treo chúng lên khi cần thiết và sau khi dùng xong, cần cất đi ngay tránh sự phân tán chú ý của học sinh.

- Sử dụng tài liệu in + Sách giáo khoa

Sách giáo khoa là một trong những phương tiện dạy học quan trọng của dạy học ở trường phổ thông và thực hiện đồng thời hai chức năng: là phương tiện làm việc của học sinh và là phương tiện hỗ trợ giáo viên hiểu và thực hiện chương trình dạy học đã quy định.

Để học sinh làm việc có hiệu quả với sách giáo khoa nói riêng với tài liệu in nói chung, điều quan trọng là phải bồi dưỡng cho học sinh năng lực sau:

Tìm thông tin (thông qua mục lục)

Tiếp nhận thông tin (đọc các đoạn văn, xem hình vẽ, tra cứu số liệu… trong sách) Định hình thông tin (gia công thành các ý, gạch chân những ý quan trọng) Chế biến thông tin theo mục đích đặt ra.

Vận dụng thông tin trong phạm vi nhất định (thảo luận, báo cáo).

Việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, giáo viên cần chú ý:

Sự chuẩn bị của học sinh để làm việc với sách giáo khoa là yếu tố quan trọng, giáo viên phải giao cho học sinh dưới dạng một nhiệm vụ học tập (trả lời các câu hỏi), kích thích học sinh làm việc với sách giáo khoa (tìm, tiếp nhận và chế biến thông tin)

Trong giai đoạn mỗi học sinh làm việc tự lực trực tiếp với sách giáo khoa, giáo viên phải lưu ý học sinh thâu tóm nội dung của đoạn sách giáo khoa, rút ra những phát biểu cô đọng (các câu trả lời) cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ở giai đoạn đánh giá kết quả làm việc với sách giáo khoa của học sinh, giáo viên phải kiên nhẫn sửa chữa những cái sai, bổ sung những cái chưa đầy đủ.

+ Sách bài tập

Cũng như sách giáo khoa sách bài tập là phương tiện học tập cơ bản, bởi vì giải bài tập là một trong những phương pháp dạy học cần thiết để rèn luyện cho học sinh kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

+ Sách hướng dẫn thí nghiệm

Sách hướng dẫn thí nghiệm bao gồm một hệ thống các bài thí nghiệm thực hành sau khi học sinh đã học xong phần lý thuyết. Việc thực hiện các bài thí nghiệm thực hành thúc đẩy tính tự lực cao của học sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w