Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
2.4. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan tới việc xây dựng,
tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở
1 điểm ≤ ĐTB ≤ 3 điểm
TT Các yếu tố ảnh hưởng
Các yếu tố chủ quan
1. Sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý của Ban Giám
hiệu nhà trường
2. Cán bộ phụ trách trang thiết bị có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ,
tay nghề, nhiệt tình và có trách nhiệm
3. Giáo viên quan tâm và thể hiện hành động tích cực xây dựng, tìm kiếm,
sáng chế đồ dùng dạy học, sử dụng có kết quả trang thiết bị dạy học
4. Học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng, sử dụng
phương tiện, bảo quản trang thiết bị học tập Điểm trung bình Các yếu tố khách quan
1. Sự quan tâm của các cấp quản lý lãnh đạo ở địa phương, ngành giáo
dục tạo mọi điều kiện kinh phí đầu tư, đào tạo bồi dưỡng cán bộ thiết bị dạy học cho nhà trường
2. Sự đóng góp của xã hội, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cha mẹ học
sinh về phương tiện, điều kiện, trang thiết bị dạy học
3. Cơ chế, chính sách của nhà nước, của các Bộ, ngành có liên quan,
tạo điều kiện phát huy và tự chủ trong công tác thiết bị trường học Điểm trung bình
Trên cơ sở các kết quả thu được từ khảo sát nhận thức của các khách thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở địa bàn huyện Ninh Giang cho thấy yếu tố chủ quan và khách quan đồng thời có mức độ ảnh hưởng rất rõ rệt, trong đó các yếu tố khách quan có kết quả ĐTB = 2,78 rõ nét hơn so với mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ĐTB = 2,73. Với kết quả này chứng tỏ được sự quan tâm đến mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở các trường trung học cơ sở.
- Về các yếu tố chủ quan: Các yếu tố được đánh giá cao nhưng nổi bật là “Sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường”
với (ĐTB = 2,79, ĐLC = 0,18). Việc khai thác các trang thiết bị, phương tiện dạy học tại các trường trước hết phụ thuộc trực tiếp sự chỉ đạo của cán bộ quản lý, với các trường cán bộ quản lý năng động, mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh sẽ chú ý đến việc khai thác, sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng dạy học.
Đồng thời với những ảnh hưởng từ phía cán bộ quản lý thì ảnh hưởng của các yếu tố “Cán bộ phụ trách trang thiết bị có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, nhiệt tình và có trách nhiệm” (ĐTB = 2,75, ĐLC = 0,22) và “Giáo viên quan tâm và thể hiện hành động tích cực xây dựng, tìm kiếm, sáng chế đồ dùng dạy học, sử dụng có kết quả trang thiết bị dạy học” (ĐTB = 2,72, ĐLC = 0,21). Có thể khẳng định đồng thời thời với sự chủ động của Ban Giám hiệu nhà trường thì vai trò của cán bộ thư viện trường học với kinh nghiệm, trình độ, năng lực quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học cũng như ảnh hưởng từ phía giáo viên góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trang thiết bị dạy học.
Ảnh hưởng từ học sinh trong sử dụng cũng như bảo quản trang thiết bị khs rõ ràng, có thể thấy điều này từ yếu tố “Học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng, sử dụng phương tiện, bảo quản trang thiết bị học tập” (ĐTB = 2,76, ĐLC = 0,30). Việc học sinh sử dụng trang thiết bị dạy học vào hoạt động học trong và ngoài giờ học có hiệu quả nhiều hay ít đều có ảnh hưởng đến vai trò quản lý của nhà trường cũng như của đội ngũ cán bộ thiết bị trường học.
- Về các yếu tố khách quan có sự ảnh hưởng nội trội (ĐTB = 2,78, ĐLC = 0,19) so với mức độ ảnh hưởng từ các yếu tố chủ quan. Trong quá trình quản lý việc khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học cần chú ý đồng thời các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan song nhấn mạnh và tập trung và các yếu tố khách quan.
Trong số các yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến quản lý việc khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học thì yếu tố “Sự quan tâm của các cấp quản lý lãnh đạo ở địa phương, ngành giáo dục tạo mọi điều kiện kinh phí đầu tư, đào tạo bồi dưỡng cán bộ thiết bị dạy học cho nhà trường” và “Cơ chế, chính sách của nhà nước, của các Bộ, ngành có liên quan, tạo điều kiện phát huy và tự chủ trong công tác thiết bị trường học” với điểm trung bình > 2,80. Có nghĩa các cấp quản lý cũng như cơ chế, chính sách quản lý khai thác và sử dụng thiết bị dạy học giữ vai trò quyết định, tạo nên sự ảnh hưởng toàn diện. Cho nên hiệu quả quản lý việc khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học vào hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giảng phụ thuộc phần lớn vào sự quản lý của các cấp và cơ chế, chính sách từ việc xây dựng trường chuẩn đến xây dựng hệ thống trang thiết bị phục vụ dạy học.
Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Sự đóng góp của xã hội, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cha mẹ học sinh về phương tiện, điều kiện, trang thiết bị dạy học” ít hơn so với hai yếu tố trên song ở mức rất cao (ĐTB = 2,69). Thực tế công tác xã hội hóa cơ sở vật chất trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nói chung và công tác xã hội hóa trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế, chưa huy động được sự tham gia của người dân, nếu hoạt động này được thực hiện sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy các trường đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn và xây dựng hệ thống trang thiết bị dạy học có hiệu quả.
Như vậy, các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng rất cao đến quản lý khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học. Về phía chủ quan, yếu tố sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường và về phía khách quan yếu tố sự quan tâm của các cấp quản lý lãnh đạo ở địa phương, ngành giáo dục tạo mọi điều kiện kinh phí đầu tư, đào tạo bồi dưỡng cán bộ thiết bị dạy học cho nhà trường có mức ảnh hưởng nhiều nhất.
Tiểu kết chương 2
Nhìn chung các thuận lợi trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở tương đối thấp, trong đó nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước, từ công tác xã hội hóa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hệ thống trang thiết bị dạy và học và rào cản lớn nhất là chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho về cơ sở vật chất cho công tác thiết bị dạy học.
Đánh giá vai trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học tuy đạt được yêu cầu giúp cho việc học đi đôi với hành, khắc sâu và cụ thể hóa kiến thức lý thuyết nhưng đánh giá về tầm quan trọng trong thực hiện tiêu chí phấn đấu trường chuẩn quốc gia chưa tương xứng.
Thực hiện công việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học thiếu tính đồng bộ, trong đó yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị, thư viện trường học chưa được quan tâm thường xuyên.
Thực trạng quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ. Quản lý việc lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học khá hiệu quả về lập kế hoạch tổng thể của nhà trường, kế hoạch từng năm học nhưng kế hoạch bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung phương tiện, trang thiết bị dạy học và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thiết bị trường học thiếu tính đồng bộ nên kết quả không cao.
Tổ chức thực hiện kế hoạch với yêu cầu xây dựng và thực hiện các quy định về việc khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện, trang thiết bị dạy học khá tốt nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác trang thiết bị dạy học và tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo quản trang thiết bị đôi khi còn bị buông lỏng. Việc quản lý của Hiệu trưởng đối với khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học được tiến hành thường xuyên, khá chặt chẽ.
Quản lý kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học còn yếu ở nhiều khâu, trọng tâm là việc rút kinh nghiệm, hoàn thiện các biện pháp quản lý việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học còn chậm. Ngoài ra, trong nhận
thức về sử dụng trang thiết bị cũng như khâu quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học chưa có sự thống nhất giữa cán bộ quản lý với nhóm sử dụng và giáo viên.
Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở rất rõ. Cụ thể, yếu tố chủ quan ảnh hưởng rõ nhất là sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường và về phía khách quan là yếu tố sự quan tâm của các cấp quản lý lãnh đạo ở địa phương, ngành giáo dục tạo mọi điều kiện kinh phí đầu tư, đào tạo bồi dưỡng cán bộ thiết bị dạy học cho nhà trường. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều hơn so với ảnh hưởng từ các yếu tố chủ quan.
Chương 3