Về điều kiện tự nhiên, dân số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 61 - 102)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. Khái quát về huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, dân số

Vị trí địa lý: Ninh Giang là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, nằm bên bờ sông Luộc và tiếp giáp với các tỉnh lân cận là Thái Bình, Hải Phòng. Ninh Giang nằm ở đỉnh phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, vị trí khoảng 20043’vĩ Bắc,106024’ kinh Đông;

phía Nam giáp xã Thắng Thủy (Hải Phòng) qua sông Luộc, phía Bắc giáp xã Thống Kênh huyện Gia Lộc, Tây Giáp xã Hùng Sơn, huyện Thanh Miên phía Tây Nam giáp xã An Khê, phía Đông Giáp xã Hà Kỳ. Theo đường bộ Ninh Giang cách thành phố Hải Dương 29 km, Hà Nội 87 km.

Hành chính, dân số: Huyện có thị trấn Ninh Giang và 27 xã, dân số khoảng 150.000 người, diện tích tự nhiên 135,4 km².

Về Giao thông:

Đường bộ:

- Quốc lộ: Quốc lộ 37, Trục Bắc- Nam;

- Tỉnh lộ: Đường 396, 392.

Đường sông: Sông Luộc, Cửu An, Đĩnh Đào.

Hiện nay các tuyến đường qua sông đều đã xây dựng các cây cầu có kết cấu theo đường cấp 2, cấp 3 đồng bằng.

Giao thông nông thôn: 99% đã được bê tông hóa.

2.1.2. Tình hình giáo dục nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng

*Tình hình giáo dục nói chung

- Có 5 trường trung học phổ thông, 2 trung tâm.

+ 3 trường công lập;

+ 2 trường tư thục;

+ 1 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề;(Vừa sáp nhập với TTGDTX huyện Ninh Giang)

+ 1 Trung tâm giáo dục địa phương.

- Số học sinh trung học cơ sở khoảng gần 8.000 học sinh.

- Về cơ sở vật chất các trường học phổ thông: Đến nay tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng khối mầm non đạt 74,8%; tiểu học đạt 88,3%; trung học cơ sở đạt 100%;

trung học phổ thông đạt 100%. Toàn huyện có 55 trường học đạt chuẩn quốc gia (mầm non 14, tiểu học 24, trung học cơ sở 18, trung học phổ thông 2).

Tính đến giữa năm học 2017 - 2018, huyện Ninh Giang có 29 trường trung học cơ sở.

*Tình hình trung học cơ sở nói riêng

- Thực hiện kế hoạch phát triển: Duy trì 29 trường THCS với 252 lớp, trong đó

Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Đạt mức độ 3, Xóa mù chữ đạt mức độ 2.

Xếp loại hạnh kiểm, học lực: (Không tính học sinh khuyết tật 96 học sinh) Xếp loại hạnh kiểm

Chỉ tiêu Kết quả

Trong tổng số 7.569 học sinh, số lượng học sinh có hạnh kiểm tốt chiếm tỷ lệ khá cao. Ngược lại, vẫn còn một số học sinh có hạnh kiểm xếp loại trung bình (1,55%) và yếu (0,05%), tuy số lượng này không nhiều các trường cần cải tiến phương pháp dạy học, quản lý để không còn tình trạng học sinh xếp loại hạnh kiểm

50

Xếp loại học lực

Chỉ tiêu Kết quả

Số học sinh có kết quả học lực giỏi (24,6%) và khá (45,9%) là chủ yếu. Mặt khác, còn 0,03% học sinh có học lực kém và 2,77% học sinh xếp loại học lực trung bình và 26,7% học sinh xếp loại học lực trung bình. Chứng tỏ, năng lực thực hiện, năng lực thực tiễn ở người học còn những hạn chế nhất định.

Kết quả xét tốt nghiệp trung học cơ sở

Tổng số HS

Chỉ tiêu Kết quả

Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học cơ sở rất cao, trong đó xếp loại giỏi tới 26,1% và loại khá 46,5%. Tuy nhiên, số lượng học sinh có kết quả tốt nghiệp loại trung bình có số lượng khá lớn (27,4%). Điều này có thể liên quan đến việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học nhằm nâng cao năng lực người học, năng lực thực hành, năng lực thực tiễn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

*Tình hình cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở

Tính đến năm học 2017-2018 trên toàn địa bàn huyện có 29 trường trung học cơ sở, các trường đều được kiên cố hóa. Trong đó có 15 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia với đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học. Cơ cấu các khối công trình trong trường đều đảm bảo gồm:

Khu phòng học, phòng bộ môn; khu phục vụ học tập; khu văn phòng. Cụ thể:

Về địa điểm, diện tích 100% trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo dục, có tường bao quanh, có cổng trường và biển trường.Tổng diện tích sử dụng đủ theo tiêu chuẩn quy định.

51

Hiện nay nhiều trường có hệ thống cơ sở vật chất tương đối khang trang, đồng bộ và đang chờ xét công nhận đạt chuẩn quốc gia, hệ thống thư viện hiện đại phục vụ dạy và học như trường Trung học cơ sở Nghĩa An, Hồng Dụ, Hiệp Lực, Ứng Hòe...

đảm bảo tốt tiêu chuẩn về sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa; cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng...

2.1.3. Khái quát khảo sát thực trạng

a. Mục đích khảo sát: Phát hiện thực trạng trong công tác khai thác, sử dụng phương tiện thiết bị dạy học và quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang.

b. Nội dung khảo sát:

+ Những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

+ Đánh giá vai trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện thiết bị

dạy học.

+ Đánh giá mức độ thực hiện công việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện thiết bị dạy học.

+Đánh giá các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện thiết bị dạy học

ởcác trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương(theo bốn chức năng quản lí) c. Phương pháp khảo sát và phương pháp xử lý kết quả khảo sát

+ Phương pháp chuyên gia.(phụ lục 2) +Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.(phụ lục1) +Phương pháp quan sát.(phụ lục 3)

+Phương pháp phỏng vấn sâu(phụ lục 4) +Phương pháp khảo nghiệm.

+Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học với sự trợ giúp của SPSS.

d. Đối tượng và phạm vi khảo sát:

Gồm 261 khách thể, trong đó 86 cán bộ quản lý là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng các tổ chuyên môn; 123 giáo viên ở 17 trường trung học cơ sở;

riêng với cán bộ quản lý thư viện, thiết bị trường học gồm 52 cán bộ ở 29 trường

52

2.2. Thực trạng về khai thác sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

2.2.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở

a) Các thuận lợi

Bảng 2.1. Những thuận lợi trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở

1 điểm ≤ ĐTB ≤ 3 điểm

TT Các thuận lợi

1. Sự quan tâm lãnh đạo,

tạo điều kiện cho công tác này của Ban Giám hiệu nhà trường

2. Cán bộ thiết bị trường

học chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng có

năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm

3. Giáo viên nhà trường

tích cực tham gia xây dựng, khai thác sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học

4. Học sinh có ý thức, hành

vi giữ gìn, tiết kiệm, bảo vệ phương tiện, trang thiết bị dạy học

5. Kinh phí đầu tư của

Nhà nước, từ công tác xã hội hóa, địa phương dành đất cho xây dựng cơ bản các hạng mục

Trung trung bình

53

- Kết quả theo mẫu chung

Kết quả cho thấy việc xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang có những thuận lợi nhất định (ĐTB = 2,08, ĐLC = 0,48), tuy không cao song chứng tỏ được một số thuận lợi có tác động nhất định đến việc thực hiện xây dựng trường chuẩn cũng như nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

Trong năm thuận lợi cơ bản được đưa ra có hai thuận lợi nổi trội là “Cán bộ thiết bị trường học chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng có năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm” (ĐTB = 2,18, ĐLC = 0,46) và “Giáo viên nhà trường tích cực tham gia xây dựng, khai thác sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học” (ĐTB = 2,17, ĐLC = 0,17). Tiếp đến có thuận lợi “Sự quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện cho công tác này của Ban Giám hiệu nhà trường” (ĐTB = 2,14, ĐLC = 0,47) thể hiện tính chủ động của Ban Giám hiệu nhà trường trong quản lý khai thác phương tiện, thiết bị dạy học hiệu quả. Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý thiết bị trường học và vai trò của giáo viên thể hiện sự nổi trội, bởi đây là đội ngũ quản lý và sử dụng trực tiếp các trang thiết bị dạy học, đồng thời sự quan tâm của Giám hiệu nhà trường khẳng định được sự cam kết của các cấp lãnh đạo trong việc xây dựng các trường trung học cơ sở trên toàn địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia.

Bên cạnh những thuận lợi được đánh giá ở mức khá thì thuận lợi “Kinh phí đầu tư của Nhà nước, từ công tác xã hội hóa, địa phương dành đất cho xây dựng cơ bản các hạng mục công trình phục vụ dạy và học” kết quả thấp nhất ĐTB = 1,93 trong số năm thuận lợi. Việc đầu tư kinh phí từ các nguồn khác nhau cần được sử dụng hiệu quả nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc quản lý khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang đạt hiệu quả thiết thực.

Khẳng định về những thuận lợi, thầy giáo Bùi Anh Tuấn cán bộ Phòng Giáo dục cho rằng: “Ban Giám hiệu các trường, Phòng Giáo dục khá tích vực trong việc xây dự kế hoạch trường chuẩn đồng thời với việc đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất

phục vụ dạy và học, ngoài ra đội ngũ giáo viên có những tích cực tương đối rõ về sử khai thác, sử dụng phương tiện dạy học, nhất là trong thời gian gần đây Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ Giáo dục công bố thì các thuận lợi được các trường quan tâm nhiều hơn”.

- Kết quả theo loại khách thể

Kết quả đánh giá giữa cán bộ quản lý (ĐTB = 2,14, ĐLC= 0,46), giáo viên (ĐTB = 2,09, ĐLC= 0,45) và cán bộ thiết bị trường học (ĐTB = 2,02, ĐLC= 0,52) sự chênh lệch kết quả đánh giá không đáng kể. Cùng với đó, sự chênh lệch có sự tương đồng ở hầu hết trên từng biểu hiện thuận lợi, ngoại trừ “Cán bộ thiết bị trường học chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng có năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm”, nhóm cán bộ quản lý đánh giá cao nhất (ĐTB = 2,36), nổi trội so với đánh giá của giáo viên và cán bộ thiết bị trường học. Trong khi đó giáo viên đánh giá “Giáo viên nhà trường tích cực tham gia xây dựng, khai thác sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học” thể hiện sự nổi trội ĐTB = 2,28. Điều này chỉ ra bản thân giáo viên tự đánh giá có

thể bao quát được những điểm mạnh trong việc sử dụng trang thiết bị trong các giờ dạy.

Nhóm cán bộ thiết bị trường học cho rằng “Sự quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện cho công tác này của Ban Giám hiệu nhà trường” ĐTB = 2,17 có hiệu quả nhất.

Việc đánh giá những thuận lợi nổi trội giữa các nhóm khác thể là khác nhau, song về biểu hiện thuận lợi được đánh giá thấp khá thống nhất, tập trung vào “Kinh phí đầu tư của Nhà nước, từ công tác xã hội hóa, địa phương dành đất cho xây dựng cơ bản các hạng mục công trình phục vụ dạy và học”. Do vậy, trên thực tế tính hiệu quả về mặt này chưa cao và cần được quan tâm nhiều hơn, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang.

Minh họa ý kiến cho kết quả trên, đồng chí Nguyễn Thị Huyền cán bộ thư viện, thiết bị trường Trung học cơ sở Quang Hưng khẳng định: “Bản thân mỗi chúng tôi luôn ý thức về việc bảo quản trang thiết bị dạy học cũng như cách khai thác làm sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, một số trang thiết bị cũ cần được thay mới, nên đòi hỏi các cấp quan tân nhiều hơn”.

b) Các khó khăn

Bảng 2.2. Những khó khăn trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở

1 điểm ≤ ĐTB ≤ 3 điểm

TT Các khó khăn

1. Nguồn kinh phí

hẹp, chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho về cơ sở vật chất cho công tác thiết bị dạy học

2. Một số trang thiết bị,

phương tiện quá cũ, mua sắm chưa hợp, thiếu một số trang thiết bị cần thiết

3. Một số giáo viên ngại

sưu tầm, tìm kiếm, tự tạo các đồ dùng dạy học hoặc ngại sử dụng các trang thiết trong dạy học hoặc chưa thực sự kiệm, sử dụng chưa hiệu quả

4. Việc bảo quản trang

thiết bị từ phía cán bộ chuyên trách, giáo viên, học sinh chưa tốt Trung trung bình - Kết quả theo mẫu chung

Những khó khăn chiếm vụ trí đáng kể (ĐTB = 2,28, ĐLC = 0,48) so với những thuận lợi (ĐTB = 2,08, ĐLC = 0,48), trong đó có thể thấy khó khăn nổi trội ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả quản lý khai thác sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, đó là “Nguồn kinh phí hạn hẹp, chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho về cơ sở vật chất cho công tác thiết bị dạy học” (ĐTB = 2,46, ĐLC = 0,47) và “Một số trang thiết bị, phương tiện quá cũ, mua sắm chưa phù hợp, thiếu một số trang thiết bị cần thiết”, với ĐTB = 2,34, ĐLC = 0,45). Những khó khăn trên đều xuất phát từ lý do chính là nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc trang cấp cho các trường bị hạn chế.Các trường

56

công tác xã hội hóa về mặt này còn hạn chế. Nguồn kinh phí của các trường chủ yếu cho nhiều nội dung hoạt động chung của các trường. Do vậy,khi các trang thiết bị dạy học cũ khó có điều kiện để thay thế hoặc mua sắm mới, gây nên việc thiếu phương tiện dạy học ở các trường hiện khá phổ biến.

Cùng với những khó khăn chiếm vị trí nổi bật như trên thì hai khó khăn còn lại là “Một số giáo viên ngại sưu tầm, tìm kiếm, tự tạo các đồ dùng dạy học hoặc ngại sử dụng các trang thiết bị trong dạy học hoặc chưa thực sự tiết kiệm, sử dụng chưa hiệu quả” ĐTB = 2,19 và “Việc bảo quản trang thiết bị từ phía cán bộ chuyên trách, giáo viên, học sinh chưa tốt” ĐTB = 2,12, ở mức trung bình song đều có ảnh hưởng đến quản lý khai thác và sử dụng phương tiện dạy học. Như vậy là sự chủ động trong việc sưu tầm, bảo quản trang thiết bị dạy học của giáo viên và cán bộ thư viện còn những hạn chế nhất định.Nếu như những biểu hiện này được cải thiện thì việc quản lý khai thác thiết bị trường học có thể được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc nâng cao kết quả dạy học ở trường trung học cơ sở.

- Kết quả theo loại khách thể

Có sự tương đồng trong kết quả đánh giá việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang giữa giáo viên (ĐTB

= 2,29, ĐLC = 0,44) với đánh giá của cán bộ thiết bị trường học (ĐTB = 2,30, ĐLC = 0,53). Có thể hai nhóm này thường xuyên sử dụng cũng như trực tiếp quản lý trang thiết bị dạy học nên nắm rõ những hạn chế hơn so với đánh giá của cán bộ quản lý (ĐTB = 2,24, ĐLC = 0,46). Ngoài ra, việc đánh giá khó khăn nổi trội có sự tương đồng giữa ba nhóm khách thể về “Nguồn kinh phí hạn hẹp, chưa có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất cho công tác thiết bị dạy học”. Cả ba nhóm đều nhận thức khá rõ khó khăn và là cản trở lớn nhất chính là ngồn kinh phí từ việc trang cấp và kinh phí của các trường luôn trong trạng thái hạn hẹn hẹp nên hầu như các trường chưa có đủ trang thiết bị phục vụ dạy học, ngoại trừ hai trường đã đạt chuẩn.

Một khó khăn khác cũng được đánh giá sát thực tế là “Việc bảo quản trang thiết bị từ phía cán bộ chuyên trách, giáo viên, học sinh chưa tốt” ở cả giáo viên, cán bộ quản lý và cán bộ thiết bị trường học. Tuy nhiên, các cán bộ thiết bị trường học, giáo viên có ý thức và trách nhiệm khá tốt việc xây dựng, khai thác, bảo quản trang thiết bị, nhiều giáo viên có những cải tiến trong việc sử dụng các thiết bị dạy học và được cấp cấp đánh giá cao, đây là thực tế cần khuyến khích trong việc sử dụng đồ dùng dạy học ở các trường trung học cơ sở.

Minh họa ý kiến về những khó khăn trên, đồng chí Nguyễn Thị Loan cán bộ thư viện, thiết bị trường Trung học cơ sở Thành Nhân cho rằng “Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác và sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện nay chính là nhiều trang thiết bị đã cũ nên tính năng hạn chế, hơn nữa việc trang cấp mới cũng hạn chế do nguồn kinh phí của nhà trường, từ trang cấp chưa đảm bảo”.

Tóm lại, khó khăn lớn nhất đối với việc quản lý khai thác trang thiết bị dạy học ở các trường hiện chính là nguồn kinh phí và nhiều trang thiết bị đã cũ, chưa được thay thế, sửa chữa. Các cán bộ thiết bị trường học, giáo viên có ý thức và trách nhiệm tương đối tốt trong sử dụng và bảo quản đồ dùng, phương tiện dạy học nhưng còn những bất cập cần khắc phục.

2.2.2. Đánh giá vai trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học

Bảng 2.3. Vai trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học

1 điểm ≤ ĐTB ≤ 3 điểm

TT Vai trò, tác dụng

1. Giúp cho việc học đi đôi với hành, khắc sâu và cụ thể hóa kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành môn học, chống dạy học chay 2. Gây hứng thú trong dạy học, làm

cho việc dạy thêm hấp dẫn, giúp giáo viên, học sinh yêu thích môn học hơn

3. Góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh

4. Rèn luyện kỹ năng sử dụng phương tiện, trang thiết bị cho giáo viên và học sinh trong các môn học

5. Khuyến khích giáo viên, học sinh tìm tòi, phát huy sáng kiến tìm kiếm, xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 61 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w