Kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 92 - 95)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

2.3. Thực trạng quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường THCS Huyện Ninh Giang

2.3.4. Kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học

TT

1. Thường xuyên kiểm tra, đánh

giá số lượng, chất lượng các trang thiết bị dạy học

2. Kiểm tra việc giáo viên, học

sinh

tầm, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học

3. Kiểm

phương tiện, trang thiết bị dạy học

4. Động viên, khen thưởng, nhắc nhở,

uốn nắn cán bộ giáo viên về quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học

5. Rút kinh nghiệm, hoàn thiện các

biện

- Kết quả chung:

Có thể thấy việc kiểm tra, đánh giá công tác quản lý thiết bị dạy học tương đối thấp trên mẫu chung (ĐTB = 1,92, ĐLC = 0,51) cũng như trên từng công việc quản lý cụ thể.

Công viêc quản lý được đánh giá trội nhất là “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng các trang thiết bị dạy học” với ĐTB = 2,00. Đây là công việc hệ trọng liên quan trực tiếp đến việc khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học hiệu quả nhất, giúp cho việc dạy học đảm bảo tiếp cận năng lực học tập của học sinh, song thực thế việc này có được thực hiện nhưng chưa thường xuyên. Minh họa cho thực trạng này, đồng chí Trần Thị Thúy thành viên Ban Giám hiệu được phân công phụ trách trực tiếp thư viện, thiết bị trường học trường Trung học cơ sở Hồng Phúc cho biết “Chúng tôi luôn ý thức được việc này nhưng trong những năm qua nhà trường cần dành kinh phí ưu tiên cho nhiều hạng mục để xây dựng trường chuẩn quốc gia, tất nhiên chiến lược quan trọng nhất là nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Bên cạnh đó số lượng các đồ dùng dạy học chưa nhiều nên các hoạt động kiểm tra, đánh giá các trang thiết bị dạy học chưa thực sự được ưu tiên đúng mức”.

Công việc “Rút kinh nghiệm, hoàn thiện các biện pháp quản lý việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học” được đánh giá thấp nhất (ĐTB

= 1,83, ĐLC = 0,47). Chính vì nhà trường một mặt đang tích cực chuẩn bị cho việc xây dựng trường chuẩn, đồng thời chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được Bộ Giáo dục thông quan ngày 27 tháng 7 năm 2017 nên việc rút kinh nghiệm về việc quản lý, khai thác thiết bị dạy học có thể ít được coi trọng.Do vậy các công việc như kiểm tra việc giáo viên, học sinh tham gia xây dựng, sưu tầm, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học và kiểm tra, thanh lý, bổ sung, phương tiện, thiết bị dạy học chưa được quan tâm đúng mức, có ảnh hưởng đến kết quả dạy học cũng như thực hiện các nội dung dạy học hiện hành.

- Kết quả theo loại khách thể:

Dựa trên các kết quả thu được từ khảo sát chỉ ra nhóm khách thể cán bộ quản lý thiết bị dạy học tự đánh giá về công việc phụ trách cao nhất (ĐTB = 2,03, ĐLC = 0,48), trội hơn rõ rệt so với đánh giá của cán bộ quản lý (ĐTB = 1,88) và đánh giá của giáo viên (ĐTB = 1,85). Tuy nhiên, xem xét kết quả đánh giá trên từng công việc cụ thể của mỗi nhóm khách thể có kết quả khác nhau.

Nhóm khách thể cán bộ quản lý cho rằng công việc “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng các trang thiết bị dạy học” đạt kết quả tốt nhất, với ĐTB = 1,98, trong khi đó giáo viên cho rằng công việc “Kiểm tra việc giáo viên, học sinh tham gia xây dựng, sưu tầm, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học” trội hơn (ĐTB = 2,01) và đối với cán bộ quản lý thiết bị trường học khẳng định “Kiểm tra, thanh lý, bổ sung, phương tiện, trang thiết bị dạy học” đạt hiệu quả tốt nhất (2,11). Sự không thống nhất trong kết quả đánh giá trên có thể được giải quyết qua việc nâng cao chất lượng các công việc quản lý việc khai thác, sử dụng các trang thiết bị dạy học của Ban Giám hiệu, nhằm tạo sự tương đồng trong nhận thức và hành động, thực hiện tốt việc dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh, đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời có thể thấy cách tiếp cận trong đánh giá ở đây thường thiên về các công việc mà mỗi nhóm phụ trách, nên cách nhìn nhận về hiệu quả quản lý có

phần khác nhau nên việc thực hiện sẽ thiên theo hướng tiếp cận riêng mà chưa quan tâm sâu vào tiếp cận chung là quản lý khai thác phương tiện dạy học hiệu quả nhất.

Như vậy, đánh giá chung ở mức trung bình, hiệu quả thực hiện công việc kiểm tra, đánh giá công tác quản lý thiết bị dạy học chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn. Công việc kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng các trang thiết bị dạy học được chú trọng nhất nhưng kết quả không cao và đánh giá giữa các nhóm khách thể về những công việc được quản lý tốt nhất chưa có sự thống nhất cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w