Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại tại acleda campuchia luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Chất lượng của nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến quản trị RRTD của ngân hàng thương mại. Nguồn nhân lực tác động đến quản trị rủi ro của ngân hàng bao gồm cả ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro và toàn bộ cán bộ của ngân hàng.

Trước hết, quản trị rủi ro chỉ có thể được thực hiện tốt xuất phát từ quan điểm, sự ưu tiên và được quyết định bởi ban lãnh đạo ngân hàng. Không ít cán bộ lãnh đạo ngân hàng có quan niệm sai lầm về rủi ro và quản trị rủi ro và không thể phân biệt được rủi ro đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng hay đối với vị trí cụ thể của bản thân trong ngân hàng.

Một số nhà lãnh đạo lại luôn “chạy trốn rủi ro” bởi cho rằng như thế mới là an toàn, hoạt động của các ngân hàng được lãnh đạo quản lý bởi như vậy không còn phù hợp với kinh tế thời nay. Nhận thức và quan điểm đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng là yếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

Tiếp theo, chất lượng đội ngũ cán bộ của phòng quản trị rủi ro, những cán bộ tác nghiệp trực tiếp thực hiện nhận biết, xác định, phân tích và đo lường rủi ro, tạo cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh và kiểm soát rủi ro. Chất lượng chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của các bộ thuộc bộ phận này trực tiếp quyết định đến hiệu quả năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại.

Cuối cùng là chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc tại các phòng ban chuyên môn rất quan trọng bởi vì họ chính là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh, đối mặt và chịu đựng tổn thất khi xảy ra rủi ro. Những kỹ năng, kinh

30

nghiệm và tác nghiệp của những cán bộ này là không thể thiếu được trong hoạt động quản trị rủi ro và nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

1.2.3.2. Năng lực tài chính của ngân hàng

Năng lực tài chính tốt cho phép các ngân hàng thương mại có khả năng tiến hành các hoạt động kinh doanh đa dạng phong phú, do vậy không những có thể giảm thiểu rủi ro mà còn có khả năng chấp nhận tổn thất rủi ro bằng vốn chủ sở hữu và quỹ dự phòng rủi ro trích lập. Với ý nghĩa đó, năng lực tài chính của ngân hàng là một nhân tố quan trọng tác động đến năng lực quản trị rủi ro được đánh giá trên hai khía cạnh: quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

1 - Quy mô vốn chủ sở hữu

Quy mô vốn chủ sở hữu lớn thì khả năng huy động nguồn vốn của ngân hàng sẽ lớn, nguồn vốn lớn sẽ cho phép ngân hàng hoạt động với quy mô lớn và đa dạng hoá. Quy mô vốn chủ sở hữu lớn đồng thời cũng là khả năng chống đỡ rủi ro tốt.

Khi rủi ro xảy ra, các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bởi trước tiên là quỹ dự phòng rủi ro, sau đó là lợi nhuận tích lũy và cuối cùng là vốn chủ sở hữu.

Các ngân hàng với quy mô vốn lớn luôn có uy tín cao và được khách hàng tin cậy nhiều hơn do đó là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra với quy mô vốn chủ sở hữu lớn, các ngân hàng luôn có khả năng hoàn thiện các điều kiện khác phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro có hiệu quả.

2 - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là quy định chung đối với các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo an toàn chung cho cả hệ thống ngân hàng. Theo Basel II (2006), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định như sau:

CAR = (Vốn tự có /Tài sản Có rủi ro)*100% ≥ 8%

Như vậy để đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định, các ngân hàng thương mại đã có khả năng chống đỡ rủi ro ở mức độ nhất định. Nói cách khác chấp hành tốt quy định này tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại.

31

1.2.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng

Đây là nhân tố bao hàm những trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng có thể có được hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật cho phép theo dõi thường xuyên, dự báo chính xác và đầy đủ về xu hướng vận động của nền kinh tế. Từ đó có thể đo lường về mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp để chủ động và kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ còn tác động lớn đến năng suất lao động và chất lượng của các cán bộ công nhân viên ngân hàng. Không có trang thiết bị cần thiết và các phần mềm tương ứng, việc áp dụng các mô hình định lượng để ra quyết định sẽ không thể thực hiện. Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn góp phần làm tăng tính thông suốt của hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng và kết nối ngân hàng với thị trường tài chính trong nước và quốc tế, cho phép thực hiện các nghiệp vụ giao dịch kinh doanh và phòng chống rủi ro một cách hiệu quả nhất.

1.2.3.4. Môi trường kinh tế xã hội và kinh doanh

Dù các ngân hàng có đầy đủ khả năng về nguồn nhân tài vật lực và các yếu tố chủ quan khác nhưng môi trường pháp lý, kinh tế xã hội không thuận lợi thì năng lực quản trị rủi ro dù được đánh giá cao cũng không thể trở thành hiện thực và đóng góp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và tiền tệ liên ngân hàng nói riêng là yếu tố quan trọng thư hai đối với việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại. Hầu hết các hoạt động của các ngân hàng thương mại đều có quan hệ với nhau và các ngân hàng thường xuyên giao dịch trên thị trường tiền tệ.

Những hoạt động của thị trường tiền tệ ngày nay trở thành điều kiện sống còn của các ngân hàng thương mại bởi lẽ thị trường này không chỉ là cơ sở hình thành lãi suất, tỷ giá mà còn là nơi đáp ứng nhu cầu về khả năng thanh toán và thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ phái sinh để phòng chống rủi ro.

Ngoài ra, trong điều kiện các nước đều thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế như hiện nay thì ảnh hưởng của thị trường quốc tế đến việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro càng mạnh mẽ hơn trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

32

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại tại acleda campuchia luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)