CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ACLEDA PLC
2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Acleda -
2.3.1 Kết quả đạt được
- Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp. Trong suốt giai đoạn 2015 – 2019, tỷ lệ nợ xấu của Acleda cao nhất là 2,21% vào năm 2017.
- Xây dựng và thực hiện quy trình cho vay riêng đối với từng đối tượng khách hàng, từng kỳ hạn. Điều này sẽ giúp Acleda phát hiện được những khách hàng, dự án có nhiều rủi ro, từ đó đưa ra quyết định né tránh, hay sử dụng các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro mà không ảnh hưởng đến những khách hàng có ít rủi ro hơn vì phải tuân thủ một quy trình kiểm tra chung.
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng tín nhiệm các khách hàng cho thấy hầu hết các doanh nghiệp này đều có mức tín nhiệm tốt.
- Phân cấp mức phán quyết cấp tín dụng chi tiết, cụ thể theo từng cấp lãnh đạo.
Việc phân cấp này đã giúp các cấp quản lý của Acleda vừa chủ động được trong hoạt động kinh doanh tín dụng theo phạm vi quyền hạn của mình, vừa giúp Acleda hạn chế được nhiều rủi ro tín dụng từ những khoản cho vay được quyết định bởi những lãnh đạo không đủ thẩm quyền và trách nhiệm.
55 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Ngoài những mặt thành công đã đạt được, công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Acleda vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể:
- Dư nợ cho vay của Acleda tập trung vào kỳ hạn trung dài hạn. Với kỳ hạn này Acleda sẽ thu được lãi suất cao hơn, tuy nhiên rủi ro cũng sẽ lớn hơn.
- Trong thực tế triển khai quy trình cho vay đối với khách hàng tại Acleda, một số khách hàng vay vốn được đánh giá rủi ro thấp hơn so với thực tế, trong quá trình vay vốn của Acleda đã bị phá sản.
- Một số tài sản đảm bảo không được theo dõi về tình trạng xuống cấp để thực hiện đánh giá lại tài sản đảm bảo nên đã gây khó khăn trong quá trình Acleda bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
- Những khoản nợ trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp phải xử lý bằng dự phòng rủi ro của Acleda trong 3 năm qua đều là những khoản nợ có tài sản đảm bảo, nhưng Acleda gặp khó khăn trong việc bán tài sản đó để thu hồi nợ, do thị trường tiêu thu hẹp, tài sản bị xuống cấp. Đối với các tài sản là bất động sản, thực tế việc xử lý tài sản loại này gặp nhiều khó khăn, thời gian xử lý chậm, làm phát sinh nhiều chi phí. Acleda có thể thỏa thuận để khách hàng tự bán tài sản, tuy nhiên khó khăn là người vay và người thế chấp không phải là một, đôi lúc xảy ra xung đột về quyền lợi, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý. Theo quy định nếu khách hàng không trả được nợ, Acleda có quyền xử lý tài sản bảo đảm nợ vay, nhưng thực tế Acleda là tổ chức kinh tế chứ không phải cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho mình để xử lý mà phải chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để tòa án xử lý qua con đường tố tụng, khởi kiện….
- Năm 2015, 2018 và 2019, Acleda chưa trích lập đủ dự phòng rủi ro tín dụng so với quy định, làm tăng rủi ro tín dụng cho Acleda do thiếu nguồn dự phòng để xử lý tình huống xấu nhất là không thu hồi được nợ.
- Acleda mới chỉ thực hiện các biện pháp để né tránh, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng, mà chưa thực hiện các biện pháp trung hòa hoặc chuyển giao rủi ro tín dụng để giảm rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất.
56 Nguyên nhân của hạn chế:
- Sự tuân thủ quy trình quản trị rủi ro của Acleda chưa được thực hiện nghiêm túc: Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, bước thẩm định tín dụng tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Những tài liệu của khách hàng cung cấp như giấy tờ pháp lý, phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hợp đồng kinh tế và các báo cáo tài chính của công ty mang tính chất đối phó và không minh bạch. Cán bộ tín dụng và thẩm định nếu như không nhạy bén và kiểm tra cụ thể, kỹ lưỡng dẫn đến gây tổn thất cho ngân hàng. Một vấn đề tồn tại ở đây là việc thẩm định tín dụng được giao cho một hoặc một số người thực hiện toàn bộ nội dung thẩm định. Cách này giúp cho quá trình thẩm định được đảm bảo tính liên tục và có hệ thống, tiết kiệm được chi phí và thời gian. Tuy nhiên lại mang tính chủ quan cao do phụ thuộc vào trình độ, bản lĩnh cán bộ thẩm định. Bên cạnh đó là các khâu khác của quy trình tín dụng vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các phòng tham gia trong hoạt động cấp tín dụng mà trong vấn đề hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn còn tồn tại dẫn đến tâm lý e ngại của các cán bộ có liên quan.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng chưa cao. Cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm thu thập thông tin cần thiết, vì vậy chất lượng cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khoản vay. Tuy hầu hết cán bộ tín dụng đều có trình độ đại học, nhưng ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần am hiểu các lĩnh vực khác. Mặt khác hầu hết cán bộ tín dụng đều rất trẻ nên thiếu thực tiễn kinh nghiệm và hiểu biết về các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi đó môi trường kinh doanh ngày càng biến động phức tạp đòi hỏi cán bộ tín dụng có khả năng phân tích tổng hợp rất rộng, dẫn đến hạn chế trong việc thẩm định khách hàng, làm giảm chất lượng thẩm định tín dụng. Mặt khác, số lượng cán bộ tín dụng và thẩm định còn hạn chế nên công tác thẩm định và theo dõi khoản vay sau khi giải ngân của Acleda chưa thực sự được chú trọng nên chưa kịp thời phát hiện rủi ro để chủ động thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
- Sự phân công cán bộ tín dụng thiếu hợp lý: Hiện nay, tại Acleda, mỗi cán bộ tín dụng được phân công một số lượng khách hàng cụ thể, thuộc nhiều lĩnh vực khác
57
nhau, phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng thẩm định, giám sát tín dụng, thì cán bộ tín dụng cần phải thực sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Việc cán bộ tín dụng phụ trách nhiều đối tượng khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có thể dẫn đến sự hạn chế trong kết quả thẩm định.
- Công tác kiểm soát nội bộ của Acleda chưa được thực hiện sát sao, dẫn tới không phát hiện được những vi phạm trong quy trình cho vay của các cán bộ tín dụng và thẩm định.
- Quy chế cho vay của NBC có nhiều điểm quy định thiếu cụ thể, nên khi triển khai thực hiện còn vướng mắc, còn nhiều cách hiểu khác nhau để dẫn đến rủi ro. Các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp còn nhiều bất cập, nhất là xác định quyền sở hữu các tài sản dùng để thế chấp.
Trên đây là một số những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Acleda. Acleda cần khắc phục những hạn chế này để hoàn thiện hơn nữa công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của mình.
Tóm tắt chương 2
Ở chương 2, tác giả đã mô tả tổng quan về tình hình hoạt động của Acleda, phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của Acleda theo những nội dung của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng được nêu ra ở chương 1. Từ đó tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được và những hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của Acleda, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp ở chương 3.
58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ACLEDA