CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ACLEDA PLC
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Acleda –
3.2.2 Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định
Về trình độ chuyên môn: Tất cả cán bộ tín dụng, thẩm định phải có năng lực
65
chuyên môn vững vàng, cũng như hiểu biết về tình hình kinh tế, xã hội, thị trường, pháp luật. Đồng thời, có khả năng đánh giá, nhìn nhận tốt, nắm bắt nhanh, sáng tạo những phương pháp thẩm định mới, nhanh nhạy, linh hoạt trong xử lý công việc, tình huống phát sinh, sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỗ trợ, khai thác xử lý thông tin.
Về đạo đức nghề nghiệp: Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh vững vàng và có ý thức tự rèn luyện, bồi dưỡng, góp sức mình vào sự phát triển của cơ quan. Cán bộ tín dụng nếu không có đạo đức nghề nghiệp tốt thì mọi tiêu chuẩn khác sẽ không có giá trị vì dễ bị vật chất cám dỗ dẫn đến đưa ra những quyết định sai lệch với sự thật là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu phát sinh.
Để nâng cao được chất lượng cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định, Acleda cần chú trọng đầu tiên tới khâu tuyển dụng cán bộ, trong tuyển dụng phải thực hiện khách quan, vô tư, tuyển dụng những cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định thực sự có trình độ, từ đó xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định có nền tảng chuyên môn cao.
Ngân hàng cần phải xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự thật hợp lý, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút được nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lượng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì việc tăng trưởng tín dụng hàng ngày không đồng bộ với số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định phụ trách sẽ dễ dẫn đến có nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Số lượng cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định có kinh nghiệm hiện nay tại Acleda còn thiếu, trong khi đó các ngân hàng mới thành lập lại thu hút nhân sự với chính sách đãi ngộ tốt hơn.
Bên cạnh đó, Acleda cần mở rộng các lớp tập huấn nghiệp vụ và chuyên môn sâu về tín dụng ngành nghề, về pháp luật, thị trường và môi trường kinh doanh nhằm giúp công tác tín dụng đạt kết quả tốt và mang lại hiệu quả cao hơn, cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài để đáp ứng yêu cầu khi ngân hàng hội nhập thế giới.
Ngoài việc quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân viên, Acleda phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn, có thái độ rõ ràng
66
hơn đối với cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định của mình:
Một là, về năng lực công tác yêu cầu mỗi cán bộ không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.
Hai là, về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định phải luôn tự tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao phải gương mẫu trong thực hiện các quy chế cho vay, quy định về bảo đảm tiền vay, quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD để xử lý rủi ro trong hoạt động của Acleda và các văn bản có liên quan khác. Có như vậy, không những giữ vững được phẩm chất đạo đức mà ý thức trách nhiệm cũng được nâng lên, xử lý công việc hiệu quả hơn, khắc phục được tư tưởng ỷ lại, trông chờ, tạo ra chuyển biến tích cực trong quản lý.
Đối với nhân viên lâu năm cũng như mới tuyển dụng, lãnh đạo Acleda cũng cần định hướng rõ cho họ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu, học tập để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và kiến thức xã hội khác, gắn lý luận với thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả khi tiến hành cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, đảm bảo sự đồng đều trong chất lượng của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định trong toàn Ngân hàng.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, Acleda cần đào tạo thêm cho cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định sử dụng thành thạo kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều tra, phân tích, đàm phán, thương thuyết với khách hàng thông qua việc tổ chức thường xuyên các khoá đào tạo kỹ năng mềm ngắn hạn do những cá nhân, tổ chức có chuyên môn sâu, uy tín trên lĩnh vực kỹ năng đó giảng dạy trực tiếp.
Ngoài ra, Acleda cũng cần kiện toàn công tác sử dụng, phân phối cán bộ công nhân viên:
+ Tùy theo chức năng nhiệm vụ của từng vị trí, phòng ban công tác được phân công trong hoạt động tín dụng mà người cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định có những tiêu chuẩn riêng phù hợp. Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách
67
hàng để giảm trừ những tiêu cực do mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.
+ Xu hướng hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn. Các dự án, phương án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn, thị trường diễn biến thất thường và tính cạnh tranh ngày càng cao. Do đó, công tác thẩm định lại càng quan trọng hơn trước khi quyết định cho vay. Việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của khách hàng. Để chất lượng thẩm định dự án, phương án đạt chất lượng cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ thẩm định, nên bố trí cán bộ thành các nhóm khác nhau phụ trách thẩm định cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau, từ đó tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định có thể có kiến thức sâu hơn về ngành nghề mà mình đang tiến hành thẩm định cho vay, nâng cao được chất lượng thẩm định.