CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho Ngân hàng Acleda – Campuchia
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Vietcombank
Song song với tăng trưởng hoạt động kinh doanh, công tác quản lý rủi ro toàn hàng nói chung và quản lý rủi ro hoạt động, phòng chống rửa tiền nói riêng đều được Vietcombank triển khai tích cực. Hoạt động truyền thông, đào tạo được Vietcombank chú trọng để xây dựng văn hóa quản trị rủi ro hoạt động trong hệ thống.
Đào tạo theo hướng từ trên xuống: Hằng năm, Trung tâm đào tạo Vietcombank phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro hoạt động (QLRRHĐ) tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về các chính sách và công cụ mới về QLRRHĐ. Đối tượng của lớp đào tạo này là ban giám đốc, cán bộ đầu mối thực hiện công tác QLRRHĐ tại 106 Ngân hàng trên toàn hệ thống và đại diện của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các khu vực.
Các buổi đào tạo vừa kết hợp giữa cập nhật các chính sách, kiến thức mới, vừa hướng dẫn cách sử dụng báo cáo trên hệ thống Hồ sơ rủi ro (Risk profile). Đồng thời, chương trình còn có trao đổi, thảo luận các tình huống, sự kiện RRHĐ thực tế diễn ra tại Vietcombank cũng như các ngân hàng thương mại khác nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm tại đơn vị.
Thực hiện công tác đào tạo phù hợp với từng cấp độ và vị trí công việc, Trung tâm đào tạo VCB cũng đã thực hiện các lớp đào tạo về QLRRHĐ cho cán bộ nguồn/mới bổ nhiệm vị trí Trưởng/Phó Phòng tại ngân hàng. Bên cạnh đó, hình thức đào tạo e-learning dành cho cán bộ mới cũng được cập nhật nhằm phản ánh các chính sách, công cụ mới của QLRRHĐ cũng như các lỗi tác nghiệp/rủi ro tiềm ẩn theo từng vị trí. Ngoài ra, lúc nào có quy trình mới có liên quan đến hoạt động ngân hàng, các Phòng ban tại Trụ sở chính VCB đều triển khai đào tạo cán bộ thông qua cầu truyền hình trực tuyến.
Đào tạo theo nhu cầu của các đơn vị
Bên cạnh các hình thức đào tạo tập trung mang tính định hướng từ trên xuống, Trung tâm đào tạo VCB cũng thực hiện các khóa đào tạo theo yêu cầu riêng tại một số ngân hàng/đơn vị trong hệ thống.
33
Việc tổ chức đào tạo tại các ngân hàng với mục tiêu lắng nghe phản hồi trong thực tế triển khai các chính sách mới về QLRRHĐ; Mặc dù hầu hết các buổi trao đổi/đào tạo diễn ra ngoài giờ làm việc (vào ngày thứ bảy) nhưng các ngân hàng đã tham gia rất nhiệt tình, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến có giá trị thực tiễn cao để Phòng QLRRHĐ tiếp tục có những nghiên cứu, sửa đổi, ban hành các công cụ hỗ trợ đơn vị kinh doanh để kiểm soát RRHĐ và giảm thiểu tổn thất; cung cấp thêm các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn nhưng lại được quản trị rủi ro cao hơn cho khách hàng cũng như Vietcombank trong thời gian tới.
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng ANZ (Australia)
ANZ là một trong những Ngân hàng hàng đầu của Úc, với tài sản trị giá 507 tỷ USD vào năm 2009 và có hơn 30.000 nhân viên trên khắp các Châu lục. Đặc điểm công tác quản trị rủi ro tín dụng của ANZ như sau:
- Đo lường rủi ro định lượng
Do đã xây dựng được hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lường tín dụng nội bộ và mô hình RAROC:
+ Mô hình đo lường tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng mô hình này theo quy trình chung theo quy định của Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của người vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor, và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của Basel II;
+ Mô hình Raroc: Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp Raroc và xem đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp Raroc đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi và chỉ khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu lớn hơn sẽ được thông qua;
- Tổ chức quản trị rủi ro tập trung
ANZ đo lường rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung. Thứ nhất, mọi quyết định về chiến lược quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị.
34
Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng (Business unit), Bộ phận Quản trị rủi ro (Relative Credit group), Bộ phận quản trị nợ (Debt Department). Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.
- Kiểm soát rủi ro tín dụng kép
ANZ hoạt động trong một thị trường tài chính phát triển qua nhiều thập kỉ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đều được giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trường. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ.
Ngoài ra, ANZ còn chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó có: (i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khấc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra; (ii) Hoạt động "kiểm tra thử khủng hoảng" được thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi rọ, chính sách giá phù hợp;
(iii) Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.
1.3.2. Bài học đối với Ngân hàng thương mại Acleda - Campuchia
Công việc quản trị rủi ro tín dụng ngày càng trở nên cần thiết đối với các NHTM trong quá trình hội nhập với thế giới và phát triển bền vững. Quản trị rủi ro tín dụng không đơn thuần chỉ là xử lý nợ xấu mà còn bao gồm nhiều vấn đề như phòng ngừa, kiểm soát rủi ro... Từ kinh nghiệm quản trị rủi ro của các Ngân hàng trên, bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam trong đó có ngân hàng thương mại Acleda Campuchia là:
- Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, trong đó cần phải tách bạch giữa cho vay và xử lý các khoản cho vay hay nói cách khác đó là sự tách bạch giữa cán bộ khách hàng và các bộ quản lý nợ. Tùy theo quy mô của ngân hàng, cấp ngân hàng cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng chuyên
35 trách.
- Thứ hai, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ nhằm nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng.
- Thứ ba, đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Bởi công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng như phục vụ cho hoạt động phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng, hỗ trợ khâu luân chuyển hồ sơ giữa ngân hàng và trụ sở chính cũng như công tác giải ngân, thu nợ xuất nhập tài sản.
36 Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tác giả cũng đã tìm hiểu và hệ thống lại quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, gồm nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng. Đồng thời, tác giả đã tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Ngoài việc tìm hiểu về cơ sở lý luận, tác giả cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng: Vietcombank, ANZ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Acleda.
37