CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ACLEDA PLC
2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại Acleda - Campuchia
2.1.2. Thưc trạng tín dụng tại Ngân hàng thương mại Acleda giai đoạn 2015-2019
2.1.2.1. Tình hình dư nợ của Acleda giai đoạn 2015 - 2019
Quy mô và tỷ trọng của dư nợ tín dụng trong tổng tài sản
Trong suốt giai đoạn 2015 – 2019, hoạt động tín dụng của Acleda vẫn là hoạt động kinh doanh chủ đạo và liên tục phát triển. Dù thời gian qua tình hình kinh tế có nhiều biến động dẫn đến các khách hàng gặp nhiều khó khăn, ít đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh và Acleda phải đối đầu với sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng khác, nhưng nhờ nhiều biện pháp tích cực dư nợ cho vay của Acleda vẫn tăng trưởng tốt qua các năm. Cụ thể:
Bảng 2.1. Dư nợ tín dụng của Acleda giai đoạn 2015 - 2019
Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019 Tổng tài sản (triệu USD) 3.803 4.561 5.122 5.525 6.017 Dư nợ tín dụng (triệu USD) 2.454 2.771 3.023 3.489 3.719 Tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản (%) 64.53 60.76 59.01 63.15 61.81 Tăng trưởng dư nợ tín dụng so với
năm trước (%) 12.93 9.07 15.42 6.62
Nguồn: Acleda (2015, 2016, 2017, 2018, 2019)
Qua bảng 2.1 có thể thấy, tổng tài sản của Acleda liên tục tăng từ 3.803 tỷ đồng năm 2015 lên tới 6.017 tỷ đồng năm 2019. Sau 4 năm, tổng tài sản của Acleda đã tăng gấp 1,58 lần. Tương tự, dư nợ tín dụng của Acleda liên tục tăng từ 2.454 triệu USD năm 2015 lên tới 3.719 USD năm 2019. Năm 2016, dư nợ tín dụng tăng 12,93%
so với 2015, đạt 2.771 triệu USD. Năm 2017, dư nợ tín dụng tiếp tục tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng giảm xuống còn 9,07%, giá trị đạt 3.023 triệu USD. Năm 2018, dư nợ tín dụng tăng mạnh trở lại với tốc độ tăng lên đến 15,42%, giá trị đạt 3.489 triệu USD. Đến 2019, tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng lại giảm mạnh, chỉ còn 6,62%, giá trị tăng lên đến 3.719 triệu USD. Như vậy, sau 4 năm, dư nợ tín dụng của Acleda đã tăng lên 1,52%, tương đương với sự tăng trưởng của tổng tài sản.
40
Tỷ trọng dư nợ tín dụng trong tổng tài sản của Ngân hàng Acleda giai đoạn 2015 – 2019 cũng rất cao, nằm trong khoảng từ 59,01% tới 64,53%. Tỷ trọng này cho thấy tài sản tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản của Acleda, đồng nghĩa với việc hoạt động tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng hàng đầu của Acleda. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng trong tổng tài sản tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2015 – 2019. Nếu xét cả giai đoạn thì tỷ trọng này có xu hướng giảm, từ 64,53% năm 2015 giảm xuống còn 61,81% năm 2019. Điều này cho thấy, bên cạnh hoạt động tín dụng thì thời gian qua Acleda cũng đã rất quan tâm để phát triển thêm các hoạt động kinh doanh khác.
Cơ cấu của dư nợ tín dụng - Xét về kỳ hạn cho vay:
Dư nợ ngắn hạn của Acleda năm 2015 là 924 triệu USD, năm 2019 tăng lên đến 1.028 triệu USD. Trong giai đoạn 2015 – 2019 thì có năm 2017 là dư nợ ngắn hạn giảm 5,65% so với năm trước, còn lại các năm khác đều tăng so với năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm dần, từ 6,03% năm 2016 xuống 5,9% năm 2018 và năm 2019 còn 5,02%. Đồng thời, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ cũng liên tục giảm, từ 37,66% năm 2015 xuống còn 27,65% năm 2019.
Dư nợ trung dài hạn của Acleda năm 2015 là 1.530 triệu USD, liên tục tăng đến 2019 đạt 2.691 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn so với năm trước có xu hướng tăng trong 3 năm 2016, 2017, 2018, nhưng lại đột ngột giảm vào năm 2019. Cụ thể, tốc độ tăng của năm 2016 so với 2015 là 17,09%, năm 2017 so với 2016 là 17,13%, năm 2018 so với 2017 là 19,61%, nhưng đến năm 2019 lại chỉ tăng 7,24% so với 2018. Trong cả giai đoạn 2015 - 2019, chỉ có năm 2017 là có tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm so với năm trước. Nhưng tính trong cả giai đoạn thì tỷ trọng này có xu hướng tăng, từ 62,34% năm 2016 lên tới 72,35% năm 2019.
Xu hướng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm và tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tăng như vậy sẽ giúp Acleda tăng lợi nhuận, do lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, xu hướng này lại khiến cho rủi ro tín dụng của Acleda tăng lên, do các khoản cho vay trung dài hạn có rủi ro lớn lớn các khoản cho vay ngắn hạn.
41
Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ của Acleda trong giai đoạn 2015-2019
Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019 Dư nợ (triệu USD) 2,454 2,771 3,023 3,489 3,719 Dư nợ theo thời hạn vay
Dư nợ ngắn hạn (triệu USD) 924 980 925 979 1,028 Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn 6.03 -5.65 5.90 5.02 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn 37.66 35.36 30.59 28.07 27.65 Dư nợ trung dài hạn (triệu USD) 1,530 1,791 2,098 2,509 2,691 Tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn 17.09 17.13 19.61 7.24 Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn 62.34 64.64 69.41 71.93 72.35 Dư nợ theo lĩnh vực cho vay
Thương mại - Dịch vụ (triệu USD) 1,473 1,685 1,866 2,157 2,292 Tốc độ tăng trưởng dư nợ lĩnh vực
thương mại - dịch vụ 14.38 10.73 15.60 6.26
Tỷ lệ dư nợ lĩnh lực thương mại - dịch vụ 60.03 60.80 61.73 61.82 61.62 Công nghiệp (triệu USD) 106 104 93 97 97 Tốc độ tăng trưởng dư nợ lĩnh vực
công nghiệp -2.13 -10.24 4.04 0.44
Tỷ lệ dư nợ lĩnh lực công nghiệp 4.32 3.75 3.08 2.78 2.62 Đầu tư - Xây dựng (triệu USD) 178 211 209 204 182 Tốc độ tăng trưởng dư nợ lĩnh vực đầu
tư - xây dựng 18.84 -1.35 -2.07 -10.98
Tỷ lệ dư nợ lĩnh lực đầu tư - xây dựng 7.25 7.63 6.90 5.85 4.89 Nông nghiệp (triệu USD) 511 550 570 638 716 Tốc độ tăng trưởng dư nợ lĩnh vực
nông nghiệp 7.61 3.74 11.88 12.25
Tỷ lệ dư nợ lĩnh lực nông nghiệp 20.81 19.83 18.86 18.28 19.25 Các ngành khác (triệu USD) 186 221 285 393 433 Tốc độ tăng trưởng dư nợ lĩnh vực khác 18.92 28.74 37.81 10.12 Tỷ lệ dư nợ lĩnh lực khác 7.59 7.99 9.43 11.26 11.63
Nguồn: Acleda (2015, 2016, 2017, 2018, 2019) - Xét theo lĩnh vực cho vay:
Trong số các lĩnh vực kinh tế, Acleda cho vay nhiều nhất vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ với tỷ trọng nằm trong khoảng 60,03% - 61,82% trong giai đoạn 2015
42
- 2019. Tỷ trọng này tăng giảm không ổn định qua các năm, nhưng xét cả giai đoạn thì vẫn tăng từ 60,03% năm 2015 lên 61,62% năm 2019. Giá trị dư nợ cho vay đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ liên tục tăng trưởng từ 1.473 triệu USD năm 2015 lên 2.292 triệu USD năm 2019, tức tăng 1,55 lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của dư nợ đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ không ổn định, có năm tăng trưởng thấp, năm tăng trưởng cao, năm 2019 có tốc độ tăng trưởng so với năm trước thấp nhất, giảm mạnh từ 15,6% năm 2018 xuống còn 6,26% năm 2019.
Chiếm tỷ trọng thứ 2 là dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nằm trong khoảng từ 18,28% đến 20,81% trong suốt giai đoạn 2015 - 2019. Tỷ trọng này cũng tăng giảm không ổn định qua các năm, trong đó năm 2015 là năm có tỷ trọng cao nhất - 20,81%, năm 2018 có tỷ trọng thấp nhất - 18,28%, năm 2019 tăng trở lại đạt mức 19,25%. Về giá trị, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp liên tục tăng qua các năm, từ 511 triệu USD năm 2015 lên 716 triệu USD năm 2019. Năm 2017 là năm có tốc độ tăng trưởng so với năm trước của dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp thấp nhất, chỉ đạt 3,74%, nhưng nhìn chung cả giai đoạn vẫn có xu hướng tăng từ 7,61% năm 2015 lên 12,25% năm 2019.
Đứng thứ 3 về tỷ trọng là dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư - xây dựng và thứ 4 là dư nợ cho vay đối với lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ đối với 2 lĩnh vực này đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015 - 2019. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư - xây dựng giảm từ 7,25% năm 2015 xuống còn 4,89% năm 2019, tỷ trọng dư nợ đối với lĩnh vực công nghiệp giảm từ 4,32% năm 2015 xuống còn 2,62% năm 2019. Về tốc độ tăng trưởng, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư - xây dựng liên tục giảm trong 3 năm 2017 - 2019, còn dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp giảm trong 2 năm 2016, 2017 và tăng trở lại vào năm 2018, 2019. Tính đến cuối 2019, giá trị dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư - xây dựng đạt 182 triệu USD, đối với lĩnh vực công nghiệp đạt 97 USD.
Phần dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực khác có tỷ trọng liên tục tăng trong giai đoạn 2015 - 2019, từ 7,59% năm 2015 lên 11,63% năm 2019. Giá trị cũng liên tục tăng từ 186 triệu USD năm 2017 lên 433 triệu USD năm 2019. Tuy nhiên, sau 3
43
năm tăng trưởng ngày càng cao thì đến 2019 tốc độ tăng trưởng so với năm trước giảm mạnh từ 37,81% xuống còn 10,12%.
Như vậy, qua phân tích cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực kinh tế có thể thấy hoạt động tín dụng của Acleda hướng sự tập trung vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tiếp đó là lĩnh vực nông nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp và đầu tư - xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.