CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ACLEDA PLC
2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại Acleda - Campuchia
2.1.2. Thưc trạng tín dụng tại Ngân hàng thương mại Acleda giai đoạn 2015-2019
2.1.2.2. Chất lượng tín dụng của Acleda giai đoạn 2015 - 2019
Bảng 2.3. Nợ xấu và nợ quá hạn giai đoạn 2015 - 2019
Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019 Tổng dư nợ (triệu USD) 2,454 2,771 3,023 3,489 3,719 Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ (%) 12.93 9.07 15.42 6.62 Nợ nhóm 1 (triệu USD) 2,442 2,744 2,936 3,423 3,672 Tỷ lệ nợ nhóm 1 (%) 99.53 99.02 97.14 98.12 98.72 Tốc độ tăng trưởng nợ nhóm 1 (%) 12.34 7.01 16.57 7.28
Nợ quá hạn (triệu USD) 11 27 86 66 47
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0.47 0.98 2.86 1.88 1.28 Tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn (%) 137.03 216.80 -23.92 -27.71
Nợ xấu (triệu USD) 9 19 67 61 45
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0.35 0.68 2.21 1.74 1.22 Tốc độ tăng trưởng nợ xấu (%) 117.09 256.74 -9.32 -25.24
Nguồn: Acleda (2015, 2016, 2017, 2018, 2019)
Qua bảng 2.3 ta thấy, trong tổng dư nợ cho vay của Acleda thì Nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng rất cao, nhưng tăng giảm không ổn định. Năm 2015, tỷ trọng nợ nhóm 1 là 99,53%, trong 2 năm tiếp theo giảm xuống còn 99,02% và 97,14%, năm 2018 bắt đầu tăng trở lại đạt 98,12%, năm 2019 tăng tiếp lên 98,72%. Về giá trị, nợ nhóm 1 vẫn liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2015 – 2016, từ 2.442 triệu USD lên 3.672 triệu USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không ổn định mà có năm cao năm thấp.
44
Ngược lại với nợ nhóm 1, nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của Acleda. Trong giai đoạn 2015 – 2019, năm 2015 Acleda có tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ nhất, đạt 0,47%, 2 năm tiếp theo liên tục tăng nhanh lên tới 2,86% vào năm 2017, 2 năm tiếp theo nữa lại liên tục giảm xuống còn 1,28% vào năm 2019. Tương tự, giá trị nợ quá hạn năm 2017 cũng thấp nhất là 11 triệu USD, tăng nhanh với tốc độ tăng lên tới 137,03% và 216,8% trong 2 năm tiếp theo và đạt đỉnh vào 2017 với 86 triệu USD, sau đó giảm dần xuống còn 47 triệu USD năm 2019. Như vậy, nhìn chung cả giai đoạn thì nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của Acleda năm 2019 đều tăng so với 2015.
Trong nợ quá hạn thì nợ xấu lại chiếm tỷ trọng chủ yếu. Vì vậy, sự biến động về tỷ lệ và giá trị của nợ xấu cũng tương tự như nợ quá hạn. Nợ xấu năm 2015 là 9 triệu USD với tỷ lệ nợ xấu là 0,35%, 2 năm 2016 và 2017 tăng nhanh với tốc độ tăng vượt quá 100%, lên 67 triệu USD và 0,68% vào năm 2017. Năm 2018 lại bắt đầu giảm, đến 2019 giảm tiếp còn 45 triệu USD và 1,22%. Nhìn chung cả giai đoạn thì nợ xấu của Acleda có xu hướng tăng, năm 2019 cao hơn năm 2015 vả về giá trị và tỷ lệ.
Như vậy, có thể thấy, trong cả giai đoạn 2015 – 2019 thì tỷ lệ nợ xấu của Acleda vẫn thấp hơn 3%, theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ này vẫn đảm bảo an toàn rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, Acleda cũng cần lưu ý để quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn để tiếp tục giảm nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, tránh tình trạng tăng nhanh đột biến như những năm 2016, 2017.
Cơ cấu các nhóm nợ của nợ xấu giai đoạn 2015 – 2019 Bảng 2.4. Cơ cấu các nhóm nợ của nợ xấu
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Nợ xấu (nghìn USD) 8,633 18,741 66,857 60,626 45,323 Nợ nhóm 3 (nghìn USD) 1,993 4,283 38,283 9,411 8,241 Tỷ lệ nợ nhóm 3/nợ xấu (%) 23.08 22.85 57.26 15.52 18.18 Tốc độ tăng trưởng nợ nhóm 3 (%) 114.89 793.94 -75.42 -12.43 Nợ nhóm 4 (nghìn USD) 2,908 10,223 15,110 13,149 8,005 Tỷ lệ nợ nhóm 4/nợ xấu (%) 33.69 54.55 22.60 21.69 17.66 Tốc độ tăng trưởng nợ nhóm 4 (%) 251.52 47.80 -12.97 -39.13 Nợ nhóm 5 (nghìn USD) 3,732 4,236 13,464 38,066 29,077 Tỷ lệ nợ nhóm 5/nợ xấu (%) 43.23 22.60 20.14 62.79 64.16 Tốc độ tăng trưởng nợ nhóm 5 (%) 13.50 217.87 182.72 -23.61
Nguồn: Acleda (2015, 2016, 2017, 2018, 2019)
45
Qua bảng 2.4 có thể thấy, trong số 3 nhóm nợ của nợ xấu thì tại thời điểm cuối năm 2019 nợ nhóm 5 đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 64,16%. Năm 2015, nợ nhóm 5 cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 43,23%, trong khi tỷ trọng nợ nhóm 3 là 23,08% và tỷ trọng nợ nhóm 4 là 33,69%. Điều này có nghĩa là, trong năm 2015 thì nhóm nợ có chất lượng càng xấu thì tỷ trọng càng cao. Trong 2 năm tiếp theo là 2016 và 2017 thì nợ nhóm 3 lại tăng mạnh với tốc độ tăng lên tới 114,89% (năm 2016 so với 2015) và 793,94% (năm 2017 so với 2016), lên mức 38.283 nghìn USD vào năm 2017, đến năm 2018 bắt đầu, năm 2019 giảm tiếp còn 8.241 nghìn USD, tỷ trọng nợ nhóm 3 cũng giảm dần xuống còn 18,18%. Nợ nhóm 4 có xu hướng tăng từ 2.908 nghìn USD năm 2015, đến 2017 thì đạt đỉnh 15.110 USD, sau đó lại giảm dần đến 2019 còn 8.005 nghìn USD, tuy nhiên, tỷ lệ nợ nhóm 4 lại đạt đỉnh vào năm 2016 (54,55%) và giảm dần đến năm 2019 còn 17,66%. Nợ nhóm 5 cũng có xu hướng tăng từ 3.732 nghìn USD nhưng đến 2018 mới đạt đỉnh (38.066 nghìn USD), và đến 2019 giảm xuống còn 29.077 nghìn USD, ngược lại, tỷ lệ nợ nhóm lại có xu hướng giảm từ 43,23% năm 2015 xuống còn 20,14% năm 2017, đến 2018 tăng mạnh lên 62,79%, và năm 2019 tăng tiếp lên 64,16%.
Như vậy, có thể thấy, trong số 3 nhóm nợ của nợ xấu thì nợ nhóm 5 – nhóm nợ có rủi ro cao nhất, có khả năng mất vốn – đang chiếm tỷ trọng rất cao trong 2 năm gần đây. Điều này cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng của Acleda có thể đang còn yếu ở khâu kiểm soát rủi ro tín dụng.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2015 – 2019, hoạt động tín dụng của Acleda vẫn liên tục tăng trưởng với lĩnh vực cho vay chính là thương mại – dịch vụ và nông nghiệp, kỳ hạn cho vay chủ yếu là trung dài hạn. Rủi ro tín dụng của Acleda trong giai đoạn tuy vẫn nằm trong mức an toàn theo thông lệ quốc tế, nhưng có chiều hướng gia tăng, thể hiện ở xu hướng gia tăng của tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ trọng nợ nhóm 5 trong nợ xấu. Điều này cho thấy hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Acleda đang có vấn đề và Acleda cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng để giảm rủi ro tín dụng trong thời gian tới.
46