CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
1.2.4.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Khâu đầu tiên trong quản trị RRTD đó là nhận diện rủi ro. Ngân hàng bằng cách sử dụng nghiệp vụ, các công cụ để phân tích hồ sơ tín dụng, kết quả phân tích sẽ cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân gây ra RRTD và là cơ sơ để dự báo được RRTD mới có thể xuất hiện trong hoạt động tín dụng, từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu để quản trị rủi ro hiệu quả. Nhận diện RRTD được xem là khâu quan trọng trong công tác quản trị RRTD.
1.2.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện được các nguy cơ RRTD.
Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến việc định lượng RRTD một cách bài bản. Đo lường RRTD cần được thực hiện đối với từng khoản vay, đối với danh mục các khoản vay và đối với tổng thể hoạt động của ngân hàng
Đo lường RRTD là quá trình sử dụng các công cụ, các kỹ thuật và phương pháp để xác định mức độ RRTD. Đánh giá RRTD là việc xác định, mức độ tổn thất của RRTD có thể xảy ra để từ đó có thể chấp nhận hoặc từ bỏ.
Các nhà kinh tế và các chuyên gia đã đưa ra nhiều mô hình khác nhau để phân tích và đo lường rủi ro. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm mô hình phân tích định tính và mô hình phân tích định lượng về RRTD. Các mô hình này không loại trừ nhau nên có thể sử dụng nhiều mô hình để đánh giá RRTD từ nhiều góc độ.
22
❖ Mô hình 6C
Mô hình phân tích tín dụng 6C dựa trên 6 đặc điểm tài chính và phi tài chính của khách hàng vay để đưa ra đánh giá về RRTD. Chi tiết từng đặc điểm như sau:
Character- Tư cách doanh nghiệp vay vốn: Cần phải làm rõ mục đích vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không và có kế hoạch trả nợ nghiêm túc. Tính trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay vốn và kế hoạch trả nợ được gọi chung là “tư cách người vay”. Lịch sử giao dịch tín dụng của khách hàng cũng là yếu tố để đánh giá về tư cách người vay. Đây là yếu tố vô hình rất khó phán đoán, đánh giá và đòi hỏi kinh nghiệm trong nhìn nhận khách hàng của người thẩm định.
Capacity – Năng lực doanh nghiệp vay vốn: Đánh giá năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn.
Cash flow – Dòng tiền của doanh nghiệp vay vốn: Xác định được nguồn trả nợ của người vay như dòng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc nguồn tiền khác… Và phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai của doanh nghiệp.
Collateral – Bảo đảm tiền vay: Đây là nguồn trả nợ thứ hai có thể dùng để trả nợ cho ngân hàng khi doanh nghiệp không trả được nợ. Do đó, ngân hàng cần phải đánh giá một cách khách quan, minh bạch về tính pháp lý, tính thanh khoản và giá trị của tài sản đảm bảo để đảm bảo khả năng thu hồi từ thanh lý tài sản đảm bảo.
Condition – Các điều kiện khác: Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.
Control – Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy định hiện hành liên quan đến khoản vay có đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên hạn chế của mô hình này là phụ thuộc vào mức độ chính xác của thông tin thu thập, khả năng dự báo, đánh giá của người thẩm định tín dụng.
23
❖ Mô hình xếp hạng tín dụng DN nội bộ:
Việc đánh giá, xếp loại tín dụng đối với KHDN là một phương pháp đo lường RRTD đặc biệt quan trọng nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng hiện nay. Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình đánh giá và xếp loại DN thu thập từ các báo cáo tài chính mà DN cung cấp cho NH như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ của KH và các thông tin phi tài chính khác. Sử dụng các nguồn thông tin này, nhân viên tín dụng tính toán các chỉ tiêu tài chính của DN.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chinh, quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị và uy tín của khách hàng. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính sẽ bao gồm chỉ tiêu nhỏ. Số lượng các chỉ tiêu nhỏ, thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ là khác nhau đối với mỗi loại KH hay ngành kinh tế khác nhau.
Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ thường được chia làm 6 bước như sau:
• Bước 1: Thu thập thông tin và phân loại ngành nghề kinh doanh.
• Bước 2: Xác định quy mô của DN
• Bước 3: Xác định loại hình sở hữu DN
• Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của DN
• Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của DN
• Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng DN
Dựa vào số điểm đánh giá về mặt tài chính và phi tài chính của DN, mỗi DN sẽ có một mức điểm riêng và sẽ được xếp hạng theo những chuẩn mực như sau:
24 Ký hiệu
xếp loại Nội dung ý nghĩa
AA DN hạng này là những DN hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả cao và có triển vọng tốt đẹp, rủi ro thấp.
A DN hạng này là những DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển, rủi ro thấp.
BB
DN này hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên có hạn chế nhất định về nguốn tài chính và có những nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro thấp.
B DN hạng này là những DN hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ về tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro trung bình.
CC DN hạng này là những DN có hiệu quả hoạt động thấp, tài chính yếu kém, thiếu khả năng tự chủ về tài chính, rủi ro cao.
C
DN hạng này là những DN kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu kém, không có khả năng tự chủ về tài chính, có nguy cơ phá sản, rủi ro cao.
❖ Mô hình điểm số Z
Mô hình điểm số Z được xây dựng bởi giáo sư E.I. Altman (1968), Đại Học New York phát minh dựa trên các nghiên cứu trong quá khứ các công ty ở Mỹ.
Chỉ số Z là công cụ cảnh báo sớm khả năng phá sản của công ty và khả năng mất vốn trong tương lai của ngân hàng. Chỉ số Z phụ thuộc vào tình hình tài chính của người vay và tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ trong quá khứ. Các nhà quản trị RRTD dựa trên điểm số Z để quyết định có cho vay hay không cho vay. Các chỉ số thành phần trong việc tính chỉ số Z là:
X1 = Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản
X2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản
X4 = Giá thị trường của tổng vốn sở hữu/Giá trị hạch toán của nợ
25 X5 = Doanh thu/Tổng tài sản
Điểm số Z giá trị tổng hợp của các chỉ số với các trọng số của chúng. Các giá trị trọng số không cố định mà có sự thay đổi phụ thuộc vào công ty thuộc ngành nghề sản xuất hay dịch vụ, đã cổ phần hoá hay chưa. Điểm số Z có quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng phá sản của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5
• Nếu Z > 2,99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
• Nếu 1,81 ≤ Z ≤ 2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
• Nếu Z < 1,81: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
• Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất
• Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5
• Nếu Z’ > 2,9: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
• Nếu 1,23 ≤ Z’ ≤ 2,9: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
• Nếu Z’ < 1,23: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với các doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z” dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.
Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
• Nếu Z” > 2,6: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
• Nếu 1,2 ≤ Z’’ ≤ 2,6: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
• Nếu Z” < 1,1: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Mô hình điểm số Z có kỹ thuật đo lường tương đối đơn giản. Tuy nhiên mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm KH vay có rủi ro và không có rủi ro nhưng trong
26
thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng là khác nhau. Ngoài ra, yếu tố thị trường cũng không được xét đến, đặc biệt là khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục. Và có nhiều nhân tố quan trọng nhưng không được xét đến như: danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài với khách hàng, sự biến động của chu kỳ kinh tế, ... sẽ làm cho mô hình điểm số Z có những hạn chế nhất định
❖ Mô hình tính toán lỗ dự kiến
Theo Basel II, mô hình này được tính toán dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất tín dụng ước tính EL (Expected Loss) có thể được tính dựa trên công thức sau:
EL = PD x EAD x LGD Trong đó:
Chỉ tiêu PD (Probability of Default) - xác suất không trả được nợ: cơ sở để tính xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó, gồm nhóm dữ liệu tài chính, phi tài chính và nhóm dữ liệu cảnh báo
Chỉ tiêu EAD (Exposure at Default) - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ: đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề xác định lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp.
Chỉ tiêu LGD (Loss Given Default) - tỷ trọng tổn thất ước tính: đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh
27
toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.
Với việc xác định tổn thất ước tính của một khoản vay, ngân hàng sẽ thực hiện được thêm các mục tiêu sau:
• Tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là đội ngũ cán bộ tín dụng. Để đánh giá khả năng của cán bộ tín dụng, không những chỉ có chỉ tiêu dư nợ, số lượng khách hàng mà phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng của các khoản tín dụng được cấp.
• Xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn quỹ dự phòng RRTD. Hiện nay, tại Cam-pu-chia chỉ có một số ít ngân hàng có hệ thống xếp hạng hiệu quả và sử dụng phương pháp định tính để phân loại nợ. Việc xác định chính xác tổn thất ước tính giúp việc trích lập dự phòng trở nên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều.
• Xác định được tổn thất ước tính, đặc biệt là xác định xác suất vỡ nợ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng của việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay, hay tái xếp hạng khách hàng.
• Giúp ngân hàng xác định chính xác giá trị khoản vay, phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện swap tín dụng hoặc chứng khoán hóa các khoản vay sau này. Đây cũng là xu hướng hiện nay của các ngân hàng thương mại, vì đây là công cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay.
1.2.4.3. Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro được hiểu là việc dùng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến thuật để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất xảy ra trong hoạt động tín dụng. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra.
28 1.2.4.4. Tài trợ rủi ro
Khi RRTD xảy ra, thì các ngân hàng phải áp dụng mọi biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do rủi ro gây ra. Thông thường hoạt động tài trợ rủi ro thường được phân chia thành hai nhóm là tự khắc phục rủi ro hoặc là chuyển giao rủi ro. Hoạt động tự khắc phục rủi ro được hiểu là phương pháp mà khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng tự khắc phục những tổn thất thông qua việc sử dụng các quỹ dự phòng hoặc sử dụng vốn tự có của mình khi xảy ra những rủi ro ngoài dự kiến. Trong trường hợp ngân hàng không thể tự mình khắc phục được những rủi ro gây ra thì ngân hàng có thể tiến hành chuyển giao rủi ro bằng cách nhờ các nguồn lực bên ngoài để khắc phục rủi ro như chuyển giao rủi ro bằng cách bán các khoản nợ, mua bảo hiểm RRTD,…