Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ACLEDA - chi nhánh Pursat

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại acleda chi nhánh pursat camphuchia luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 70 - 75)

3.2.1. Giải pháp tăng cường thu thập và nâng cao chất lượng thông tin trong công tác thẩm định và phân tích tín dụng

60

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra RRTD chính là sự do thiều thông tin trong công tác thẩm định và phân tích tín dụng dẫn đến những quyết định sai lầm trong công tác thẩm định và phân tích tín dụng:

Về các kênh thông tin:

• Quy định về việc sử dụng các thông tin sẵn có ở các cổng thông tin: trung tâm thông tin tín dụng NHTW, cục thuế, nhà đất… Kết quả tra cứu thông tin qua các phương tiện này phải được nêu ra trong báo cáo thẩm định.

• Xác minh lại các thông tin về các hợp đồng kinh tế và tình hình công nợ của khách hàng qua việc trao đổi với một số đối tác của khách hàng, đối chiếu tình hình thanh toán thực tế của các hợp đồng kinh tế trên sao kê tài khoản thanh toán của khách hàng, và có thể kết hợp đối chiếu với sao kê tài khoản của đối tác về các khoản thanh toán của khách hàng (nếu có đối tác đó có tài khoản tại chi nhánh).

Phân công cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định hồ sơ tín dụng phù hợp với năng lực thẩm định của nhân viên đó, căn cứ vào:

• Trình độ chuyên môn và thời gian kinh nghiệm trong công tác tín dụng.

• Mức độ hiếu biết của nhân viên đó về ngành nghề, lĩnh vực thẩm định;

• Khả năng cần phải có sự hỗ trợ của các cán bộ tín dụng khác trong việc thẩm định

• Số lần sai sót của nhân viên đó trước đây và chất lượng tín dụng của các khoản vay mà nhân viên đó đang quản lý

• Các hồ sơ tín dụng đang phụ trách: số lượng hồ sơ, mức độ phức tạp, quy mô dư nợ,…

Xác minh lại các thông tin của cán bô tín dụng cung cấp trong báo cáo thẩm định:

Bảng câu hỏi phỏng vấn thông tin khách hàng áp dụng khi thẩm định. Bảng câu hỏi gồm các nội dung về tình trạng khách hàng, hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, nhu cầu vay vốn, mục đích vay, kế hoạch kinh doanh và các thông tin khác. Kết quả trả lời được ghi nhận trong bảng câu hỏi và có xác nhận của khách hàng sau mỗi

61

lần phỏng vấn. Đây là một biện pháp để khách hàng phải bảo đảm thông tin trả lời là trung thực.

• Cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm soát có thể kiểm tra lại thông tin và nếu cần thiết, có thể liên lạc trực tiếp với khách hàng.

3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khoản vay

Tuân thủ thực hiện chặt chẽ và quy định trách nhiệm của cán bộ tín dụng về việc giám sát sau khi cho vay bao gồm: kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra định kỳ tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính và kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo. Nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của khách hàng có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cấp có thẩm quyền để có hướng xử lý thích hợp. Mọi sự che dấu của cán bộ tín dụng sẽ phải chịu trách nhiệm nếu phát sinh rủi ro tín dụng mà ngân hàng không nhận được thông tin cảnh báo sớm.

Quản lý dòng tiền hoạt động kinh doanh của KHDN, để có thể biết được nguồn tiền vào của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi tại chi nhánh bằng cách ngân hàng phải đưa ra những điều kiện cho vay với khách hàng khi tiến hành cho vay như:

khách hàng phải mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh, việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản đó, có như vậy thì ngân hàng mới có thể kiểm soát được dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của khách hàng và thu hồi được khoản nợ của khách hàng đúng hạn, hạn chế được rủi ro.

Công tác kiểm tra, kiểm soát phải phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường gây ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh…

thông quá đó ngân hàng có thể nắm bắt kịp thời những rủi ro có thể xảy ra với khách hàng cũng như đề ra được những giải pháp kịp thời để phòng vệ rủi ro tránh gây tổn thất cho ngân hàng

3.2.3. Giải pháp về hạn chế tổn thất khi có rủi ro tín dụng xảy ra

62

RRTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Chi nhánh luôn phải có kế hoạch phòng ngừa rủi ro nhằm hạn chế tổn thất cho ngân hàng khi có RRTD xảy ra. Chi nhánh nên đưa ra một số chính sách để việc giải quyết rủi ro được hiệu quả, nhanh chóng với tổn thất là nhỏ nhất. Trong quy trình quản trị RRTD như đã được đề cập ở trên đây thì bước cuối cùng trong quy trình chính là tài trợ rủi ro, trong phần này, luận văn xin được đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tổn thất khi có rủi ro xảy ra thông qua việc quản lý tài sản đảm bảo, trích lập dự phòng, vấn đề về xử lý nợ xấu:

Về TSBĐ là bất động sản, chi nhánh có thể chủ động giảm tỷ lệ cho vay trong những giai đoạn bất động sản tăng “nóng” dẫn đến giá trị bất động sản tăng vượt quá giá trị thực, hoặc tính thanh khoản của bất động sản. Tính thanh khoản phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như: cơ sở hạ tầng giao thông xung quang, mật độ dân cư, diện tích BĐS, tiện ích xung quanh…

Về phân loại nợ và trích lập dự phòng, chi nhánh thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ chính xác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chi nhánh chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, và lên kế hoạch thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi có rủi ro xảy ra.

Về xử lý nợ xấu, đang là một vấn đề nghiêm trọng hàng đầu gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng nếu ngân hàng không có cơ chế quản lý, giám sát ngay từ những bước đầu tiên thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng. Trên cơ sở quy định về xử lý nợ xấu đã được Acleda ban hành, phòng khách hàng đưa ra ý kiến cho ban giám đốc về hướng xử lý các khoản nợ có vấn đề, tăng cường giám sát, báo cáo về các dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ, phải có sự thống nhất trong hướng xử lý giữa các bộ phận trong chi nhánh. Hướng giải quyết các khoản nợ xấu bằng cách làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản đảm bảo, thái độ của khách hàng, phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng, tình trạng và khả năng xử lý tài sản đảm bảo.

63

3.2.4. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhân viên

Trong bất kỳ hoạt động nào của NHTM thì yếu tố con người vẫn đóng vai trò then chốt. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, hoặc do ý thức trách nhiệm không cao, hoặc do thiếu đạo đức nghề nghiệp đã vi phạm các qui trình nghiệp vụ, cơ chế, chính sách, pháp luật dẫn đến những thất thoát tài sản của Ngân hàng. Bởi vậy, nếu đội ngũ cán bộ đáp ứng được những yêu cầu hoạt động kinh doanh Ngân hàng chắc chắn sẽ giảm thiểu phần lớn những tổn thất rủi ro do chủ quan gây ra. Giải pháp này hướng tới những vấn đề cụ thể bao gồm:

Cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, lựa chọn người có đủ năng lực, đạo đức và phẩm chất.

Nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tự học hỏi cập nhật kiến thức thực tế, quy trình quy định của ACLEDA và NHTW

Phân công quản lý khách hàng phù hợp lực năng lực của nhân viên, đồng thời kết hợp hỗ trợ cho cán bộ tín dụng kinh nghiệm, năng lực tốt trong việc quản lý khách hàng lớn hoạt động kinh doanh phức tạp, ngành nghề mới để tích lũy kinh nghiệm.

Tạo môi trường cạnh tranh, tạo thêm ưu đãi hay thưởng phạt và được quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi nhằm tạo động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm công việc, tính năng động sáng tạo của nhân viên.

Tổ chức các khóa học về nghiệp vụ tín dụng, phân tích doanh nghiệp và khuyến khích tham gia những buổi hội thảo, thảo luận về ngành nghề kinh doanh.

3.2.5. Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng ở cấp độ danh mục, ngành hàng Tại chi nhánh, quản trị RRTD mới chỉ được quan tâm chú ý ở cấp độ khoản vay, quản trị rủi ro theo danh mục chưa được chú trọng thực hiện. Do vậy, chi nhánh đa dạng hoá và kiểm soát danh mục cho vay bằng cách không tập trung cho vay vào một số khách hàng, ngành nghề kinh doanh tại CN. Ngược lại, nếu tập trung tín dụng quá lớn vào một số ngành sẽ tăng nguy cơ rủi ro. Để tăng cường quản trị rủi ro theo cấp độ danh mục, các nội dung sau cần được thực hiện:

64

• Xác định danh mục ngành hàng.

• Xác định hạn mức cho từng ngành hàng.

Việc quản trị rủi ro ở cấp độ danh mục nói trên giúp chi nhánh có thể lập được những báo cáo rủi ro tổng thể, lợi nhuận và tổn thất của danh mục tín dụng của chi nhánh, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại acleda chi nhánh pursat camphuchia luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)