CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ACLEDA – CHI NHÁNH PURSAT
2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Hệ thống giao thông trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa phát triển, một số tuyến đường giao thông đã xuống cấp chưa được tu bổ, mở rộng, các tuyến đường liên xã, phường còn hẹp, mùa mưa trơn trợt nên việc đi lại, vận chuyển, giao thương trong địa bàn và các vùng kinh tế lân cận của người dân còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD. Mặt khác, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại một số huyện vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp đặc biệt là tình hình trộm cắp vào những mùa thu hoạch nông sản ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất, tiêu dùng của người dân và cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH.
Trong những năm qua chi nhánh Pursat tình hình hạn hán diễn ra gay gắt gây thiệt hại cây trồng, trong đó có những diện tích nông sản mất trắng, giảm năng suất sản phẩm nông nghiệp, dịch bệnh ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm…. Mùa mưa những năm qua đến chậm và lượng mưa không nhiều nên ảnh hưởng đến trữ lượng nước tại các con kênh, lượng nước tưới tiêu khi vào mùa khô. Do vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và sản lượng các đối tượng đầu tư chủ lực của Acleda. Do những điều kiện tự nhiên bất lợi trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động SXKD, thu nhập của người dân để tạo ra nguồn trả nợ và hoạt động cho vay của NH trong thời gian qua
54
và đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh nợ nhóm 2, nếu kéo dài sẽ thành nợ xấu, gây rủi ro tín dụng cho Chi nhánh.
2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích
Do vốn tự có của KH thấp, vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay NH, KH sử dụng vốn không đúng mục đích, dung vốn lưu động đầu tư vào tài sản cố định, thiết bị sản xuất hay lĩnh vực kinh doanh khác với dự án đã trình NH trước khi vay dẫn đến luân chuyển vốn không lành mạnh, rủi ro xảy ra khiến doanh thu không trả được nợ và lãi đến hạn.
Hoạt động kiểm tra giám sát vốn vay được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên quá trình kiểm tra còn sơ sài, chưa thu thập đầy đủ thông tin, chứng cứ liên quan đến việc sử dụng vốn vay của KH, dẫn đến thua lỗ và mất khả năng chi trả mà NH không phát hiện để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, đa phần KH của Acleda là hộ gia đình, cá nhân gây khó khăn việc kiểm soát vốn vay theo đúng như phương án/dự án SXKD theo kế hoạch đề ra. Việc KH sử dụng vốn NH cho những mục đích khác dẫn đến hiệu quả hoạt động SXKD không cao, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và làm tăng rủi ro tín dụng của NH.
Năng lực quản lý của một số khách hàng còn yếu
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại Acleda đa phần là do năng lực quản lý còn yếu kém, việc lập kế hoạch và thực hiện các dự án của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, gây khó khan cho các CBTD trong quá trình thẩm định và đánh giá KH. Nhiều DN chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, năng lực cạnh tranh còn yếu, do vậy dễ bị ảnh hưởng khi gặp biến động bất lợi của nền kinh tế. TSBĐ nợ vay không đủ, hạn chế trong việc đưa ra những dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, BCTC hầu như không được kiểm toán, độ tin cậy trong số liệu báo cáo tài chính chưa cao và thiếu minh bạch… Đây là những lý do gây trở ngại cho việc tiếp cận vốn từ NH. Mặt khác, hầu hết các DN SXKD đều phải dựa vào vốn vay do vậy khó khăn lớn nhất của DN đang đối mặt là nợ phải trả lớn, trong khi việc
55
thu hồi nợ từ các khoản phải thu gặp những khó khăn nhất định, từ đó dẫn tới đến trì trệ hoạt động SXKD.
Vào những mùa thu hoạch sản phẩm thì giá cả đầu vụ còn thấp, giảm mạnh nên đa phần người dân chờ giá lên để bán nên ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người sản xuất. Ngoài ra, đa số KH tại Acleda là nông dân nên trình độ còn hạn chế nên những hiểu biết về luật pháp, năng lực tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất khá yếu do vậy người dân đa phần vẫn sản xuất theo lối truyền thống nên giá cả các sản phẩm nông sản bấp bênh do chất lượng thấp… Tất cả những khó khăn trên của KH ảnh hưởng việc hoàn trả nợ gốc và lãi vay, cũng như tiến độ thu hồi nợ của NH.
Khách hàng ít quan tâm đến việc mua bảo hiểm khoản vay
ACLEDA đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đây là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi ro lớn hơn so với các lĩnh vực kinh tế khác; sản xuất nông nghiệp thường lệ thuộc vào thời tiết; giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh trong thời gian qua giảm mạnh và có những biến động lớn (hạn hạn, dịch bệnh.) gây tổn thất cao cho người dân và NH. Do vậy có một cách phòng ngừa nhằm hạn chế một phần rủi ro tín dụng đó là việc KH mua bảo hiểm. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm cho TSBĐ, sản phẩm bảo an tín dụng ABIC, bảo hiểm nông nghiệp ở Acleda còn rất ít, KH chưa thực sự quan tâm đúng mức. Nguyên do là do ngại phát sinh chi phí, chủ quan với những rủi ro có thể xảy ra. Do vậy khi gặp rủi ro sẽ gây áp lực đến khả năng trả nợ của KH.
2.3.3.3. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
Giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng chưa tốt
Theo quy trình cho vay của ACLEDA Campuchia hiện nay thì CBTD ACLEDA vẫn phải đảm đương nhiều khâu từ tìm kiếm KH, phân tích và thẩm định cho vay, TSBĐ, soạn thảo hồ sơ, công chứng và đăng ký TSBĐ, giải ngân… Ngoài ra các cán bộ tại các phòng nghiệp vụ: Hộ sản xuất và cá nhân, phòng KHDN ở Hội sở không chỉ tập trung vào nhiệm vụ theo dõi, giám sát, chỉ đạo, điều hành công tác Quản trị rủi ro
56
tín dụng và giải quyết những hồ sơ phát sinh nợ xấu tại các chi nhánh loại 2 mà còn thực hiện việc cho vay cho KH của Hội sở và các KH vượt thẩm quyền quyết định cho vay của chi nhánh loại 2. Do vậy khối lượng công việc hàng ngày nhiều, cộng với áp lực công việc cao khiến cho việc kiểm tra không kịp thời, sâu sát và kỹ lưỡng, nhiều trường hợp chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ dẫn đến việc phát hiện những rủi ro tín dụng chưa kịp thời, ngoài tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, các chi nhánh trực thuộc còn yếu kém và sai phạm khi áp dụng các nội dung trong quy trình cho vay được phát hiện trong công tác thanh tra, kiểm tra như: Nguyên tắc vay vốn; thẩm định xét duyệt cho vay; thực hiện quản lý dòng tiền; kiểm soát chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; TSBĐ nợ vay; xếp hạng KH; Công tác kiểm tra, kiểm soát khoản vay; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đưa vào giám sát.
57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nêu lên được một cách khái quát hoạt động kinh doanh của ACLEDA Pursat trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019, trong đó đối với KHDN, dự nợ cho vay chiếm tỷ trọng cao, nợ xấu giảm, tuy nhiên nợn hóm 2 đã xuất hiện và có dấu hiệu tăng. Căn cứ thực trạng rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ACLEDA - chi nhánh Pursat Campuchia, ngoài những kết quả đạt được thì còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, tác giá phân tích nguyên nhân của hạn chế đó. Đây là cơ sở thực tiễn cho những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ACLEDA - chi nhánh Pursat.
58