3.3.1.1. Phân cấp xét duyệt tín dụng và hạn mức phán quyết tín dụng cho từng cấp một cách hợp lý
Xây dựng thẩm quyền phê dụyêt tín dụng và phân bổ hạn mức phê duyệt tín dụng tử Hội sở đến các Chi nhánh, phải xem xét trên các tiêu chí sau:
• Qụy mô hoạt động, năng lực quản lý của chi nhánh.
• Chiến lược tăng trưởng và phát triển tín dụng đối của chi nhánh.
• Loại hình cho vay, sản phẩm cho vay, đối tượng khách hàng vay chủ yếu của Chi nhánh và đặc điểm phát triển tín dụng tại địa bàn hoạt động của chi nhánh. Các nhân tố này sẽ ánh hưởng đến quy mô và rủi ro của từng khoản vay;
• Trình độ chụyên môn, mức độ hiểu biết về của cấp xét dụyêt tại chi nhánh
• Mức độ độc lập của các thành viên trong cấp xét duyệt với nhau và với các cán bộ tín dụng tại chi nhánh
• Khả năng giám sát từ xa của Ban điều hành đối với chi nhánh
Viêc xét duyệt cho vay phải dựa trên nguyên tắc nhất trí giữa tất cả các thành viên của cấp xét dụyêt. Các thành viên phê duyệt và hạn mức phê duyệt tín dụng tại một Chi nhánh không cố định mà có thể thay đổi khi Ngân hàng có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng tại Chi nhánh, hay sau khi đánh giá lại định kỳ về hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
65
3.3.1.2. Hoàn thiện công tác đo lường RRTD theo hướng lượng hóa rủi ro Thực tế việc ứng dụng mô hình đo lường RRTD cho thấy rằng nếu chỉ áp dụng mô hình định tính, thì RRTD không được đo lường một cách rõ ràng, không tính được sự ảnh hưởng của vốn và các biến vĩ mô, rủi ro không được dự báo chính xác, nếu chỉ áp dụng mô hình định lượng thì trong những hoàn cảnh đặc biệt nếu không dựa vào yếu tố kinh nghiệm không xác định rõ được mức độ rủi ro, do đó, cần phải có sự kết hợp cả mô hình định tính và định lượng.
Trong ngắn hạn, đối với việc đo lường RRTD, ngân hàng có thể tiếp tục duy trì việc đánh giá RRTD qua các chỉ tiêu phản ánh RRTD, đo lường RRTD, thực hiện các phương pháp cho điểm tín dụng đơn giản. Dù các phương pháp này đơn giản và còn nhiều hạn chế, nhưng phương pháp đo lường RRTD định tính này phần nào cũng giúp cho các nhà quản lý rủi ro có cái nhìn tổng quát ban đầu về mức rủi ro hiện tại của ngân hàng, phù hợp với trình độ công nghệ của hầu hết các ngân hàng hiện nay
Trong tương lai, để có thể lượng hóa RRTD theo thông lệ quốc tế, cụ thể là Basel II, ACLEDA cần áp dụng mô hình ước tính tổn thất tín dụng dự kiến.
3.3.1.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin trong công tác quản trị RRTD
Việc cập nhật thông tin của khách hàng cũng như những thông tin về chính sách kinh tế là vô cùng quan trọng đối với bất kì ngân hàng nào khi thực hiện việc cấp tín dụng và các hoạt động liên quan khác. Hiện nay, có một thực tế là các thông tin về các doanh nghiệp ở Campuchia còn thiếu đầy đủ và tính minh bạch còn chưa cao thì việc thiết lập kho dữ liệu thông tin là vô cùng cần thiết.
Trung tâm thông tin tín dụng của ACLEDA cần tổng hợp thông tin từ các chi nhánh, dựa vào các thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng để từ đó đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong hoạt động phân tích tín dụng. Đồng thời, kho dữ liệu này cần có tính mở với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập hiện nay
66
Một trong những hạn chế trong cung cấp thông tin của các tổ chức cung cấp thông tin chính ở Campuchia là nguồn thông tin chỉ bó hẹp ở các doanh nghiệp ở trong nước, nên các thông tin của các DN có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc công ty con của DN nước ngoài, thì hầu như các ngân hàng ở Campuchia hoàn toàn không có thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp này, ngoài những thông tin mà các doanh nghiệp đó cung cấp đem lại rất nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu tiến hành giao dịch. Để hạn chế và phòng ngừa rủi ro mà nguyên nhân là do thiếu thông tin đối với nhóm khách hàng này thì ACLEDA cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua nguồn thông tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ ở nước ngoài.
Xây dựng kho dữ liệu thông tin với mục tiêu giúp cho ngân hàng tra cứu được dễ dàng thông tin từ khách hàng do vậy hệ thống thông tin khách hàng cần được tổ chức một cách hợp lý, tránh trùng lặp trong thu thập dữ liệu, đảm bảo có các thông tin toàn diện và đầy theo đúng tính chất và đặc thù của khách hàng.
3.3.1.4. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin
Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có RRTD. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê, báo cáo nội bộ để xây dựng được hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu hiện đại, tập trung và thống nhất.
Xây dựng hệ thống văn bản nội bộ cho toàn hệ thống ACLEDA để có thể cập nhật kịp thời được những thay đổi về quy trình, quy định tín dụng, sản phẩm tín dụng,.. của ACLEDA, văn bản pháp lý của NHTW và các cơ quan có liên quan.
Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin bất động sản đã và đang là TSBĐ tại ACLEDA về đơn giá, thời điểm định giá, thông tin quy hoạch theo từng khu vực,… để các chi nhánh có cơ sở tham chiếu khi định giá, nhận làm TSĐB và hỗ trợ cho việc quản lý TSĐB.
67
Xây dựng phần mềm hỗ trợ soạn thảo hợp đồng thống nhất cho toàn hệ thống nhằm cập nhật đồng nhất các mẫu biểu hợp đồng, rút ngắn thời gian soạn thảo, giảm sai sót thông tin khi soạn thảo hợp đồng, quản lý lưu trữ trên hệ thống. Đồng thời, hỗ trợ công tác kiểm tra, kiểm soát của các bộ phận liên quan.