PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH LONG KHÁNH
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ bán lẻ của Agribank – chi nhánh Long Khánh
2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Agribank – Chi nhánh Long Khánh
2.2.2.2 Hoạt động tín dụng bán lẻ
Chi nhánh Agribank TP Long Khánh ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ trong trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Ngoài nhiệm vụ huy động vốn, hoạt động cho vay cũng là nhiệm vụ chính của Chi nhánh.
Hiện nay, nguồn thu từ lãi cho vay vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Để phân tán rủi ro, mở rộng mạng lưới, Chi nhánh đã tập trung nguồn nhân lực cho hoạt động cho vay bán lẻ.
Sau đây là số liệu thể hiện sự tăng trưởng về cho vay bán lẻ của Chi nhánh giai đoạn 2017 đến 2019.
Bảng 2.4 Kết quả cho vay bán lẻ giai đoạn 2017 đến 2019
Đơn vị: Tỷ đồng
S T T
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
% Tăng trưởng so năm trước 2018/2017 2019/2018 1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1,355 1,468 1,636 8.3% 14,4%
2 Dư nợ bán lẻ cuối kỳ 1,189 1,197 1,189 0,5% - 0,5%
Bán lẻ/tổng dư nợ 88% 82% 73% - -
(Báo cáo tổng kết công tác bán lẻ 2017- 2019 của Agribank Long Khánh)
Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy tăng trưởng tín dụng chung của Chi nhánh năm sau đều cao hơn năm trước. Về tín dụng bán lẻ, sự tăng trưởng với tỷ lệ thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung của Chi nhánh.
Cụ thể cuối năm 2017, dư nợ cuối kỳ là 1.355 tỷ đồng, trong khi đó dư nợ bán lẻ cuối kỳ của Chi nhánh là 1,189 tỷ, chiếm 88% tổng dư nợ. Đến 2018 dư nợ cho vay nói chung là 1.468 tỷ đồng, dư nợ bán lẻ là 1.197 tỷ chiếm 82%. Tương tự, năm 2019 dư nợ TD là 1.636 tỷ, dư nợ bán lẻ là 1,189 tỷ đồng, chiếm 73%.
Sau khi đã ổn định, Chi nhánh tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh, đối với việc phát triển cho vay chi nhánh đã bố trí đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng có chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc, tư vấn khách hàng nhiệt tình, vận dụng linh hoạt quy trình nghiệp vụ. Vì vậy hồ sơ cho vay của khách hàng nhanh chóng, thủ tục đơn giản.
So với tốc độ tăng trưởng dư nợ chung của toàn chi nhánh thì tốc độ tăng trưởng của tín dụng bán lẻ chậm hơn. Cụ thể dư nợ TD nói chung năm 2018 tăng 8,3% so với năm 2017, trong khi đó dư nợ TD bán lẻ chỉ tăng 0,5%. Năm 2019 tăng 14,4%, trong khi tín dụng bán lẻ giảm 0,5% so với năm trước. Sở dĩ như trên là do nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Khách hàng cho vay của Chi nhánh chủ yếu là khách hàng vay cá nhân nhỏ lẻ. Vì vậy cho vay bán lẻ của các năm chiếm lỷ lệ cao nhưng tốc độ chậm hơn so với TD nói chung.
+ Do các khoản vay tín dụng bán lẻ thường có thời gian vay dài, hình thức trả gốc chia ra nhiều kỳ trả nợ nên trong kỳ các khoản vay đến kỳ trả nợ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể so với tổng doanh số giải ngân trong kỳ. Đến năm 2019 tỷ lệ này đã có sự thay đổi, chi nhánh tập trung cho vay bán lẻ theo đúng định hướng của Agribank đặt ra, bên cạnh đó còn nguyên nhân cũng góp phần đẩy nhanh dư nợ bán lẻ của Chi nhánh là tình hình bất động sản có tính thanh khoản cao, lợi nhuận kỳ vọng tăng cao nên khách hàng chuyển sang mua nhà cửa, đất đai với mục đích kinh doanh và tiêu dùng. Một số ngành nghề kinh doanh phát triển nên khách hàng vay mục đích kinh doanh đã tăng lên.
Về cho vay cơ cấu theo sản phẩm tại Chi nhánh trong thời gian 2017 - 2019:
Bảng 2.5. Dư nợ cho vay bán lẻ theo dòng sản phẩm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh)
Đến 31/12/2019, Chi nhánh có 06 dòng sản phẩm tín dụng bán lẻ, đó là cho vay SXKD, nhu cầu nhà ở, mua xe ô tô, tiêu dùng thế chấp BĐS, cho vay tín chấp (gồm cho vay tiêu dùng và thấu chi không có tài sản đảm bảo) và cho vay cầm cố giấy tờ có giá, chứng minh tài chính. Tỷ lệ tăng trưởng của từng sản phẩm cho vay bán lẻ không đều nhau phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Để đạt được kết quả tốt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ, Chi nhánh đã nghiên cứu các sản phẩm phù hợp với thị trường và đã triển khai các sản phẩm tín dụng căn cứ vào từng quy trình nghiệp của từng sản phẩm trong từng giai đoạn.
Về cơ cấu sản phẩm cho vay bán lẻ không có có sự thay đổi nhiều giữa các sản phẩm và giữa các năm. Cho vay SXKD chiếm tỷ lệ cao (trên 80% trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ của Chi nhánh), còn các đối tượng khác chiếm tỷ trọng nhỏ và ít biến động trong thời gian đó.
TT Tên SP 2017 2018 2019
Cơ cấu
2017 2018 2019
1 SXKD 1.015 1.056 974 85% 88% 82%
2 Nhu cầu nhà ở 40 45 48 3% 4% 4%
3 Mua xe ô tô 24 23 19 2% 2% 2%
4 Tiêu dùng thế chấp BĐS 30 13 25 3% 1% 2%
5 Cho vay tín chấp 23 15 45 2% 1% 4%
6 Cầm cố GTCG, CMTC 57 45 78 5% 4% 7%
Tổng 1.189 1.197 1.189 100% 100% 100%
Về chất lượng tín dụng:
Song song với việc phát triển dư nợ, Chi nhánh luôn luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, tăng trưởng phải đi đôi với an toàn đó là nhiệm vụ trọng tâm đối với việc tăng trưởng tín dụng.
Bảng 2.6. Chất lượng tín dụng bán lẻ
Đơn vị tính: tỷ đồng
Cho vay bán lẻ
2017 2018 2019
Dư nợ Tỷ lệ% Dư nợ Tỷ lệ% Dư nợ Tỷ lệ%
Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) 1.180 99% 1.187 99% 1.180 99%
Nợ cần chú ý (nhóm 2) 11 1% 10 1% 9 1%
Nợ xấu - 0% - 0% - 0%
Tổng cộng 1.191 100% 1.197 100% 1.189 100%
(Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh) Giai đoạn 2017 – 2019, chất lượng tín dụng bán lẻ đạt kết quả tốt. Nợ đủ tiêu chuẩn chiếm ưu thế gần như tuyệt đối (99%). Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 1%
trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ. Nợ xấu không còn. Nguyên nhân chính là trong quá trình cho vay quy trình cho vay được tuân thủ triệt để, các khoản vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, cho vay đúng mục đích, định giá tài sản đúng theo giá trị của tài sản. Ngoài lý do đó còn có nguyên nhân chủ yếu là các kỳ trả nợ phân đều theo thời gian vay nên phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng như cho vay nhu cầu nhà ở.