CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.5. Một số trường hợp khác về nguyên vật liệu
1.5.1. Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu
Khi có quyết định của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch và đánh giá lại tài sản vào sổ kế toán.
Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán đánh giá lại NVL
(Nguồn: Theo thông tư 133 /2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính)
152 412 152
Phần chênh lệch giảm do đánh giá lại.
Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại.
23
1.5.2. Kế toán nguyên, vật liệu, thừa thiếu khi kiểm kê
Khái niệm: Kiểm kê nguyên vật liệu là phương pháp kiểm tra tại chỗ tất cả nguyên vật liệu hiện có nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng cũng như giá trị nguyên vật liệu hiện có. Mục đích của việc kiểm kê là để kịp thời phát hiện những chênh lệch giữa sổ sách và thực tế, từ đó có thể biết được nguyên nhân và kịp thời điều chỉnh số liệu kế toán cho khớp với thực tế.
Thời điểm: Tuỳ thuộc vào quy mô số lượng nguyên vật liệu của công ty để có thời gian kiểm kê phù hợp, tránh thất thoát hay mất NVL. Doanh nghiệp có thể lựa chọn kiểm kê theo cuối ngày, tháng, quý hoặc năm.
Phương thức tiến hành kiểm kê:
• Kiểm kê định kỳ: là công việc thực hiện theo kế hoạch cụ thể mà doanh nghiệp đã xây dựng trong quá trình hoạt động xuyên suốt cả năm tài chính, định kỳ có thể vào thời điểm cuối mỗi tháng, mỗi quý hoặc cuối năm.
• Kiểm kê bất thường: là công việc thực hiện một cách đột xuất khi có sự thay đổi về nhân sự quản lý hoặc khi phát sinh tổn thất, hư hỏng bất thường, hay khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tài chính, kế toán
Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán tài khoản thiếu chờ xử lý
(Nguồn: Theo thông tư 133 /2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính) 1381
152 111, 1388, 334
Giá trị hàng NVL bị mất mát hao hụt
Thu tiền bồi thường tổ chức cá nhân theo quyết định xử lý về NVL mất mát hao hụt
24
Đối với nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê:
Sơ đồ 1.8: Trình tự hạch toán tài khoản thừa chờ xử lý 1.5.3. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, tồn kho
1.5.3.1 Khái niệm, thời điểm và điều kiện trích lập dự phòng - Khái niệm
Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu là việc trích lập trước một khoản tiền tính vào chi phí do có sự chênh lệch giữa giá gốc của nguyên vật liệu lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm nhằm tạo nguồn tài chính bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy ra cho kỳ kế toán sau do nguyên nhân giảm giá nguyên vật liệu
Thời điểm:
Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu được lập vào cuối niên độ kế toán, cụ thể là trước khi lập báo cáo tài chính năm. Lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu phải được thực hiện theo đúng quy định, chuẩn mực kế toán.
Điều kiện trích lập dự phòng:
Nguyên vật liệu tồn kho là thuộc quyền sở hữu của công ty tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Chứng minh được giá vốn của nguyên vật liệu tồn kho thông qua chứng từ, hóa đơn hoặc các bằng chứng hợp pháp khác.
Giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc của nguyên vật liệu tồn kho.
3388, 411, 421, 711 152 338 Xử lý NVL phát hiện
thừa khi kiểm kê
Giá trị NVL kiểm kê phát hiện thừa
25 152
Sử dụng khoản dự phòng giảm giá NVL bù đắp tổn thất
xảy ra
2294 632
Phần chênh lệch lập dự phòng phải lớn hơn số đã lập từ kỳ trước
Hoàn nhập phần chênh lệch khi số phải lập dự phòng kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước 1.5.3.2 Phương pháp trích lập dự phòng
Khi có bằng chứng tin cậy về việc suy giảm giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của nguyên vật liệu thì phải lập dự phòng cho từng loại nguyên vật liệu
Số dự phòng giảm giá NVL không được lớn hơn lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã hoàn nhập các khoản trích dự phòng của năm trước
Mức lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu được xác định theo công thức:
Mức lập dự phòng giảm giá NVL
= Số lượng NVL tại thời điểm
BCTC
x (Giá gốc NVL ghi trên sổ
- Giá trị thuần NVL có thể thực hiện được)
1.5.3.3 Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn chứng từ phản ánh giá gốc của NVL được lập dự phòng - Biên bản kiểm kê số lượng NVL tại thời điểm lập dự phòng - Bảng tổng hợp mức lập dự phòng
- Bằng chứng tin cậy về giá bán ước tính NVL được lập dự phòng 1.5.3.4 Tài khoản sử dụng
Kế toán dự phòng giảm giá NVL sử dụng TK 2294 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nợ TK 2294 Có
Hoàn nhập chênh lệch dự phòng phải lập nhỏ hơn dự phòng hiện có
Sử dụng khoản dự phòng bù đắp tổn thất thực tế xảy ra
Trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu vào chi phí
Số PS bên Nợ Số PS bên Có
SDCK: Giá trị dự phòng giảm giá nguyên vật liệu hiện có
26
Sơ đồ 1.9: Trình tự hạch toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Nguồn: Theo thông tư 133 /2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính) CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ