2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu của Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008) về mối quan hệ cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE. Nguồn số
liệu tác giả lấy từ 50 công ty phi tài chính đang niêm yết tính đến thời điểm tháng 9/2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty bị tác động bởi cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty được đo lường bằng ROA và ROE, ngoài ra biến tốc độ tăng trưởng doanh thu GROWTH và quy mô SIZE không có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Vinh (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu là tất cả các công ty phi tài chính trên sàn chứng khoán Hà Nội đến đầu năm 2010. Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của hoạt động các công ty lên cơ cấu vốn kết hợp với các biến khác như quy mô công ty, cơ hội phát triển và tài sản cố định, và tác động của cơ cấu vốn lên giá trị của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số cơ cấu vốn như tổng nợ trên tổng tài sản, tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động quan trọng và tích cực đến lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, quy mô công ty cũng có tác động tích cực và quan trọng lên các số đo đòn bẩy tài chính như tổng nợ trên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng vốn chủ
sở hữu, tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản.
Nguyễn Thị Bắc (2013), Nghiên cứu này sử dụng mẫu gồm 120 công ty phi tài chính đang được niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán Việt Nam HOSE và HNX, kỳ quan sát là từ năm 2008 – 2012. Bài nghiên cứu này tác giả xem xét các yếu tố
tác động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp và xem xét mối tương quan giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Đối với mô hình đòn bẩy, tác giả sử dụng bốn biến phụ thuộc là tổng nợ trên tổng tài sản (TDTA), tổng nợ trên vốn chủ sở
hữu (TDTE), nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA), nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (TDTA). Bốn biến độc lập đại diện cho các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn là khả năng sinh lợi (PROF), tốc độ tăng trưởng (GROWTH), quy mô công ty (SIZE) và cơ cấu tài sản (TANG). Còn đối với mô hình giá trị công ty tác giả sử dụng biến P/E làm biến phụ thuộc, và sử dụng đòn bẩy, tốc độ tăng trưởng, quy mô công ty và cơ cấu tài sản làm biến độc lập. Kết quả cho thấy các số đo về cơ cấu vốn được xem là có tác động đáng kể và tích cực đến lợi nhuận của công ty.
Một kết quả khác nữa là quy mô công ty có tác động tích cực đáng kể lên các hệ số
đòn bẩy. Còn đối với mô hình kiểm tra cơ cấu vốn với giá trị công ty, kết quả cho thấy không có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu vốn và số đo thị trường P/E và chỉ ra rằng thị trường Việt Nam không hiệu quả.
Bảng 2. 1 Bảng tổng hợp các thực nghiệm nghiên cứu trước đây về sự tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
STT TÁC GIẢ BIẾN PHỤ THUỘC
BIẾN ĐỘC LẬP DẤU ẢNH HƯỞNG
1 Malis (1983)
Hiệu quả hoạt động
Cơ cấu vốn +
Giá cổ phiếu Đòn bẩy tài chính + 2 Sivarama
Krishman và Charles Moyer (1997)
Hiệu quả hoạt động
Đòn bẩy tài chính Không ảnh hưởng
3 Schiantarelli và Sembenelli (1999)
Hiệu quả hoạt động
Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản
+
4 Gleason và các cộng sự (2000)
ROA Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
-
+ SIZE
5 Diplip Ratha (2003)
Hiệu quả hoạt động
Đòn bẩy tài chính -
6 Deesomsak (2004)
Tỷ suất lợi nhuận gộp biên (GM)
Đòn bẩy tài chính -
7 Abor (2005) ROE
Hiệu quả hoạt động
Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD)
Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD)
Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (TD) SIZE
Doanh thu
+
-
+ +
+
8 Allen Bergen (2006)
ROA Đòn bẩy tài chính +
9 Samuel Huang và Frank Song (2006)
ROA
Cơ cấu vốn
Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD)
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (TD)
SIZE
-
-
+
10 Sohail Amjed (2007)
ROE
Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
+
-
Không ảnh hưởng 11 Zeitun và Tian
(2007)
ROA, ROE, PROF, MBVR, P/E, MBVE
TDTA, TDTE, LTDTA, STDTA, TDTC
+/-
12 Ebaid (2009)
ROA
ROE, GM (gross margin)
Tỷ lệ nợ ngắn hạn/
tổng tài sản
Tổng nợ trên tổng tài sản
Cơ cấu vốn
-
-
Không ảnh hưởng đáng
kể.
13 Dzung Nguyễn, Diaz Rainey, Andros Gregoriou (2012)
Khả năng sinh lợi
Đòn bẩy tài chính -
14 Ghafoor Khan (2012)
ROA/ROE/
Lợi nhuận ròng (GM)/
Tobin’s
ROA/GM/To bin’s
Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản
Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản
Quy mô tài sản (SIZE)
Không có ý nghĩa thống
kê/-/-/- Không có ý nghĩa thống
kê / -/-/- Không có ý nghĩa thống kê /không có ý nghĩa thống kê/- 15 Zuraidah
Ahmad và các cộng sự (2012)
ROE/ROA
Nợ ngắn hạn (STD).
Tổng nợ (TD) Nợ dài hạn (LTD)
Tăng trưởng tài sản (AG)
Tỷ số doanh thu trên tài sản (EFF) Tăng trưởng doanh thu (SG) Quy mô công ty (SIZE)
-/-
-/- +/ Không ảnh hưởng
+
+ Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng/+
16 Sheikh và Wang (2013)
ROE/ROA Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản- LTDTA
Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản STDTA
Tổng nợ trêntổng tài sản- TDTA
+/Không ảnh hưởng
+
+
17 Dawar (2014) ROA, ROE Cơ cấu vốn -
18 Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008)
ROA, ROE Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản – STDTA
Tỷ số nợ trên tổng tài sản- LTDTA
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu -D/E Tốc độ tăng
trưởng GROWTH
Quy mô của công
+
+
+
Không có ý nghĩa thống kê
Không có ý
ty-SIZE nghĩa thống kê 19 Nguyễn Tấn
Vinh (2011)
Hiệu quả hoạt động / Quy mô công ty- SIZE
Tổng nợ trên tổng tài sản
Tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản
+
+
20
Nguyễn Thị
Bắc (2013)
Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản- TDTA, Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản- LTDTA, Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản-
STDTA
Khả năng sinh lời (PROF)
Quy mô công ty - SIZE
+
+
“Nguồn: Tác giả tự tổng hợp”