Nhóm biến kiểm soát

Một phần của tài liệu Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp logistics niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 79 - 83)

4.6. Thảo luận kết quả hồi quy

4.6.2. Nhóm biến kiểm soát

Đối với nhóm biến kiểm soát, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định các giả thuyết 4, 5, 6, 7 và 8 cụ thể như sau:

Giả thuyết 4: Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao trong quá khứ sẽ có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trong các bảng kết quả 4.19 (biến TDTA), 4.20 (biến STDTA) và 4.21 (biến LTDTA), ta thấy tốc độ tăng trưởng GROWTH đều có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ROE thông qua các hệ số là lần lượt là đối với TDTA là (+0,0178341), đối với STDTA là (+0,0221571) và đối với LTDTA là (+0,0308339) với mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 10% và 5%. Từ kết quả này là bằng chứng thực nghiệm cho việc tốc độ tăng trưởng càng cao thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp càng cao. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Carpentier (2006) và Mahfuzah Salim (2012). Như vậy giả thuyết 4 được chấp nhận khi đo lường bằng biến phụ thuộc ROE.

Điều này cũng phù hợp với thực tế khi đất nước đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, với việc ký kết các hiệp định thương mại thúc đẩy hoạt động ngoại thương của Việt Nam, đồng thời thu hút dòng vốn FDI (Foreign Direct Investment) đổ vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Xu hướng này sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải và thuê kho bãi của các doanh nghiệp Logistics.

Bên cạnh đó, qua kết quả của các bảng 4.19 (biến TDTA), 4.20 (biến STDTA) và 4.21 (biến LTDTA) đối với mô hình biến phụ thuộc ROA thì P-value của tốc độ

tăng trưởng doanh thu GROWTH đều không có ý nghĩa thống kê do đó cũng chưa có cơ sở để kết luận tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động đến hiệu quả hoạt động ROA hay không. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008).

Giả thuyết 5: Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Theo kết quả ở bảng 4.19 (biến TDTA), ta thấy biến quy mô doanh nghiệp SIZE đều tác động ngược chiều đến biến hiệu quả hoạt động ROA và ROE thông qua các hệ số lần lượt là (-0,0025157) và (-0,0093604) đều ở mức ý nghĩa 5%. Theo kết quả ở bảng 4.20 (biến STDTA), ta thấy biến quy mô doanh nghiệp SIZE cũng tác động ngược chiều đến ROA thông qua hệ số (-0,0021266) với mức ý nghĩa 10%, tuy nhiên P-value lại không có ý nghĩa thống kê đối với ROE cho nên chưa có cơ sở để kết luận quy mô doanh nghiệp SIZE có tác động đến ROE hay không.

Theo kết quả ở bảng 4.21 (biến LTDTA), ta cũng nhận thấy P-value của biến quy mô doanh nghiệp SIZE đều không có ý nghĩa thống kê đối với ROA lẫn ROE cho nên cũng chưa có cơ sở để kết luận quy mô doanh nghiệp SIZE có tác động đến ROE hay không.

Nhìn chung, theo mô hình đang xét nghiên cứu, ta có thể thấy rằng biến quy mô doanh nghiệp SIZE có tác động ngược chiều đến biến hiệu quả hoạt động ROA và ROE, nhưng có khi vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận sự tác động của SIZE lên hiệu quả hoạt động do trong mô hình nghiên cứu đã đưa ra các kết quả P-value không có ý nghĩa thống kê, điều này cũng phù hợp với kết quả các nghiên cứu Mudambi và Nicosia (1998), Lauterbach và Vaninsky (1999), Durand và Coeuderoy (2001), Tzelepis và Skuras (2004), Trần Viết Hoàng (2008), Ghafoor Khan (2012). Với kết quả hồi quy như trên giả thuyết 5 bị bác bỏ.

Kết quả kiểm định này cũng có thể được thể hiện trong thực tế thông qua việc đầu tư, mở rộng tài sản của các doanh nghiệp Logistics nhóm ngành vận tải và kho bãi nhưng tài sản được đưa vào hoạt động chưa được chuyên môn hóa, sử dụng

đúng mục đích dẫn tới việc làm gia tăng chi phí và làm giảm hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp. Hơn nữa, hiện tại các doanh nghiệp Logistics chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ (chiếm 32,4%), khả năng tài chính yếu, 80% doanh nghiệp thành lập có vốn điều lệ dưới 1,5 tỷ đồng. Tình trạng thiếu khả năng tài chính khiến các doanh nghiệp không thể tự mình mở rộng quy mô, xây dựng hệ thống Logistics toàn cầu. Thiếu vốn, trình độ, trang thiết bị, máy móc, công nghệ luôn là các yếu tố

khiến các doanh nghiệp Việt Nam yếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Giả thuyết 6: Doanh nghiệp có dòng tiền mạnh sẽ có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Theo các bảng kết quả 4.19 (biến TDTA), 4.20 (biến STDTA) và 4.21 (biến LTDTA) cho thấy dòng tiền của doanh nghiệp CF có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% trong tất cả các mô hình hồi quy nghiên cứu, với các mức hệ số lần lượt tương ứng với các biến độc lập TDTA, STDTA và LTDTA với các biến phụ thuộc ROE, ROA là (+0,936613), (+1,213981), (+0,9303997), (+1,090409), (+0,9316272) và (+1,079331). Qua kết quả này cho ta thấy dòng tiền có tác động mạnh và tích cực lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở

lý thuyết, khi doanh nghiệp có dòng tiền mạnh, sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn đầu tư vào một dự án tốt hơn, hơn nữa khi dòng tiền mạnh sẽ góp phần kiểm soát được rủi ro thanh khoản, giảm rủi ro phá sản, làm gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với kết quả hồi quy như trên, ta chấp nhận giả thuyết 6, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Robert B. Carton (2004).

Thực tế có thể thấy rằng, để nâng cao hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp Logistics thường hướng tới việc hợp tác với các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế để hoạt động với nguồn hàng ổn định, khối lượng hàng lớn và đem lại lợi nhuận cao. Do nguồn hàng liên tục như vậy nên các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu thường chỉ thanh toán một lần theo hạn mức (ở đây có thể hiểu là công nợ), nên doanh nghiệp Logistics cần phải có lượng tiền ổn định để chi trả cho các chi phí trước khi thu hồi được tiền dịch vụ của khách hàng. Hơn thế nữa, đặc trưng của các doanh nghiệp kho vận nội địa là khả năng tiếp cận quỹ đất lớn. Trong

ngắn hạn, ngoài việc đầu tư cho công nghệ và chuyên môn quản lý, nhiều doanh nghiệp kho vận địa đang tận dụng lãi suất vay vốn thấp để gia tăng năng lực vận chuyển cũng như diện tích kho bãi.

Giả thuyết 7: Tài sản cố định được xem là có tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Kết quả hồi quy ở các bảng 4.19 (biến TDTA), 4.20 (biến STDTA) và 4.21 (biến LTDTA) cho thấy tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản TANGB có mối quan hệ ngược chiều ở mức ý nghĩa thống kê 1% cho tất cả mô hình đo lường từ biến độc lập TDTA, STDTA và LTDTA thông qua các biến phụ thuộc ROE và ROA.

Từ kết quả của mô hình hồi quy này, ta chấp nhận giả thuyết 7, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Himmelberg và cộng sự (1999), Sudiyatnon và các cộng sự (2012). Qua kết quả này cho ta thấy, các doanh nghiệp Logistics trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019 chưa thực sự kiểm soát và sử dụng tài sản cố định một cách có hiệu quả, việc mở rộng quy mô kho bãi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài để làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng lại gặp phải thất bại làm cho chi phí hoạt động tăng.

Giả thuyết 8: Các yếu tố kinh tế vĩ mô, cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát INFL có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Kết quả hồi quy ở các bảng 4.19 (biến TDTA), 4.20 (biến STDTA) và 4.21 (biến LTDTA) cho thấy P-value của tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát INFL đối với ROA và ROE đều không có ý nghĩa thống kê trong tất cả các mô hình đang hồi quy nghiên cứu cho nên chưa có cơ sở để kết luận tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát INFL có tác động lên hiệu quả hoạt động đo lường bằng ROA và ROE hay không . Với kết quả hồi quy như trên thì giả thuyết 8 bị bác bỏ.

Kết quả kiểm định này cũng phù hợp với thực tế vì cho đến hiện nay, thị trường Logistics vẫn đang ở giai đoạn phát triển với quy mô vốn vừa và nhỏ (chiếm 70%) và quy mô hoạt động nhỏ (chiếm 32,4%) tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ Logistics còn thấp do chi phí Logistics còn rất cao so với tỉ lệ 20-25% so

với GDP của Việt Nam, trong khi của Trung Quốc là 17,8% và Singapore là 9%.

Thị phần dịch vụ Logistics Việt Nam hiện nay được chia sẻ cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, chiếm lĩnh thị trường vẫn chủ yếu là các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với khả năng cạnh tranh cao, mạng lưới rộng khắp, tính chuyên nghiệp, sự đa dạng và chuyên sâu của các dịch vụ cung cấp như quản lý chuỗi cung ứng, hệ

thống thông tin và trung tâm phân phối trong khi các doanh nghiệp trong nước chủ

yếu tập trung vào việc cung cấp những dịch vụ Logistics cơ bản như vận tải, giao nhận và kho bãi do đó vẫn chưa đủ cơ sở để xác định rõ ràng ảnh hưởng của yếu tố

kinh tế vĩ mô GDP và INFL lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp logistics niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)