CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Đánh giá thang đo
Như đã trình bày trong phần nghiên cứu sơ bộ, mô hình bao gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, trong đó bao gồm 17 biến quan sát.
4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation). Qua đó cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.
Tiêu chuẩn để chấp nhận các biến là:
• Những biến chỉ có chỉ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) từ 0.3 trở lên.
• Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến phải từ 0.7 trở lên (do thang đo được sử dụng từ nghiên cứu trước đây).
Bảng 4. 13 Thống kê Hệ số Cronbach’s Alpha các yếu tố Yếu tố Biến quan sát Tương quan
biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha
CL
CL1 0,725
0.887
CL2 0,796
CL3 0,766
CL4 0,739
MQH
MQH1 0,552
0.706
MQH2 0,552
SNT
SNT1 0,531
0.811
SNT2 0,770
SNT3 0,626
SNT4 0,598
STT
STT1 0,771
0.873
STT2 0,761
STT3 0,733
STT4 0,669
CS
CS1 0,783
0.895
CS2 0,816
CS3 0,784
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS Qua bảng 4.13, kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy hệ số tin cậy của các biến đều lớn hơn 0.7, các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 vì vậy tất cả các biến được chấp nhận. Mô hình được đề nghị vẫn giữ nguyên các biến bao gồm 5 biến độc lập là: (1) Chất lượng dịch vụ, (2) Mối quan hệ, (3) Sự nhận thức, (4) Sự tin tưởng, (5) Chính sách giá và 1 biến phụ thuộc là Ý định mua của khách hàng. Các biến sau khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu được đưa vào để phân tích nhân tố.
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Theo Hair & ctg (2010), phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của biến ban đầu.
Trong phân tích nhân tố khám phá cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Factor Loading (Hệ số tải nhân tố) > 0.5
KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) (Chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA: 0.5 < KMO < 1
Kiểm định Bartlett có Sig < 0.05
Phương sai trích Total Varicance Explained > 50%
Eigenvalue > 1
Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập (phụ lục 3)
Bảng 4. 14 Phân tích nhân tố khám phá cho các thang đo độc lập KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .855 Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 3,927E3
Df 136
Sig. .000
Rotated Component Matrixa Component
1 2 3 4
STT1 0,839 STT4 0,792 STT2 0,765
CS1 0,739
CS3 0,680
CS2 0,669
STT3 0,659
CL2 0,883
CL4 0,850
CL1 0,812
CL3 0,804
MQH2 0,730
SNT3 0,777
SNT4 0,744
SNT2 0,725
SNT1 0,529
MQH1 0,794
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS Kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO = 0.855 ở mức ý nghĩa Sig.= 0.000, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và thỏa mãn điều kiện trong phân tích nhân tố.
Kết quả phân tích EFA cho thấy có 4 yếu tố được rút trích tại Eigenvalue là 1.007 (> 1) và phương sai trích được là 73,799% thỏa mãn điều kiện. Vì thế, việc phân tích nhân tố là phù hợp và phương sai trích đạt yêu cầu > 50%, các biến có trọng số nhân tố đạt yêu cầu.
Như vậy, kết quả đạt được từ 17 biến quan sát đưa vào phân tích nhân tố có 17 biến đạt yêu cầu và có 4 nhân tố. Tổng phương sai trích = 73,799%, cho biết 4 nhân tố này giải thích được 73,799% sự biến thiên của dữ liệu.
Thang đo mới được hiệu chỉnh sau khi phân tích EFA
Sau khi thực hiện phân tích EFA, kiểm định thang đo các thành phần, kết quả có 4 nhân tố tác động đến ý định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng của khách hàng tại TP.HCM, do đó thang đo và các giả thuyết được đặt lại như sau:
Bảng 4. 15 Bảng tóm tắt thang đo được hiệu chỉnh sau khi phân tích EFA
Nhân tố mới Biến quan sát
Z1 KV – Kỳ vọng STT1, STT2, STT3, STT4, CS1, CS2.
CS3
Z2 CLDV – Chất lượng dịch vụ CL1, CL2, CL3, CL4, MQH2 Z3 SNT – Sự nhận thức SNT1, SNT2, SNT3, SNT4
Z4 MQH – Mối quan hệ MQH1
Z1: Kỳ vọng (bao gồm sự tin tưởng và chính sách giá) có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng của khách hàng.
Z2: Chất lượng dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng của khách hàng.
Z3: Sự nhận thức có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng của khách hàng.
Z4: Mối quan hệ có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng của khách hàng.