Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình và tổng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Cải cách thủ tục hành chính tư pháp Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình (Trang 41 - 48)

Chương 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP-TỪ THỰC TIỄNTÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình và tổng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Bình

Trong lịch sử hình thành và phát triển dân tộc vùng đất Quảng Bình hôm nay đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới lãnh thổ và tên gọi. Ngày 01/7/1989, Trung ương Đảng đã có quyết định tách 3 tỉnh Bình Trị Thiên về địa giới cũ, từ đây Quảng Bình phục hồi lại vị trí các huyện như trước khi nhập tỉnh. Ngày 12/12/2004 thị xã Đồng Hới được Chính phủ ra quyết định nâng cấp thành Thành phố loại 3 trực thuộc tỉnh. Hiện nay tỉnh Quảng Bình bao gồm 01 thành phố và 07 huyện, thị xã với 159 xã, phường, thị trấn.

Cụ thể: thành phố Đồng Hới, các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá, thị xã Ba Đồn.

Vị trí địa lý: Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ; nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam. Tỉnh Quảng Bình giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông;

phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên. Tỉnh có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hới, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.

33

Về đặc điểm khí hậu: Nằm ở vùng nhiệt đới, Quảng Bình luôn bị tác động bởi khí hậu pha trộn giữa hai miền Nam – Bắc rõ rệt và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau; thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC – 25oC; ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

Về con người Quảng Bình: Theo số liệu từ Niên giám thống kê năm 2016 Quảng Bình có 877.702 người [4],. Trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 80,36% sống ở vùng nông thôn và 19,64%

sống ở thành thị. Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 531.095 người.

Trong đó tỷ lệ lao động nam/ nữ lần lượt là 264.903/ 266.192 người. Về chất lượng lao động của tỉnh cơ bản ngày càng được tăng cường.

Về văn hoá và du lịch: Quảng Bình là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”,

“quật khởi” và “hai giỏi”, có di chỉ văn hóa Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình, Đông Sơn và Sa Huỳnh, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, thành quách Trịnh – Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong kháng chiến chống xâm lược như: hang Tám Cô, đường Hồ Chí Minh Cự Nẫm, Cảnh Dương, v.v… Đã hình thành nhiều làng văn hóa được truyền tụng như “Bát danh hương”:“Sơn- Hà- Cảnh- Thổ- Văn- Võ- Cổ- Kim”.

Nhiều danh nhân học rộng, đỗ cao và nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như Dương Văn An, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Thanh Đạt… Quảng Bình là vùng giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt – Chămpa, thể hiện ở những di chỉ có niên đại 5 nghìn năm đã khai quật được ở Bàu Tró, phía bắc Đồng Hới.

34

Dải đất Quảng Bình như một bức tranh sơn thủy hữu tình với nhiều thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, cửa bãi biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… Động Phong Nha là một động đẹp có sông ngầm và có 7 cái nhất:

Hang nước dài nhất; Cửa hang cao và rộng nhất; Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất;

Hồ ngầm đẹp nhất; Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; Hang khô rộng và đẹp nhất. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003.

Về điều kiện kinh tế: Tính đến tháng 8/2017, tỉnh Quảng Bình có tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đầu người đạt 1.0305 USD. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh so với cùng kỳ năm 2016 sản lượng lương thực cả năm đạt 30,5 vạn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, năm 2016 toàn tỉnh đã có 43/136 xã nông thôn mới (chiếm 31,6%), không có xã đạt dưới 5 tiêu chí. Sự cố môi trường biển đã làm cho sản xuất, kinh doanh, khai thác thủy hải sản bị trì trệ; du lịch tỉnh nhà rơi vào tình trạng điêu đứng, nhiều khách sạn, nhà hàng ngưng hoạt động, các dịch vụ khác bị ảnh hưởng rất nặng nề. Lượng khách du lịch đến Quảng Bình đạt trên 1,99 triệu lượt, giảm 29,4% so với cùng kỳ. Công tác an sinh xã hội được quan tâm; Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững. [5]

Bên cạnh những mặt thuận lợi, đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình vẫn gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng và làm hạn chế nhiều mặt hoạt động, trong đó ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các đơn vị Toà án trên địa bàn tỉnh. Với đặc điểm về vị trí của tỉnh, khí hậu diễn biến bất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến cơ sở vật chất. Là vùng có địa bàn hẹp, phía tây tiếp giáp biên giới Lào, hơn 50% đơn vị TAND cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Bình hoạt động có địa bàn miền núi nên đi lại khó khăn, ảnh hưởng tiến độ giải quyết, xét xử các loại án và triển khai thực hiện các kế

35

hoạch công tác của mỗi đơn vị. Đời sống CBCC, người lao động trong TAND hai cấp tỉnh còn nhiều khó khăn do biến động giá cả thị trường, chế độ tiền lương chưa đáp ứng nhu cầu thực tế…

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình

Hiến pháp 2013 khẳng định “TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. TAND gồm TAND tối cao và các Tòa án khác do luật định. TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. [13]Trên cơ sở quy định đó, Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014 đã cụ thể hoá quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TAND nói chung và tại chương IV (từ điều 37 đến điều 43) Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định cụ thể đối với TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Sau khi tách tỉnh Bình Trị Thiên, TAND tỉnh Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số 155/QĐ-QLTA ngày 11/7/1989 của Bộ Tư pháp.

Về nhiệm vụ, quyền hạn:

Theo Điều 37 Lụât tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định thì TAND tỉnh Quảng Bình có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: “1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật. 2. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. 3. Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án TAND cấp cao, Chánh án TAND tối cao xem xét, kháng nghị. 4. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật”.

36

Toà án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm các vụ việc theo thẩm quyền do luật tố tụng quy định (Điều 44 Luật tổ chức TAND năm 2014). Theo đó Tòa án nhân dân huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền: Sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm mà bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, sơ thẩm những vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và những vụ việc khác theo quy định thuộc phạm vi địa giới hành chính huyện, trừ những vụ việc mà đương sự là người nước ngoài, các vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh.

Các Toà chuyên trách của TAND cấp tỉnh xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (Điều 40 Luật tổ chức TAND năm 2014) theo thẩm quyền địa giới hành chính tỉnh. Như vậy, TAND tỉnh Quảng Bình có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ việc theo thẩm quyền do Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính quy định. Đồng thời, xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp huyện thuộc tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

So với quy định của các Bộ luật trước đây, Uỷ ban Thẩm phán TAND tỉnh Quảng Bình có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các quyết định, bản án của Toà án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị người có thẩm quyền kháng nghị, nay thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đều do Toà án nhân dân cấp cao xét xử. Tuy nhiên, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình khi phát hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện có vi phạm cần thiết phải kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình có văn bản kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật.

37

Ngoài thẩm quyền về xét xử, TAND tỉnh Quảng Bình là đơn vị trực tiếp quản lý TAND cấp huyện về công tác cán bộ, cơ sở vật chất, các công tác kiểm tra nghiệp vụ và hướng dẫn nghiệp vụ. TAND tỉnh Quảng Bình còn hoạt động theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan TAND tỉnh Quảng Bình (Quyết định số 1760/QĐ-TAND ngày 01/9/2013 của Chánh án TAND tỉnh).

Về cơ cấu tổ chức:

Theo Điều 38, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định cơ cấu tổ chức của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì TAND tỉnh Quảng Bình gồm có: “1. a) Ủy ban Thẩm phán; b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao. Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án TAND tối cao quyết định việc tổ chức các Toà chuyên trách; c) Bộ máy giúp việc. 2. TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động”.

Căn cứ Quyết định số 345/2016/QĐ-CA ngày 07/4/2016 của Chánh án TAND tối cao về việc tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thì bộ máy giúp việc của TAND tỉnh Quảng Bình hiện nay có: 5 Toà chuyên trách, 3 phòng nghiệp vụ và 8 Toà án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh. Cơ cấu tổ chức bộ máy TAND hai cấp tỉnh Quảng Bình được thể hiện bằng sơ đồ sau:

38

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Bình

(Nguồn: Tác giả)

(Ghi chú: - Phòng TCCB - TTr & TĐKT: Phòng Tổ chức cán bộ thanh tra và Thi đua khen thưởng;

- Phòng KTNV - THA: Phòng Kiểm tra nghiệp vụ Thi hành án) Việc tổ chức các Tòa chuyên trách thuộc TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện được thực hiện theo Thông tư số 01/2016/TT-CA ngày 21/01/2016 của Chánh án TAND tối cao. TAND tỉnh Quảng Bình có 05 Tòa chuyên trách (gồm: Toà hình sự, Toà dân sự, Toà hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động).

TAND tỉnh Quảng Bình đã lập đề án các Tòa chuyên trách theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, nhưng hiện nay trên cả nước TAND tối cao chỉ mới ra quyết định thành lập cho TAND tỉnh Cần Thơ.

 Về biên chế: Năm 2017, TAND hai cấp tỉnh có tổng số 128 biên chế công chức (Tòa án cấp tỉnh 46 biên chế và Tòa án cấp huyện 82 biên chế); Có 27 hợp đồng lao động làm các công việc bảo vệ, tạp vụ và lái xe.[5]

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Hình Toà Sự

Dân Toà sự

Toà Lao động

Kinh Toà tế

Hành Toà chính

Phòng TCCB - TTr &

TĐKT

Phòng KTNV - THA

Văn Phòng

Toà án nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh

39

Biểu đồ 2.1.Số liệu cán bộ, công chức và các chức danh Thẩm phán của Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Bình tính đến năm 2017

(Nguồn: Tác giả)

Về phân loại biên chế cụ thể:

Phân loại theo trình độ đào tạo: tính đến tháng 12/2017, riêng ở TAND tỉnh có 7 Thạc sỹ, 2 người có trình độ Cử nhân chính trị, 9 người có trình độ Cao cấp lý luận chính trị, có 2 người được đào tạo trung cấp tin học trở lên, 43 người đạt trình độ B tin học và đạt ngoại ngữ tiếng Anh trình độ A trở lên.

Phân loại theo ngạch, bậc: Tổng số Thẩm phán toàn ngành là 39 Thẩm phán, gồm 01 Thẩm phán cao cấp, 16 Thẩm phán trung cấp (bao gồm cả cấp tỉnh và cấp huyện) và 22 Thẩm phán sơ cấp ở TAND cấp huyện. Riêng TAND tỉnh: ngạch Thẩm phán cao cấp 01 người, ngạch Thẩm phán trung cấp 09 người, ngạch Thẩm tra viên và tương đương 35 người.

Phân loại theo vị trí, việc làm: tính đến thời điểm ngày 30/9/2017 TAND tỉnh Quảng Bình có 10 Thẩm phán; 5 Thẩm tra viên; 20 Thư ký; 8 Chuyên viên và 2 vị trí khác là Kế toán và Văn thư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Cải cách thủ tục hành chính tư pháp Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)