Chương 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP-TỪ THỰC TIỄNTÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Quan điểm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tư pháp từ thực tiễn Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình
3.1.1. Quan điểm chung về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tư pháp trong Toà án nhân dân
Thứ nhất, Cải cách thủ tục hành chính tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, giữ vững bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan tư pháp
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới thủ tục HCTP đặt dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng TAND tối cao, Ban cán sự Đảng và lãnh đạo TAND tỉnh. Chú trọng đổi mới cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án theo hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử các vụ án.
Đổi mới HCTP phải gắn liền và phục vụ có hiệu quả với hoạt động tố tụng và hoạt động quản lý, điều hành công tác của TAND hai cấp tỉnh theo nguyên tắc không trái luật định và cần có sự phân định rõ giữa hoạt động tố tụng và hoạt động HCTP. Đồng thời, phân công, phân cấp rành mạch, hợp lý giữa các Toà chuyên trách, Phòng ban được giao thực hiện hoạt động HCTP tại TAND tỉnh.
Thứ hai, Cải cách thủ tục hành chính tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc;
gắn với đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
Cần thường xuyên quán triệt và xác định việc đổi mới thủ tục HCTP là một yêu cầu bắt buộc, khách quan và là nhiệm vụ thường xuyên của TAND hai cấp tỉnh Quảng Bình.
79
Đổi mới về thủ tục HCTP và các biện pháp tổ chức thực hiện TTHCTP gắn liền với hoạt động công khai minh bạch hóa tất cả các thủ tục tố tụng trong hoạt động của Tòa án nhằm giảm phiền hà cho người dân, ngăn chặn tệ nạn nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trong hoạt động HCTP của Tòa án.
Phát triển quản lý và vận hành các phần mềm, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Toà án, phấn đấu đạt 50% các hoạt động tác nghiệp và hoạt động quản lý, điều hành của TAND hai cấp tỉnh được thực hiện theo phương thức giao diện điện tử.
Thứ ba, Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách thủ tục hành chính tư pháp. Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân
Cải cách thủ tục HCTP tại TAND hiện nay là nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi phải quyết tâm cao, kiên trì, thường xuyên và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, nguồn hỗ trợ từ trung ương đến địa phương nhằm hướng đến xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ Nhân dân.
Với định hướng đó, các hoạt động cải cách thủ tục HCTP phải đặt dưới sự giám sát chắt chẽ của Ban Thanh tra nhân dân TAND tỉnh và lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả.
Thứ tư, Cải cách thủ tục hành chính tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm bên ngoài phù hợp với hoàn cảnh đơn vị; đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong tương lai
Đổi mới thủ tục HCTP tại TAND tỉnh Quảng Bình cần phải nghiên cứu học tập, tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của các mô hình đã được TAND tối cao thí điểm và mang lại hiệu quả cao. Một trong những thành quả nổi bật là Dự án phát triển tư pháp và sự tham gia của cơ sở - Dự án JUDGE (do Chính phủ Canada tài trợ, Bộ Tư pháp và TAND tối cao
80
thực hiện) đã đạt được là thành lập và triển khai Bộ phận HCTP tại Tòa án theo mô hình “một cửa” ở TAND ba tỉnh Hưng Yên, Thừa Thiên – Huế và Vĩnh Long.
Đồng thời, quá trình học tập kinh nghiệm từ các mô hình thí điểm, các mô hình điển hình của các đơn vị Toà án tỉnh bạn và của các cơ quan tư pháp trong nước, thì TAND tỉnh Quảng Bình cần lưu ý phù hợp đặc điểm tình hình điều kiện phát triển kinh tế xã hội và truyền thống văn hóa của riêng của đơn vị mình để nhân rộng kinh nghiệm hiệu quả.
Tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu các đề tài, sáng kiến về đổi mới thủ tục HCTP trong hoạt động Tòa án để tiến hành ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các Tòa án.
Thứ năm, Cải cách thủ tục hành chính tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc
Cải cách HCTP tại TAND tỉnh phải tiến hành theo lộ trình, đồng bộ, đi từ thí điểm đến chính thức. Phát huy những hoạt động có hiệu quả, rút kinh nghiệm, sửa đổi những hoạt động chưa hiệu quả. Và đặc biệt là phải có kế hoạch cụ thể ở mỗi giai đoạn, đề ra những mục tiêu then chốt có tính đột phá để tạo bước đi vững chắc.
3.1.2. Quan điểm về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tư pháp đối với Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình
Thứ nhất, Hoàn thiện chính sách, pháp luật về thủ tục hành chính tư pháp phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người
81
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 hệ thống Tòa án tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thủ tục HCTP theo hướng đơn giản, đồng bộ, thuận tiện trong xử lý, giải quyết công việc giữa Tòa án với người dân; Tối đa hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án.
Triển khai xây dựng và thực hiện thống nhất mô hình về tổ chức bộ máy, hệ thống chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với CBCC thực hiện hoạt động HCTP tại TAND tỉnh.
Đổi mới thủ tục HCTP phải nhằm mục đích bảo đảm tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, theo hướng công khai, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi có việc liên quan yêu cầu Tòa án giải quyết nhanh, gọn; bảo đảm hoạt động của Tòa án hiệu quả, hiệu lực; tổ chức thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của cán bộ, Thẩm phán TAND.
Thứ hai, Tổ chức tốt hoạt động của bộ phận “một cửa” (Tổ Hành chính tư pháp) trong đó, xác định nhiệm vụ trọng tâm là bổ trợ tư pháp cho hoạt động tố tụng xét xử tại Toà án. Hướng tới vận hành thành công mô hình
“Toà án điện tử” và phục vụ Đề án thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Bình
Cải cách thủ tục HCTP tại TAND tỉnh Quảng Bình với bước đột phá là việc thành lập bộ phận “một cửa” đã bổ trợ cho các hoạt động tố tụng xét xử và hoạt động quản lý, điều hành thông suốt và trôi chảy.
Tổ chức các hoạt động HCTP tại TAND tỉnh Quảng Bình theo hướng
“một cửa” và hướng đến xây dựng mô hình HCTP “một cửa liên thông”
phục vụ Đề án thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Bình (Quyết định số 2828/QĐ-UBND ngày 08/08/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình “Phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Bình”).
82
Chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực để thực hiện chủ trương tin học hoá và vận hành có hiệu quả mô hình Toà án điện tử trong tương lai.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của tổ HCTP tại TAND tỉnh theo hướng công khai, minh bạch và đơn giản hóa tối đa các thủ tục mà người dân cần thực hiện khi tiếp cận và có yêu cầu Tòa án giải quyết nhanh chóng, hiệu quả; cắt giảm đến mức thấp nhất các giấy tờ và các thủ tục trung gian trong quan hệ, giải quyết công việc giữa Tòa án với người dân.
Thứ ba, Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, cán bộ hành chính tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ; ứng dụng công nghệ
Xác định nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CBCC Tòa án giữ vị trí quan trọng trong thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Ban Cán sự Đảng TAND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ nhằm đảm bảo đội ngũ CBCC Tòa án có đủ tiêu chuẩn về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp trong tình hình mới. Căn cứ tình hình thực tế hiện nay, tại các đơn vị Tòa án hầu hết chỉ bố trí các cán bộ làm công tác tố tụng kiêm nhiệm công tác HCTP. Việc phân công cán bộ chuyên trách làm công tác HCTP là yêu cầu cần thiết để đảm bảo Tổ hành chính tư pháp hoạt động thông suốt.
Trên cơ sở quy định về “Quy tắc ứng xử của CBCC Tòa án nhân dân”
và thực hiện cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, CBCC Toà án nhân dân các cấp”, gắn với phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm
“gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”, lãnh đạo TAND tỉnh tăng cường
83
quan tâm đến việc giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công vụ và tinh thần phục vụ nhân dân cho các CBCC thuộc quyền quản lý. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tác phong, đạo đức công vụ cho CBCC làm công tác HCTP tại TAND tỉnh khi tiếp xúc với người dân và giải quyết các yêu cầu của công dân.
Thứ tư, Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của công luận đối với hoạt động hành chính tư pháp
Chú trọng đổi mới cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án theo hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử các vụ án. Hàng năm, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh thực hiện việc kiểm điểm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các mặt công tác một cách nghiêm túc.
Thực hiện đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp nói chung và việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động của Tòa án nhân dân. Triển khai có hiệu quả hơn nữa công tác của bộ phận tiếp dân, lịch tiếp dân của Tòa án tỉnh và Tòa án cấp huyện để tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp thông tin, kiến nghị, phản ánh hoặc yêu cầu giải quyết công việc của họ liên quan đến hoạt động của Tòa án. Tổ chức các phiên tòa lưu động tại nơi xảy ra các vụ án để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến với nhân dân.