Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tư pháp - Từ thực tiễn Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Cải cách thủ tục hành chính tư pháp Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình (Trang 92 - 113)

Chương 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP-TỪ THỰC TIỄNTÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2. Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tư pháp - Từ thực tiễn Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật thủ tục hành chính tư pháp

Về lâu dài, TAND tối cao đang nghiên cứu, xây dựng cơ sở pháp lý, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan để thực hiện việc tin học hóa trong hoạt động tố tụng và HCTP tại Tòa án. Thực hiện giải pháp này, TAND

84

tỉnh Quảng Bình cần tập trung nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng, sửa đổi các quy định, quy chế hiện hành trong hoạt động tố tụng và hoạt động HCTP để đơn giản hóa các thủ tục và tạo điều kiện, cơ sở pháp lý cho việc từng bước tin học hóa các hoạt động tố tụng và hoạt động HCTP tại Tòa án; đổi mới tổ chức, bổ sung biên chế, cán bộ cho các đơn vị có trách nhiệm liên quan trực tiếp tới việc thụ lý, giải quyết các yêu cầu của cơ quan, tổ chức và công dân. Đồng thời, TAND tỉnh cần chủ động trong việc tham mưu, đề xuất, phối hợp nghiên cứu để TAND tối cao sớm ban hành thống nhất hệ thống văn bản QPPL (Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Quyết định và Thông tư của Chánh án TANDT tối cao) hướng dẫn về các thủ tục HCTP tại Tòa án. Trong đó, quy định rõ những hoạt động cụ thể, quy định những quy trình của từng hoạt động nhằm tạo quy trình xử lý thống nhất tại các Tòa án.

Trong quá trình tổ chức thực hiện và áp dụng các bộ luật mới được ban hành, chắc chắn sẽ có nhiều bất cập, vướng mắc, do đó hàng năm TAND tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm trong công tác xét xử và tổng hợp những vướng mắc nãy sinh trong quá trình áp dụng pháp luật để báo cáo TAND tối cao và các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương để được hướng dẫn. Đồng thời, từ thực tế trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, TAND tỉnh chủ động phát hiện, đề nghị điều chỉnh sửa đổi các thủ tục HCTP trung gian rườm rà để từng bước tinh giản các thủ tục không cần thiết. Qua đó góp phần hoàn thiện hơn nữa chính sách pháp luật.

3.2.2. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình

Hiện nay, TAND tối cao đang tiến hành xây dựng và thực hiện thống nhất mô hình về tổ chức bộ máy, hệ thống chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thực hiện hoạt động HCTP tại các Tòa án, đảm bảo sự tách bạch giữa hoạt động HCTP với hoạt động xét xử. Theo đó, mỗi

85

đơn vị Tòa án thành lập một bộ phận chuyên trách thực hiện công tác này với quy trình tiếp nhận và trả hoặc thông báo kết quả giải quyết theo thủ tục đơn giản, thuận tiện nhất cho các cơ quan, tổ chức và công dân. Thiết lập và công khai đường dây nóng tại tất cả các Tòa án để tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp thông tin, kiến nghị, phản ánh hoặc yêu cầu giải quyết công việc của họ có liên quan đến hoạt động của Tòa án.

Trước mắt, TAND tỉnh Quảng Bình cần thực hiện nghiêm túc Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của TAND tối cao “Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân”. Trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện tổ chức và duy trì hoạt động của bộ phận “một cửa”

– Tổ hành chính tư pháp tại TAND tỉnh; chú trọng bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp, đồng thời ứng dụng các phần mềm ứng nội bộ số hóa để nâng cao hiệu quả của từng khâu, từng hoạt động.

Sắp xếp, bố trí cơ cấu công chức theo ngạch trong cơ quan TAND hai cấp tỉnh theo quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014. Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng và phê duyệt Danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch. Rà soát đề xuất đảm bảo thực hiện tốt cơ chế thi tuyển, thi nâng ngạch, bổ nhiệm ngạch công chức và các chức danh tư pháp. Thực hiện thí điểm đổi mới việc tuyển chọn, bổ nhiệm lãnh đạo Tòa án cấp huyện và lãnh đạo các Toà, phòng.

3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và hành chính tư pháp trong sạch, vững mạnh.

Giải pháp nhằm hướng tới xây dựng nền công vụ tư pháp “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của TAND, đáp ứng các yêu cầu của cải cách tư pháp trong tình hình mới. Thời gian tới, TAND tỉnh cần nghiêm túc tiếp tục thực hiện đồng bộ các vấn đề sau:

86

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong cải cách TTHCTP tại Tòa án. Thời gian qua, công tác chỉ đạo, điều hành trong triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục HCTP tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đồng bộ, tạo sự thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Đặc biệt, đơn vị đã đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ; triển khai toàn diện trên tất cả các nội dung; từng bước đi vào chiều sâu, tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo thạc sỹ luật, xây dựng đội ngũ cán bộ TAND tỉnh “vừa hồng vừa chuyên”, giỏi về chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, có phẩm chất, đạo đức trong sạch, tinh thần phục vụ nhân dân, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, TAND tỉnh Quảng Bình tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, trợ giúp cho TAND tối cao hoàn thiện việc xây dựng và sớm đưa vào hoạt động Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ Tòa án khu vực miền Trung - Tây Nguyên (địa điểm trụ sở Học viện tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) thành trung tâm lớn về đào tạo cán bộ Tòa án.

Tiếp tục xây dựng và thực hiện cơ chế thu hút, tiến cử, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài trong hoạt động công vụ tại TAND hai cấp tỉnh.

Có chế độ, chính sách khen thưởng, tăng thêm thu nhập phù hợp cho các các bộ công chức, người lao động tại TAND tỉnh. Đặc biệt là quan tâm thực hiện đổi mới cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức làm các công tác HCTP ngoài chức danh tư pháp của cơ quan đơn vị.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra và có cơ chế thanh tra, kiểm tra, đánh giá từ bên ngoài đối với hoạt động của các chức danh tư pháp. Tổ chức thực

87

hiện công tác đánh giá công chức theo hướng đề cao trách nhiệm người đứng đầu và gắn với kết quả công vụ.

Tiếp tục rà soát, giám sát để thực hiện quyết liệt cơ chế giải quyết cho thôi việc và miễn nhiệm để tinh giản biên chế đối với công chức Toà án không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật. Việc tinh giản biên chế tại Toà án gắn với kết quả thực thi công vụ không phải là giải pháp mới nhưng giải pháp này chưa bao giờ cũ, đặc biệt, xuất phát từ chức năng nhiệm vụ đặc thù của Toá án nên đây là giải pháp phức tạp, nhạy cảm. Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi sự quyết tâm đồng bộ, sự phối hợp rà soát đánh giá từ cả ba phía:

Lãnh đạo TAND tỉnh, đội ngũ công chức trực tiếp thực thi công vụ và cả từ phía người dân. Trọng tâm trước mắt là TAND tỉnh Quảng Bình tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của TAND tối cao “Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân”. Khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp, một bộ phận cán bộ giữ chức danh tư pháp đặc biệt là Thẩm phán thẳng thắn bày tỏ quan điểm áp lực tâm lý đối với giải pháp tinh giảm biên chế: “Công chức, viên chức Tòa án có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giảm biên chế, CBCC được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc cá nhân 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp” [7] . Thực tế như TAND tỉnh Quảng Bình, có những lĩnh vực tổng thụ lý, giải quyết xét xử rất ít như án hành chính, lao động, kinh doanh thương mại, nếu như vậy chỉ cần huỷ hoặc sửa 01 vụ thì tỷ lệ án huỷ sửa sẽ rất cao và ngược lại. Như vậy, kết quả đánh giá cuối năm của họ sẽ chỉ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ và sẽ thuộc đối tượng tinh giảm biên chế.

Theo họ để giảm áp lực này, tại Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của TAND tối cao “Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức

88

danh tư pháp trong Tòa án nhân dân”cần phân định rõ tỷ lệ án huỷ, sửa (do nguyên nhân chủ quan) theo tiêu chí tổng mức bình quân giải quyết xét xử của từng lĩnh vực xét xử (Dân sự, Hình sự, Hành chính, Kinh tế, Lao động…) và mức bình quân xét xử của từng đơn vị chứ không nên áp dụng chung tỷ lệ án huỷ (không quá 1,16%) và án sửa (không quá 3%) cho tất cả các loại án ở chung tất cả các đơn vị như hiện nay.

Nâng cao mọi mặt cho cán bộ, công chức hoạt động HCTP, trong đó quan tâm việc đào tạo trình độ về tin học, thường xuyên tập huấn việc sử dụng các phần mềm và sử dụng, vận hành thành thạo các phương tiện điện tử trong hoạt động tác nghiệp nhằm chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực để thực hiện chủ trương tin học hoá và vận hành có hiệu quả mô hình Toà án điện tử trong tương lai.

3.2.4. Hoàn thiện các cơ chế giám sát công vụ để bổ trợ hoạt động tố tụng tư pháp tại Toà án; phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động hành chính tư pháp tại Toà án nhân dân

TAND tỉnh cần phải xây dựng và thực hiện tốt cơ chế giám sát nội bộ về thực thi công vụ nhằm kịp thời chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ Tổ HCTP, nhất là thái độ ứng xử khi tiếp xúc với người dân.

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân TAND tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động Tổ HCTP. Chú trọng kiểm tra, giám sát theo chuyên đề, lĩnh vực có nhiều sai phạm, dư luận quan tâm.

Thường xuyên, định kỳ rút kinh nghiệm, tìm giải pháp khắc phục những biểu hiện sai phạm, lệch lạc trong quá trình tổ chức thực hiện công tác cải cách thủ tục HCTP.

Tổ chức Hội nghị trực tuyến về đổi mới công tác hành chính - tư pháp (tại TAND tỉnh và 07 điểm cầu TAND cấp huyện), nhằm tổng kết, đánh giá, xây dựng, hoàn thiện mô hình Tổ HCTP chuẩn mực, nhân rộng trong TAND

89

hai cấp tỉnh; tăng cường công khai, minh bạch các hoạt động HCTP tại Tòa án, tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ người dân được tốt nhất; đồng thời hướng đến việc xây dựng Tòa án thân thiện, gần dân, phục vụ nhân dân, từng bước xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, góp phần xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam.

Để tăng cường cải cách thủ tục HCTP, TAND tỉnh cần chú trọng đổi mới việc tổ chức các phiên tòa xét xử theo hướng đảm bảo công khai, dân chủ, nghiêm minh gắn với việc xác định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, chú trọng hơn vai trò của luật sư bào chữa và lấy kết quả tranh tụng tại phiên tòa làm căn cứ để ra bản án. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các luật sư do bị cáo hoặc các đương sự mời bảo vệ quyền lợi cho họ tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Việc tổ chức phiên tòa phải được đảm bảo diễn ra một cách dân chủ, đảm bảo an toàn.

Thiết lập và công khai đường dây nóng tại Toà án để tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp thông tin, kiến nghị, phản ánh hoặc yêu cầu giải quyết công việc của họ có liên quan đến hoạt động của Toà án.

Tăng cường mối quan hệ giữa Toà án và truyền thông, xem giải pháp này là nhu cầu và động lực hoạt động của Toà án. Truyền thông có vai trò quan trọng trong hoạt động mọi mặt của đời sống. Là nguồn của thông tin, truyền thông đóng góp tích cực vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan công quyền, trong đó có hệ thống Toà án. Thông qua truyền thông, công chúng sẽ biết được về các hoạt động của hệ thống Toà án , hiểu thấu về quá trình đi đến các quyết định pháp lý, để từ đó tôn trọng và tâm phục khẩu phục đối với mỗi phán quyết của Toà án, tạo niềm tin vững chắc vào công lý. Theo kết quả khảo sát, đối với phần lớn người dân trên địa bàn khảo sát cho thấy mối liên hệ chủ yếu của họ với hoạt động của Toà án, “hình thức người dân

90

tìm hiểu thông tin liên quan về TTHCTP chủ yếu thông qua tin tức của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng internet, các website cung cấp thông tin luật”. Chính vì vậy, truyền thông - mặc dù không phải là phương tiện duy nhất - nhưng đóng vai trò quan trọng, là nguồn tin tức và bình luận phản hồi chủ yếu có ảnh hưởng lớn đối với các tầng lớp nhân dân về hệ thống Toà án; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các Tòa án.

Thông tin về các quy định của pháp luật, về hoạt động tố tụng và các tin tức liên quan đến hoạt động của Tòa án được các phương tiện truyền thông phổ biến chính xác, kịp thời và đầy đủ, sẽ là kênh truyền tải có hiệu quả nhất để người dân tiếp cận pháp luật; nâng cao dân trí[37] Nổi trội như: Chuyên mục

“Trợ giúp pháp lý” tại Cổng thông tin điện tử Toà án nhân dân với việc đăng tải các quy định, hướng dẫn về thủ tục HCTP như thủ tục khởi kiện các vụ án, thủ tục kháng cáo, xin xoá án tích … đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp cận khi có yêu cầu liên quan đến Toà án. Chuyên mục “Hỏi đáp pháp luật” đăng tải nội dung trả lời chi tiết các vấn đề người dân quan tâm, gửi câu hỏi đề nghị giải đáp. Qua chuyên mục này, công chúng nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức pháp luật, để ứng xử phù hợp theo pháp luật, giải toả vướng mắc pháp luật …Mặt khác, các phương tiện thông tin truyền thông còn là cầu nối chuyển tải các phản ánh, ý kiến của người dân đến Toà án; trong đó có việc khắc phục kịp thời những sai sót trong hoạt động nghiệp vụ để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo Hiến pháp và pháp luật

Trong lĩnh vực cải cách thủ tục HCTP tại TAND tỉnh Quảng Bình thời gian tới, việc lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm chỉ số then chốt được xem là một trong những giải pháp trọng điểm mang tính đột phá.

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự thay đổi trong đời sống người dân làm làm thước đo thực thi công vụ của mỗi cán bộ HCTP và hướng đến kế hoạch chung xây dựng “Chính phủ

91

kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân” theo chủ trương của Chính phủ. Thời gian tới, hoạt động cải cách TTHCTP tại TAND tỉnh Quảng Bình cần phải tiến hành theo lộ trình, đồng bộ, có trọng tâm với những bước đi vững chắc, đi từ thí điểm đến chính thức. Giải pháp trọng điểm của cải cách là lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả công vụ nhằm công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án. TAND tỉnh Quảng Bình coi việc nỗ lực cải cách nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ phận HCTP“một cửa” là một trong những mục tiêu trọng tâm trong lộ trình cải cách thủ tục HCTP, trong đó đặt Chỉ số mức độ hài lòng của người dân là giải pháp trọng điểm. Việc xác định mức độ hài lòng là chỉ số then chốt làm thước đo để điều chỉnh thái độ của đội ngũ công chức tư pháp trực tiếp phục vụ nhân dân. CBCC phải luôn nghe dân, biết lo lắng khi dân không hài lòng. Phải biết vì sao người dân không hài lòng? Dân không hài lòng ở điểm nào? Khắc phục những gì người dân không hài lòng ra sao? Và quan trọng là công bố kết quả để người dân được biết. Vì vậy, muốn cải cách tốt thì chỉ số hài lòng của người dân phải được đánh giá chính xác để từ đó có những phương hướng khắc phục, thay đổi thái độ phục vụ nhân dân, làm gia tăng thêm chỉ số hài lòng đích thực của người dân. Trong thời gian tới, các đơn vị của TAND hai cấp tỉnh sẽ hoàn thiện bộ câu hỏi khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ HCTP; tiếp tục đầu tư trang thiết bị tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Bộ phận “một cửa”) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện đánh giá. [36]

3.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp

Hàng năm, TAND tỉnh tiếp tục duy trì việc tổ chức đoàn công tác của TAND hai cấp tỉnh Quảng Bình sang thăm và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực tư pháp với các TAND cấp tỉnh nước bạn Lào và Thái Lan; ký kết các văn bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tư pháp, góp phần thắt chặt và làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Cải cách thủ tục hành chính tư pháp Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình (Trang 92 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)