Về cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 60 - 63)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

3.2.3. Về cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã

Bảng 3.3 Cơ cấu về giới tính, dân tộc, độ tuổi CBCC năm 2016 - 2018

Tiêu chí

Nam Nữ

Tiêu chí

Dân tộc thiểu số Dưới 35 tuổi

35-45 45-55 Trên 55 Tổng

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Mường Ảng

- Về cơ cấu độ tuổi: Bảng số liệu 3.3 cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức dưới 45 tuổi chiếm phần lớn trên 70%, số lượng CBCC trẻ giúp tăng cường khả năng sáng tạo trong công việc, tăng sự năng động và nhiệt tình từ những người trẻ tuổi, giảm thiểu tình trạng thụ động, ỷ lại, giảm sức ì của đội ngũ những CBCC già. Nguyên nhân chính là năm 2018 huyện đã tăng cường thêm đội ngũ CBCC trẻ và tinh giảm biên chế cho những CBCC đã có tuổi, không còn khả năng làm việc hay làm việc không còn hiệu quả. Chính vì vậy, bảng số liệu về cơ cấu độ tuổi có xu hướng giảm số lượng những cán bộ cao tuổi và tăng số lượng đội ngũ cán bộ trẻ tuổi.

Tuy nhiên, số lượng CBCC cấp xã độ tuổi từ 55 trở lên vẫn chiếm tỷ lệ cao, năm 2018 là 12%. Nguyên nhân là do có một số cán bộ chính quyền cấp xã là cán bộ lịch sử để lại. Số cán bộ này, nhìn chung nếu chỉ tính đơn thuần về trình độ, năng lực thì hầu như họ đáp ứng được những đòi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ, nhất là về mặt bằng cấp, về bản lĩnh chính trị. Nhưng nếu xem xét một cách kỹ lưỡng thì còn nhiều vấn đề đặt ra. Đối với cán bộ có tuổi, do họ có trình độ văn hóa, chuyên môn thấp do đó việc vận dụng các chủ trương

của Đảng, nhà nước có mặt hạn chế, chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm.

Đây cũng chính là lý do tạo ra giữa họ và nhân dân địa phương cũng như đội ngũ CBCC công tác tại xã luôn có một khoảng cách. Đó là chưa kể đến khoảng cách về thu nhập, về mức sống giữa họ với các cán bộ công tác ở địa phương. Đây là độ tuổi mà sự năng động và minh mẫn đã vượt qua đỉnh cao nên dễ bảo thủ, an phận.

- Về cơ cấu giới tính: Tỷ trọng CBCC cấp xã có xu hướng tăng, nhưng vẫn còn chênh lệch khá lớn về cơ cấu giới tính của CBCC cấp xã huyện Mường Ảng. Đến năm 2018, đa số CBCC xã trên địa bàn huyện là nam giới, chiếm tới 77% tổng số CBCC cấp xã. Cán bộ nữ chỉ chiếm 23%, tương ứng là 51 người.

Mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sự bình đẳng giới trên mọi phương diện của cuộc sống nhưng trên thực tế sự tham gia của phụ nữ trong quản lý nhà nước còn có sự chênh lệch rất đáng kể so với nam giới. Nguyên nhân là do phong tục tập quán còn lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ, mà đa số cán bộ lại là người dân tộc nên bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những tư tưởng đó. Trong các xã vùng sâu vùng xa, phụ nữ không có tiếng nói nhiều, áp lực từ gia đình và họ tộc gây nên tư tưởng ái ngại, không dám tham gia những hoạt động mang tính chất xã hội. CBCC là nữ giới thường làm công tác vận động, tuyên truyền trong các đoàn thể, các hội như:

Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... và công tác chuyên môn như:

Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính - Kế toán, Văn hóa

- xã hội. Hai năm gần đây, đã có một số CBCC cấp xã giới tính là nữ giữ các chức vị chủ chốt trong hệ thống chính quyền cấp xã. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong xu thế hội nhập, dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội của huyện Mường Ảng nói riêng và của cả nước nói chung. Do là huyện miền núi nên cơ cấu về dân tộc của đội ngũ CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 80% trong đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã huyện Mường Ảng. Điều này

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền đưa các chủ trương chính sách của nhà nước tới một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc, nơi có tới 96% là đồng bào dân tộc thiểu số.

- Về cơ cấu dân tộc: Bảng số liệu 3.3 cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số năm 2016 là 174 người chiếm 82 %, đến năm 2018 là 187 người chiếm 84,2%, như vậy tỷ lệ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu ở cấp xã tăng dần qua các năm từ 174 người năm 2016 lên 187 người năm 2018.

CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số về bản chất thật thà, chất phác, ngay thẳng, tác phong công tác rất thực tế, sát dân, hiểu phong tục, tập quán, địa hình lãnh thổ, nói được tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương nên có thể làm tốt công tác quản lý, điều hành. Song hạn chế về ngôn ngữ phổ thông, giao tiếp, thiếu kiến thức khoa học, tư duy lý luận, lôgic, suy nghĩ giản đơn dựa theo kinh nghiệm nên hiệu quả công việc chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w