Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 113 - 116)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.5. Đánh giá chung chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Những tồn tại, hạn chế của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Mường Ảng xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, do lực lượng và cơ sở trang thiết bị để chăm sóc, cải thiện sức khỏe cho người dân nói chung và đội ngũ CBCC nói riêng vẫn còn quá thiếu thốn dẫn đến thể trạng và sức khỏe lao động vẫn dậm chân tại chỗ.

Thứ hai, do điều kiện của huyện Mường Ảng là huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiểu số, diện tích tự nhiên lớn, đời sống nhân dân so với mức bình quân chung của cả nước còn thấp, xuất phát điểm kinh tế, trình độ dân trí thấp, không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cơ sở hạ tầng yếu kém, chỉ số phát triển con người, đội ngũ CBCC và nguồn nhân lực của huyện ở mức thấp so với các địa phương khác và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển trong tình hình mới.

Thứ ba, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Mường Ảng vẫn phụ thuộc nhiều vào cấp trên. Điều đó có nghĩa là khi cấp trên có chỉ tiêu hay hướng dẫn mở lớp đào tạo, bồi dưỡng thì huyện mới cử

CBCC đi học. Hiệu quả chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC vẫn còn thấp, xuất phát từ những hạn chế như: nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về hình thức, mang tính lý luận chung, chưa có nội dung phù hợp với từng đối tượng; phương pháp giảng dạy còn nặng về thuyết trình. Đa số CBCC cấp xã đã và đang theo học theo hình thức vừa học vừa làm tuy có ưu điểm thuận lợi về học tập nhưng chất lượng đào tạo không cao. Nhiều CBCC cấp xã, nhất là cán bộ người dân tộc, vùng sâu, vùng xa, CBCC có tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ngại đi học. Thêm vào đó, là chế độ chính sách cho CBCC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, song còn thấp và chưa phù hợp với giá cả thị trường hiện nay. Một bộ phận không nhỏ CBCC đi học nhằm hợp thức hóa bằng cấp. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ đào tạo về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, nhất là xử lý hững tình huống trong thực tiễn. Điều đó làm cho CBCC cấp xã lúng túng trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nên hiệu quả thấp.

Thứ tư, nhiều địa phương bố trí, sử dụng cán bộ không theo nguyên tắc mà cần đâu dùng đó, tiện đâu cử đó. Việc bố trí, sử dụng CBCC mới chỉ chú

ý đến số lượng, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nhiệt tình cách mạng, các tiêu chí về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp chưa được quan tâm, chú trọng dẫn tới đội ngũ CBCC vừa thừa vừa thiếu, không đảm bảo chất lượng.

Thứ năm, chế độ chính sách tiền lương và thu nhập của CBCC cấp xã không theo kịp tình hình kinh KT - XH. Do vậy, tiền lương và thu nhập của CBCC chưa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức trung bình của xã hội, chưa tương xứng với khu vực doanh nghiệp và tư nhân. Chưa có các chính sách cụ thể mang tính đặc thù cho từng vùng, từng khu vực có điều kiện KT - XH khác nhau.

Thứ sáu, môi trường, điều kiện hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động cho đội ngũ CBCC cấp xã còn khó khăn và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nhất là các xã ở vùng cao, vùng sâu.

Thứ bảy, trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBCC cấp xã còn thiếu sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các phòng ban chuyên môn cấp huyện. Một số khó khăn, vướng mắc từ cơ sở nếu được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của các phòng ban chuyên môn sẽ được giải quyết nhanh chóng, kịp thời đúng quy định, thông qua hình thức này là cách thức cầm tay chỉ việc, giúp cho đội ngũ CBCC cấp xã học tập được kinh nghiệm trong giải quyết công việc.

Thứ tám, một số cấp ủy Đảng, thủ trưởng cơ quan chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và quy trình trong công tác cán bộ, chưa chú ý quản lý và rèn luyện cán bộ đảng viên về mặt phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng. Chưa xử lý kỷ luật nghiêm minh và kịp thời những cán bộ, đảng viên có sai phạm, không kịp thời thay thế những cán bộ sa sút về phẩm chất, yếu kém về năng lực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w