Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
3.3. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
3.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC có vai trò đặc biệt quan trọng, vì đào tạo ở đây không chỉ đơn thuần là đào tạo về chuyên môn mà còn đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức, chính
trị, ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc, vai trò và vị trí của người cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước. Phần đông đội ngũ CBCC của các xã, thị trấn có trình độ học vấn thấp. Một số không nhỏ CBCC cấp xã không được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, về pháp luật, về hành chính và kỹ năng quản lý hành chính- những kiến thức và kỹ năng phục vụ chính cho công việc mà họ đảm nhận. Một số cán bộ là người dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn ở tình trạng mù chữ. Đối với CBCC chủ chốt cấp xã, sau mỗi lần bầu cử tuy có được bồi dưỡng, đào tạo nhưng những kiến thức họ thu nhận được không đầy đủ, hệ thống, do vậy, chất lượng đào tạo cũng chưa mang lại hiệu quả cao. Đào tạo, bồi dưỡng quyết định trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức nhấn mạnh: “Đào tạo bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao”. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ giới hạn ở đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, mà cần đặc biệt quan tâm tới đào tạo nâng cao kỹ năng, kỹ xảo thực hiện công việc và những kiến thức về quản lý nhà nước, góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ. Nội dung cơ bản nhất của đào tạo bồi dưỡng là phải xác định chính xác nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng;
chương trình và phương thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng. Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên sự phân tích, đánh giá công việc, trình độ của đội ngũ công chức và nhu cầu về cán bộ của từng cơ quan, tổ chức. Chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng lại phụ thuộc vào các vấn đề như: Hệ thống cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên; Chế độ hỗ trợ cho cán bộ, công chức đi học như tiền ăn ở, đi lại, tiền học phí, thời gian; Cơ chế đảm bảo sau đào tạo, bồi dưỡng...
Trước tình hình thực tế đội ngũ CBCC cấp xã tại địa phương, qua việc
xác định nhu cầu đào tạo đội ngũ CBCC cấp xã, ban lãnh đạo huyện Mường Ảng đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã giai đoạn 2015-2020 như sau:
* Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đối với các chức danh Bí thư Phó Bí thư thường trực; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND phải có trình độ từ trung cấp trở lên và có trình độ ĐH nhất định. Qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế. Đối với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân có trình độ THPT trở lên.
Đến năm 2020, có 35% cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ ĐH
Về lý luận chính trị: Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên.
Đến năm 2020, có 100% cán bộ chuyên trách cấp xã biết sử dụng và truy cập internet trên máy vi tính.
Đối với công chức cấp xã 100% đạt chuẩn về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, ít nhất 60% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, 60% có trình độ CĐ, ĐH trình độ chuyên môn.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
Về lý luận chính trị: Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh CBCC cấp xã. Tổ chức phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng; bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ lý luận.
Về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước: Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho CBCC cấp xã. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí làm việc theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm. Bồi dưỡng văn hóa công sở.
Về kiến thức tin học, ngoại ngữ và tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức cấp xã tại các vùng có dân tộc thiểu số sinh sống.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Mường Ảng phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Điện Biên mở các lớp trung cấp chính trị tại chức, liên kết với các trường mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Quy hoạch lại đội ngũ CBCC cấp xã, những CBCC nào chưa đạt tiêu chuẩn hoặc còn thiếu các kiến thức về quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ sẽ được cử đi học.
Bảng 3.13. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2016-2018
STT
Nội dung đào tạo
1 Chuyên môn nghiệp vụ 2 Lý luận chính trị
3 Quản lý nhà nước 4 Tin học
5 Ngoại ngữ Tổng
“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Mường Ảng”
Bảng 3.13 cho thấy, tổng số CBCC được đào tạo, bồi dưỡng tăng hàng năm từ 43 người năm 2016 lên đến 165 người năm 2018.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đã tập trung vào những nội dung nhất định phụ thuộc vào nhu cầu thực tiễn của công việc và kiến thức còn thiếu của CBCC cấp xã.
Trong 3 năm hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được tập trung vào nội dung về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước. Đối tượng được cử đi học gồm những người chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, trình độ lý luận chính trị hoặc có trình độ sơ
CBCC trẻ, là đội ngũ kế cận những CBCC xã sắp về hưu. Do vậy, kết hợp với thực tiễn, kinh nghiệm công tác và quá trình được đào tạo bài bản, chính quy, có hệ thống sẽ tạo ra một đội ngũ CBCC có chất lượng cao trong tương lai.
Như vậy, huyện Mường Ảng đã chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã. Đây là một vấn đề cần thực hiện nghiêm túc, trong chiến lược của Đảng và Nhà nước về việc xác định tầm quan trọng của đội ngũ CBCC cấp xã và yếu tố nòng cốt là đổi mới con người, đầu tư cho con người để từ đó bộ máy hành chính nhà nước vận hành hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền KT-XH của địa phương nói riêng và đất nước nói chung.