Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
4.2.9. Tăng cương công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Để xây dựng được một đội ngũ CBCC cấp xã có đủ bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp:
Một là, Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, không ngừng rèn luyện nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCC; xây dựng đội ngũ CBCC nói chung, đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng mạnh về số lượng, đảm bảo chất lượng, có tinh thần giác ngộ cách mạng cao, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu hết mình để xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền Xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là, Đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình trong kiểm điểm nhằm đánh giá toàn diện, công tâm, khách quan, trung thực nhận thức chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống, năng lực thực tiễn để có phương án sử dụng, đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, điều động, thay thế CBCC.
Ba là, Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm.
Chú trọng công tác tự kiểm tra của CBCC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi một CBCC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, kịp thời, chất lượng.
Bốn là, Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tới đội ngũ CBCC. Mỗi một CBCC phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết chú trọng nội dung làm theo.
Năm là, Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế giám sát của nhân dân và của các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động đội ngũ CBCC. Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả của CBCC trong thực hiện nhiệm vụ.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xã được tạo nên bởi rất nhiều hoạt động khác nhau của tổ chức và cá nhân người cán bộ. Tuy nhiên, một trong những hoạt động hết sức quan trọng và không thể thiếu được đó là tính tích cực, chủ động và tinh thần tự giác đối với việc tự học, tự rèn luyện của bản thân mỗi cán bộ, công chức. Suy cho cùng, chất lượng của cả đội ngũ cán
bộ, công chức xã được thể hiện trước hết ở chất lượng của từng cán bộ, công chức mà trên hết đó là nhờ tinh thần tự giác học tập và rèn luyện của chính bản thân mỗi cán bộ, công chức. Tất cả các hoạt động khác nhằm tạo nên chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sẽ không hiệu quả cao, nếu như bản thân mỗi cán bộ, công chức không thực sự tích cực, chủ động và tự giác học tập và rèn luyện. Do đó, ngoài việc được đào tạo bài bản ở trường, lớp, mỗi cán bộ, công chức xã phải có ý thức tự giác nâng cao trách nhiệm của bản thân, không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và tác phong công tác, đồng thời cần xác định việc tự học tập, tự rèn luyện là trách nhiệm bắt buộc, là nghĩa vụ của mỗi cán bộ, công chức. Để phát huy tính tích cực, chủ động và tinh thần tự giác của mỗi cán bộ, công chức xã đối với việc tự học, tự rèn luyện, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Các cấp ủy, chính quyền xã cần xây dựng các quy chế, quy định cụ thể về chế độ học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung, đội ngũ cán bộ xã nói riêng, trong đó cần chú ý quy định trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ, công chức đối với việc tự học, tự rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Cần quy định việc tự học, tự rèn luyện thành một tiêu chí để đánh giá cán bộ, công chức xem xét thi đua, khen thưởng cuối năm đối với từng cán bộ, công chức để mỗi cán bộ ý thức hơn về trách nhiệm tự nâng cao chất lượng của bản thân, từ đó mới tích cực, chủ động và tự giác hơn trong việc tự học, tự rèn luyện.
BTV Huyện ủy và BTV đảng ủy xã phải thường xuyên theo dõi, động viên, nhắc nhở, đôn đốc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần để cán bộ xã tự học, tự rèn luyện. Định kỳ sáu tháng hoặc cuối năm, nên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả việc tự học, tự rèn luyện của cán bộ, qua đó tuyên dương những cán bộ có tinh thần tự giác cao trong học
tập và rèn luyện, đồng thời kịp thời phê bình những cán bộ còn yếu kém về một hoặc nhiều mặt nhưng không tích cực phấn đấu học tập và rèn luyện, tự bằng lòng với những kiến thức và những gì mình có.