Công tác sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 93 - 97)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.3. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

3.3.4. Công tác sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức

sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, bố trí đúng người, đúng việc để phát huy tối đa tiềm lực và khả năng của đội ngũ cán bộ công chức, thu hút và giữ chân những cán bộ, công chức có thực tài và tiềm năng phát triển.

Công tác sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Bố trí đúng người, đúng việc là động lực thúc đẩy mỗi cá nhân hăng say, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc, khuyến khích tinh thần học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Bên cạnh đó, những công việc của quá trình sử dụng nhân lực như: điều động, luân chuyển, đề bạt... được thực hiện hợp lý, công bằng, khoa học sẽ tạo môi trường thuận lợi cho những cá nhân có năng lực, trình độ và có phẩm chất đạo đức tốt được phát huy năng lực, sở trường trong công việc, từ đó nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ , công chức cấp xã. Việc bố trí, sử dụng, phân công công tác cho CBCC phải đảm bảo phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ và ngạch công chức được bổ nhiệm. Nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức: Sắp xếp theo nghề được đào tạo: Xuất phát từ yêu cầu công việc để bố trí sắp xếp cho phù hợp. Nhiệm vụ được xác định rõ ràng. Mỗi người cần hiểu rõ mình phải làm gì? Trong thời gian nào? Nếu không trách nhiệm sẽ ra sao? Sắp xếp, sử dụng phù hợp với trình độ chuyên môn và thuộc tính tâm lư cũng như kết quả phấn đấu mọi mặt. Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác sử dụng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã còn tồn tại nhiều hạn chế. Các vấn đề như bổ nhiệm, điều động... chưa đảm quy trình và thủ tục quy định, đối tượng bổ nhiệm không đủ tiêu chuẩn... còn xảy ra tại một số địa phương. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị sử dụng công chức cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề này.

Theo thống kê năm 2018, tổng số CBCC cấp xã tại huyện Mường Ảng là 212 người. Phần lớn CBCC cấp xã tại huyện Mường Ảng được bố trí đảm

bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường, năng lực, phẩm chất, nguyện vọng. Chỉ còn một số ít CB, CC tuyển dụng theo tiêu chuẩn cũ nên trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao.

Bảng 3.16 Kết quả khảo sát đánh giá hoạt động sử dụng CBCC cấp xã giai đoạn 2016 – 2018

TT Tiêu chí

Mức độ phân công

1 công việc đang đảm

nhận phù hợp với năng lực của CBCC

Mức độ công việc đang

2 đảm nhận phù hợp với

chuyên ngành đào tạo

(Nguồn: Điều tra của tác giả) Thông qua việc lấy ý kiến CBCC ở các xã, thị trấn kết quả thể hiện tại bảng 3.15, về sự phù hợp giữa mức độ công việc với năng lực và chuyên ngành được đào tạo của đội ngũ CBCC có thể thấy, về cơ bản, mức độ phân công công việc đang đảm nhận phù với năng lực của CBCC và phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

Qua bảng 3.16 ta thấy sự đánh giá của CBCC về mức độ phân công công việc đang đảm nhận phù hợp với năng lực của CBCC có 75 ý kiến đánh giá tốt, 58 ý kiến đánh giá khá và 17 ý kiến đánh giá bình thường không có ý kiến đánh giá yếu. Về mức độ công việc đang đảm nhận phù hợp với chuyên ngành đào tạo của cán bộ, công chức có 45 ý kiến đánh giá tốt, 66 ý kiến đánh giá khá và 26 ý kiến đánh giá bình thường còn 13 ý kiến đánh giá yếu

Tiêu chuẩn đầu tiên để giao trọng trách là khả năng chuyên môn, sau đó sẽ là tinh thần trách nhiệm với công việc. Nếu đội ngũ CBCC có kinh nghiệm nhưng không hứng thú hoặc không có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao thì sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Như vậy, tại cấp xã ở huyện Mường Ảng CBCC được giao việc theo năng lực, nhờ vậy có thể phát huy tối đa những thế mạnh của CBCC đối với nhiệm vụ được giao, hiệu quả công việc rất cao.

Chính vì vậy, trong những năm qua, các xã, thị trấn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về cơ bản, đội ngũ CBCC có chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra, có thể thấy vẫn có một số CBCC có trình độ chuyên môn và năng lực chưa thật sự phù hợp với vị trí công việc đang đảm nhiệm. Đây là hệ quả trước đây để lại, một số CBCC có trình độ chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu công việc, năng lực cá nhân không phù hợp với đặc điểm công việc. Kết quả thu thập được theo tác giả nhận xét là tương đối chính xác, do quy định về số lượng và cơ cấu CBCC nên một CBCC phải có hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, đồng thời phải có hiểu biết nhất định về công việc do mình đảm nhận.

Vì vậy, để đảm bảo phù hợp với công việc, ngoài nỗ lực học hỏi tự nâng cao trình độ của CBCC cần thiết phải có kế hoạch đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng CBCC từ đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w