2.3.1.1. Những hạn chế về chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước
Thứ nhất:nguồn vốn ODA khi đã được ký kết là nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước và nợ nước ngoài của Nhà nước. Do vậy cần đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, hàng năm trình Quốc hội xem xét quyết định cùng với dự toán ngân sách. Quy trình quản lý và quyết toán vốn ODA thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Thứ hai: Sự khác biệt về quy trình thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ. Mặc dù giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc hài hòa quy trình, thủ tục song vẫn còn tồn tại các khác biệt giữa hai bên. Các quy định pháp lý về ODA hiện nay chưa đồng bộ, tản mạn, tính pháp lý chưa cao, đề nghị Chính phủ khẩn trương sửa
44
đổi khung pháp lý về quản lý và sử dụng vốn ODA cho phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ký kết và thực hiện các Điều ước quốc tế đã được Quốc hội thông qua. Cũng cần sớm đặt vấn đề nghiên cứu, trình Quốc hội ban hành luật về quản lý vốn ODA và thay thế cho các Nghị định và văn bản còn phân tán trước đây.
Thứ ba: ban hành các chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của người quyết định đầu tư. Về quy định đầu tư sai gây lãng phí, thất thoát phải xử lý hành chính, trách nhiệm hình sự hoặc cách chức, miễn nhiệm. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lượng của dự án; chấm dứt tình trạng giao cho người không đủ điều kiện, năng lực về chuyên môn nghiệp vụ thực hiện quản lý dự án. Sắp xếp lại các ban quản lý dự án theo các tiêu chí và tiêu chuẩn phù hợp. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên các ban quản lý dự án, phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp xử lý.
Thứ tư: Bộ KH& ĐT cần sớm đưa ra mô hình quản lý dự án ODA phù hợp, trong đó xác định rõ tính pháp lý của các ban quản lý theo hướng đảm bảo tính chuyên nghiệp, tăng cường tính minh bạch, chống khép kín và tự chịu trách nhiệm. Bộ Tài chính cần kiện toàn hệ thống quản lý tài chính, đặc biệt là khâu kiểm soát và quyết toán công trình sử dụng vốn ODA; kho bạc nhà nước cần tăng cường công tác đối chiếu, kiểm soát chi theo tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu, hồ sơ thanh toán, phát hiện kịp thời việc lập chứng từ sai quy định, móc ngoặc giữa ban quản lý dự án với nhà thầu tư vấn giám sát để khai khống, rút ruột công trình và vốn Nhà nước.
Thứ năm: Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính cần tăng cường công tác chuyên môn nghiệp vụ để thẩm định, đối chiếu, so sánh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Kiến quyết xuất toán các khoản chi sai mục đích, không đúng khối lượng, đơn giá, không đúng tiêu chuẩn định mức, vượt dự toán
2.3.1.2. Những hạn chế chính sách từ phía Nhà tài trợ
45
Chủ yếu được đề cập đến là sự khác biệt vềquy định, thủ tục của nhà tài trợ và Chính phủ. Trong đó, nhấn mạnh là ở khâu thiết kế dự án và tiến hành tổ chức mua sắm, đấu thầu.
Giai đoạn thiết kế dự án: chủ yếu là sự khác biệt vềquan điểm, định mức giữa các tư vấn của Nhà tài trợ và các tư vấn, chuyên gia do phía Việt Nam thuê dẫn đến một số dự án trong Bộ có quy mô quá cồng kềnh, dàn trải, vượt quá khảnăng quản lý của các BQL dự án địa phương. Bên cạnh đó là sự trùng lặp về hoạt động của một số dự án trên cùng một địa bàn, gây chồng chéo và khó khăn trong quá trình thực hiện.
Giai đoạn đấu thầu: tác giả chủ yếu đề cập đến quy định đấu thầu của nhà tài trợ song phương và đa phương, có khác biệt khá xa so với luật đấu thầu của Việt Nam. Đặc biệt là các trường hợp nhà tài trợ song phương trong việc chỉ định thầu, can thiệp vào quá trình tuyển chọn nhà thầu tư vấn mặc dù trong hiệp định ký không có; hoặc việc thuê chuyên gia tư vấn thực hiện dựán đối với nhà tài trợ đa phương, tốn kém nhưng thực sự không hiệu quả do chi phí tư vấn cao, chuyên gia tư vấn lại không am hiểu tình hình, thực tiễn của Việt Nam…
a. Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn của Nhà nước và Nhà tài trợ:
Những thủ tục về trình duyệt dự án đầu tư cũng như các thủ tục trình duyệt lại (hoặc trình duyệt bổ sung) cho các thiết kế kỹ thuât – bản vẽ thi công, về vốn đối ứng, đòi hỏi nhiều thời gian và thủ tục phức tạp, qua nhiều cơ quan ban ngành quyết định mặc dù các lý do thay đổi có thể là do nguyên nhân bất khả kháng như thay đổi tỷ giá, bão lũ, hay chi phí đền bù giải phóng mặt bằng…..
Nhà tài trợ cũng có những yêu cầu về chính sách quản lý, các cơ chế quản lý dự án riêng và yêu cầu phía Việt Nam phải đáp ứng.
b. Sự khác biệt về thủ tục giữa chính phủ và Nhà tài trợ:
Tại các dự án ODA Nhật Bản, hầu hết các dựán được Nhà tài trợ yêu cầu thuê tuyển Tư vấn thiết kế kỹ thuật và Tư vấn giám sát hỗ trợ thực hiện dự án là một tư vấn nước ngoài (và thường trong danh sách ngắn sẽlà các Tư vấn đến từ Nhật Bản) sẽ chịu trách nhiệm thiết kế kỹ thuật cho dự án. Tuy nhiên, các chuyên gia này từ nước ngoài, có tiếng nói đối với Nhà tài trợ, nhưng thiết kế thường có xu hướng mở rộng qui mô, đưa ra nhiều các hoạt động chưa cần thiết trong dự án, không hiểu nhiều về vùng dự án dẫn
46
đến tình trạng đầu tư không đồng bộ, vượt quá nhu cầu hoặc khả năng khai thác của các đơn vị thụhưởng.
Sự khác biệt về trình độ, nhận thức, văn hóa đặc biệt là về lĩnh vực thủy lợi, nông nghiệp và nông thôn của các chuyên gia nước ngoài và chuyên gia trong nước và các cán bộ thực hiện dự án phía Việt Nam, các thiết kế đưa ra nhiều hoạt động chưa phù hợp với trình độ quản lý của các Ban quản lý dự án, các Sở, Ban ngành từtrung ương đến địa phương,
Việc can thiệt quá sâu vào các cơ chế quản lý của phía Việt Nam và đưa ra các chính sách riêng của Nhà tài trợ về quản lý dự án như yêu cầu giải ngân thằng về tài khoản của Nhà thầu, hay chỉ giải ngân cho Nhà thầu chính, gây ra nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện của các cán bộ quản lý dự án phía Việt Nam,