M ột số vấn đề bất cập của các văn bản pháp lý về đấu thầu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng trong quản lý đấu thầu dự án quản lý thiên tai wb5 tỉnh nghệ an (Trang 59 - 62)

Luật đấu thầu năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Luật này gồm 13 chương với 96 điều được xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn diện Luật đấu thầu năm 2005, Luật Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009.

- Tại điểm C, điều 1: Phạm vi điều chỉnh, Luật này quy định quản lý nhà nước vềđấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm: Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên

52

500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. Những con số nêu trên phụ thộc vào những yếu tố nào của doanh nghiệp không phải sở hữu vốn nhà nước, khi thực hiện luật đấu thầu

+ Đối với các gói thầu xây lắp <20 tỷđồng, thiết bị <10 tỷđồng là các gói thầu có quy mô nhỏ và hình thức hợp đồng là gói thầu theo đơn giá trọn gói.

- Hình thức đơn giá này cơ bản đúng nếu công trình là hạng mục xây mới (nếu đơn vị tư vấn lập chính xác trên các điều kiện yếu tốlàm thay đổi thiết kếlà không đáng kể).

Đối với các dự án xây dựng mới thì rất tốt vì nó sẽtăng được tính trách nhiệm của các bên liên quan tham gia lập dự án, thiết kế, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án...

Nhưng đối với các dự án sửa chữa, cải tạo nâng cấp thì áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói là chưa phù hợp vì: Khi công trình sửa chữa, cải tạo nâng cấp thì mức độ khảo sát lập dự toán thiết kếban đầu không thể chính xác về mặt khối lượng dẫn đến thiếu khối lượng, khi đó sẽ rất khó giải quyết nhất là khi khối lượng phát sinh lại vượt cả giá gói thầu. (ai là người chịu trách nhiệm).

- Điều 62 quy định: Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụphi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói. Như vậy, thế nào là dịch vụ tư vấn đơn giản?. Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tính đến các chi phí cho yếu tố rủi ro thì giá gói thầu được xác định như thế nào trong trường hợp gói thầu xây lắp, và gói thầu tư vấn? Chi phí tính rủi ro thếnào? Tính trượt giá ra sao? và các yếu tố khác? đến nay hầu hết các đơn vị chưa tính được chính xác các yếu tố này vì chưa có hướng dẫn cụ thể, mặt khác chi phí yếu tố rủi ro trượt giá trong dự toán duyệt thì lấy theo chỉ sốtrượt giá hay tính bình quân các công bố giá do Sở xây dựng công bố...

- Đối với các gói thầu tư vấn không còn theo hình thức tỷ lệ% mà là theo đơn giá trọn gói: Vậy trước khi trình giá gói thầu thì duyệt giá trên thếnào? “ Vì khi đó chưa có giá

53

trị gói thầu, hoặc giả sửcó thì giá đó hoàn toàn chưa chính xác” (ví dụ công tác khảo sát, phục vụ lập dựán đầu tư).

Điều này sẽ dẫn đến không linh hoạt trong trường hợp có phát sinh hợp lý khi phải thay đổi thiết kế; đòi hỏi hồ sơ thiết kế phục vụ đấu thầu phải có độ chính xác cao;

không khảthi trong trường hợp thị trường vật tư, vật liệu có biến động lớn bất thường;

nhà thầu chào giá ở mức cao để tránh rủi ro.

+ Việc áp dụng hạn mức trong chỉđịnh thầu:

Tại Điểm e, Khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu quy định: "Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ."

Đối với nội dung này, tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định cụ thể về hạn mức chỉđịnh thầu như sau:

Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷđồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

Theo tác giảđối với hình thức chỉđịnh thầu: Theo Luật Đấu thầu 2005 thực hiện là đối với gói thầu xây lắp < 5 tỷ; tư vấn < 3 tỷ là phù hợp, để tiết kiệm thời gian, kinh phí trong việc tổ chức đấu thầu. Luật Đấu thầu 2013 điều chỉnh lại là đối với gói thầu xây lắp < 1 tỷđồng; tư vấn < 500 triệu đồng là chưa phù hợp.

Cần bảo vệ quyền lợi cho người lao động thông qua Luật Đấu thầu: Thực tế hiện nay nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu thường kê khống cho đủ số lượng lao động để bảo đảm đủđiều kiện năng lực tham gia dự thầu; doanh nghiệp không nộp hoặc nộp với số lượng rất ít các chế độ bảo hiểm cho người lao động. Chủ đầu tư không kiểm soát được, trong khi người lao động là đối tượng bị thiệt thòi nhiều nhất, họ là người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại không được hưởng chế độ phúc lợi của xã hội. Vì vậy, tác giả cho rằng, trong Luật Đấu thầu cần đưa vào điều khoản để buộc chủ sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ với người lao động. Ví dụ: “Nhà thầu không nợ các chếđộ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) của người

54

lao động. Tổng số lao động để chứng minh năng lực sản xuất kinh doanh là số lao động đăng ký tham gia đóng các chếđộ bảo hiểm trong 3 tháng gần nhất tính đến thời điểm phát hành hồsơ mời thầu”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng trong quản lý đấu thầu dự án quản lý thiên tai wb5 tỉnh nghệ an (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)