3.3.1.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 3.4 Mô hình quản lý tại Ban quản lý dự án ngành nông nghiệp và PTNT a. Lãnh đạo Ban QLDA
Gồm: 1 Giám đốc; 3 Phó giám đốc và kếtoán trưởng do giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT bổ nhiệm.
b. Các phòng chức năng:
- Phòng kế hoạch - Phòng kỹ thuật.
- Phòng tổ chức hành chính.
c. Tổ chức Đảng và các đoàn thể.
- Tổ chức Đảng: Chi bộ ban QLDA ngành nông nghiệp và PTNT là chi bộcơ sở trực thuộc Đảng bộ sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An.
64
- Tổ chức Công đoàn: Công đoàn ban QLDA trực thuộc công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An.
- Tổ chức Đoàn: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (CSHCM) ban QLDA ngành Nông nghiệp và PTNT trực thuộc Đoàn Thanh niên CSHCM sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An.
3.3.1.2. Thực trạng công tác quản lý đấu thầu
Hiện nay, khi thực hiện việc đấu thầu, chủ dự án (Ban QLDA ngành) đã đưa tiêu chuẩn đánh giá chi tiết phù hợp với yêu cầu của gói thầu vào hồ sơ mời thầu để tạo sự minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu nhằm lựa chọn được nhà thầu đáp ứng đầy đủ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Đối với các gói thầu đang trong giai đoạn thương thảo hợp đồng, Chủ dự án phải đảm bảo tiến độ, nguồn vốn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trước khi ký hợp đồng.
Trường hợp cấp bách cần thực hiện ngay mà chưa đảm bảo tiến độ trong công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng như dự kiến trong hợp đồng thì chủ dự án phải đề xuất phương án xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chủ dự án cần xác định rõ các cơ chế tài chính trong hợp đồng để ràng buộc nhà thầu phải bảo đảm theo yêu cầu tiến độ, chất lượng của công trình, đồng thời kiểm soát chi phí trong tổng mức đầu tư. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, phải rà soát tổng giá trị hợp đồng, không đưa các chi phí gián tiếp thuộc các hạng mục khác không có nguồn vốn thanh toán của dự án vào hợp đồng.
Chủ dự án cũng cần dự báo đối với rủi ro về tỷ giá trong trường hợp nhà thầu chào các chi phí liên quan đến việc thực hiện gói thầu bằng đồng tiền ngoại tệ, đặc biệt không cùng loại với đồng tiền thanh toán của nhà tài trợ.
Trong hợp đồng luôn ghi rõ nguồn chỉ số giá, phương pháp, cách thức tính giá trị tương đương, tỷ giá quy đổi. Có biện pháp kiểm soát rủi ro liên quan đến sự biến động của tỷ giá ngoại tệ trong hợp đồng.
65
Thực hiện nghiêm túc việc xử lý vi phạm hợp đồng đối với các hành vi chậm tiến độ, không bảo đảm chất lượng vật tư, thiết bị, công trình...
Phòng quản lý xây dựng công trình của Sở Nông Nghiệp &PTNT đã phối hợp với các đơn vị được kiểm tra đã nhận thấy được các thiếu sót, và kịp thời hoàn thiện hơn về trình tự, thủ tục khi tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, kiểm tra, thanh tra về đấu thầu cũng đã góp phần ngăn ngừa các hành vi sai phạm nói chung và các quy định của pháp luật vềđấu thầu nói riêng.
Tuy nhiên do đặc điểm của Ban ngành là quản lý nhiều dự án, nên bộ máy và cơ chế quản lý như vậy là chồng chéo và cồng kềnh. Việc phân cấp trách nhiệm cho từng thành viên chưa rõ ràng, không phát huy hết vai trò cũng như những đặc điểm ưu việt của từng cá nhân.
Thực trạng các công trình WB tại Sở Nông Nghiệp Nghệ An vẫn còn tồn tại một số điểm cơ bản sau:
+ Sự phối hợp các bên liên quan từ Tỉnh, Sở, ban QLDA và địa phương nơi xây dựng dự án chưa thiết thực, chưa rà soát kỹ nhưng vẫn cho thông qua để mời thầu nên đã dẫn đến dự án thường triển khai chậm tiến độ, chủ yếu là công tác GPMB, phối hợp thiếu khoa học trong công tác xây dựng và đảm bảo tưới tiêu cho dân trong quá trình xây dựng (đối với các dự án cải tạo) chậm tiến độ, công trình đưa vào vận hành muộn hơn so với dự kiến.
+ Kế hoạch huy động nhân lực, thiết bị và công tác an toàn của nhà thầu không đúng với hồ sơ dự thầu mà nhà thầu đã nêu.
+ Có hiện tượng tham nhũng, thông thầu đối với nhà thầu dẫn đến công trình đa số phải điều chỉnh, bổ sung, bù giá.
Một số dự án mà Ban đã và đang quản lý đã gặp phải một số tình trạng sau: Dự án Cải tạo nâng cấp hồ chứa nước Vực Mấu (WB4), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là sau khi trúng thầu nhà thầu tiến hành thi công mới phát hiện ra là thiết kế tính thiếu gần 700m3 bê tông mái thượng lưu đập chính; cự ly vận chuyển vật liệu không đúng với thực tế; Hoặc dự án Sửa chữa Nâng cấp hồ chứa nước Bản Muỗng (WB5) thì tính
66
toán khối lượng giấy dầu nhựa đường thừa trong hợp đồng ở gói thầu số 02: Đường quản lý kết hợp cứu hộ cứu nạn là 470 triệu đồng, không có trong thiết kế nhưng vẫn có khối lượng trong hợp đồng nên khi thanh toán phải cắt bỏ, hoặc 500m đoạn đường từ K0+00 đến K0+500, khi lên bàn giao mặt bằng thì phát hiện ra địa phương đã xây dựng xong đoạn này nên công trình phải điều chỉnh lại giá gói thầu; trong khi đó một số hạng mục cần đầu tư thì lại thiếu quan tâm như đổbê tông để kiên cốhóa đáy Tràn xảlũ do đã bị xuống cấp nghiêm trọng; Hoặc công trình xây dựng tuyến kè sông cả xã Đỉnh Sơn, Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn (WB5) thì khi bàn giao mặt bằng vướng công tác GPMB do vốn đối ứng của tỉnh chậm nên khi xây dựng thì gặp mùa mưa lũ nên đã xẩy ra tình trạng bị mưa lũ cuốn trôi một sốđoạn Kè đá phải làm lại; Các công trình WB5 khi ký hợp đồng bàn giao mặt bằng xây dựng thì vào đầu mùa mưa lũ nên nhà thầu không triển khai thi công được..v..v.