CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO IN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về biến đổi khí hậu
1.2.1. Chủ trương chung của Đảng và Nhà nước
Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC) là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (UNCED), thường được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 03 đến ngày 14 tháng 6 năm 1992.
Việt Nam đã ký Công ước khung về BĐKH ngày 11 tháng 6 năm 1992, phê
24
chuẩn ngày 16 tháng 11 năm 1994; và ký Nghị định thư Kyoto ngày 03 tháng 12 năm 1998, phê chuẩn ngày 25 tháng 9 năm 2002.
Sau khi chính thức ký kết tham gia Công ước UNFCCC, từ năm 2005, một số chính sách, pháp luật trực tiếp liên quan đến BĐKH được ban hành như:
+ Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH năm 2005.
+ Nghị quyết số 60 của Chính phủ giao Bộ TN&MT chủ trì, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH năm 2008, Chiến lược quốc gia về BĐKH năm 2011, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh năm 2012.
Ngoài những chính sách tiêu biểu ở trên, thời gian qua còn có rất nhiều chính sách, pháp luật có liên quan đến BĐKH được ban hành trong các lĩnh vực tài nguyên, sinh học, nông lâm nghiệp, môi trường xây dựng, thủy lợi, giao thông, năng lượng, công nghiệp, y tế,… ví dụ như:
+ Luật Đê điều năm 2006.
+ Luật Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng năm 2010.
+ Pháp lệnh phòng chống lụt, bão.
+ Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
+ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Tháng 10 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2053/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH. Kế hoạch này nhằm cụ thể các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH thực hiện các nghĩa vụ áp dụng đối với Việt Nam tại Thoả thuận Paris và bao gồm 5 nội dung chính:
+ Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
25 + Thích ứng với BĐKH.
+ Chuẩn bị nguồn lực.
+ Thiết lập hệ thống công khai, minh bạch.
+ Xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế.
Nhìn chung, Việt Nam đã tham gia và là thành viên tích cực thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Công ước UNFCCC. Ở phạm vi quốc gia, Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai nhiều hoạt động ở mọi cấp nhằm ứng phó với các tác động tiêu cực ngày càng tăng của BĐKH. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nhưng có thể nói rằng Việt Nam đã và đang thực hiện tốt những nghĩa vụ quốc tế của mình trong lĩnh vực này nhằm đóng góp vào nỗ lực chung của thế giới về ứng phó với BĐKH, đồng thời giải quyết và khắc phục các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Việt Nam.
Là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện Công ước UNFCCC và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng cả về xây dựng chính sách, pháp luật và thực hiện các giải pháp ứng phó ở tất cả các cấp, các ngành. Các nỗ lực của Việt Nam thực hiện UNFCCC đã được ghi nhận tại các diễn đàn trong và ngoài nước. Việt Nam được coi là một trong những quốc gia tiên phong trong thực hiện Công ước
Nhận thức được các nguy cơ và thách thức của BĐKH, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã chủ động triển khai xây dựng và ban hành một cách hệ thống các chủ trương, chính sách nhằm ứng phó có hiệu quả với tác động của BĐKH.
+ Năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Để thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ
26
đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW với mục tiêu đến 2020, về cơ bản chủ động được trong thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính. Mới đây nhất, ngày 23/8/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
+ Ngày 18/11/2016, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. NQ hướng đến mục tiêu cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trong khu vực và trên thế giới.
+ Đặc biệt, năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ- CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH (còn được gọi NQ
“thuận thiên”) được xem là giải pháp để giảm thiểu những rủi ro do thiên tai gây ra và tạo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng. Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà nhận định: NQ ra đời rất kịp thời nhằm định hướng chiến lược cho phát triển của ĐBSCL trước bối cảnh nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức và xu thế ngày càng gia tăng tác động của BĐKH. Nhiều địa phương đã chủ động triển khai một số mô hình kinh tế phù hợp với tự nhiên, thích ứng với BĐKH như: mô hình nuôi tôm bền
27
vững; chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng; nâng cao chất lượng giống, đầu tư hạ tầng, xây dựng hệ thống ngăn mặn…
1.2.2. Đối với tỉnh Vĩnh Long
+Ngày 16/9/2013, Tỉnh ủy Vĩnh Long ban hành Chương trình hành động số 18-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
+ Ngày 9/7/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1031/QĐ- UBND về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày16/9/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 24- NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnhquản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
+ Ngày 12/7/2019, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Nghị quyết Số 186/2019/NQ-HĐND về việc ban hành quy định một số mức chi thực hiện các nhiệm vụ chi sự nghiệp của chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
1.2.3. Đối với TP Cần Thơ
Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến toàn cầu. Các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH phải được thể hiện trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương, được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật và được quán triệt trong tổ chức thực hiện.
28
UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH cũng như các giải pháp thích ứng và ứng phó. Nhận thức được các nguy cơ, thách thức của BÐKH, TP Cần Thơ đã chủ động ban hành các chủ trương, chính sách nhằm ứng phó có hiệu quả.
+ Thành ủy Cần Thơ ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 6-2- 2012 chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.
+ Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Thành ủy Cần Thơ đã ban hành Chương trình số 39-CTr/TU ngày 25-7-2013 thực hiện Nghị quyết số 24;
UBND TP Cẩn Thơ phê duyệt Quyết định số 3604/QĐ-UBND ngày 14-11- 2013 ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình số 39.
+ Tháng 5-2015, UBND TP Cần Thơ có Quyết định 1334/QĐ-UBND về phê duyệt "Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH TP Cần Thơ giai đoạn 2015-2030" với nội dung “Để TP Cần Thơ mạnh mẽ và thích ứng hơn”.
+ Tháng 5-2015, UBND TP Cần Thơ có Quyết định 3135/QĐ-UBND về việc thành lập Văn phòng công tác BĐKH TP Cần Thơ.
+ Tháng 11-2017, UBND TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch 170/KH- UBND triển khai thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH tại TP Cần Thơ.
+ UBND thành phố đã ban hành các Kế hoạch hành động về phát triển bền vững của thành phố năm 2015, 2016 tại Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 26-5-2015, Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 28-6-2016 và Kế hoạch 93/KH-UBND ngày 14-6-2017 hành động về phát triển bền vững thành phố giai đoạn 2017-2020.
29
+ UBND thành phố đã xây dựng Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 9- 5-2018 thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH; Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 29-8-2018 thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18-6-2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai.
1.2.3. Đối với tỉnh Bến Tre
Bến Tre là 1 trong 13 tỉnh- thành của ĐBSCL. Thực tiễn thời gian qua cho thấy xâm nhập mặn càng sâu vào đất liền, sạt lở bờ biển diễn ra càng nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các hiện tượng cực đoan như bão, áp thấp, hạn hán, triều cường, mưa trái mùa xuất hiện nhiều hơn và diễn biến bất thường. Thời điểm cuối năm 2015, đầu năm 2016 do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp khan hiếm nguồn nước sông Mê Kông đổ về và biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên tỉnh phải hứng chịu lần khô hạn kéo dài và xâm nhập mặn gây thiệt hại trầm trọng nhất trong 90 năm qua. Tuy nhiên, công tác cảnh báo chưa kịp thời, nhiều công trình trọng điểm ứng phó với biến đổi khí hậu chưa được đầu tư; nguồn lực tài chính đầu tư còn hạn hẹp.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa X nhiệm kỳ 2015 - 2020 thể hiện chủ trương, chính sách, nỗ lực và quyết tâm của tỉnh trong ứng phó với BĐKH. Trên cơ sở các chiến lược, chương trình, hướng dẫn của Trung ương; kết quả thực hiện ứng phó BĐKH giai đoạn 2010- 2015; Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Bến Tre (cập nhật theo Kịch bản của Bộ TN&MT) và thực tế tác động của biến đổi khí hậu, tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH và nước biển dâng giai đoạn 2016 - 2020.
Sở TN&MT được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp cùng Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH; các sở, ban, ngành; đoàn
30
thể; UBND các huyện và chuyên gia đến từ Trung tâm quản lý nước và BĐKH (Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) xây dựng dự thảo kế hoạch hành động trình UBND tỉnh phê duyệt.
Được sự hỗ trợ của dự án AMD (Thích ứng BĐKH vùng ĐBSCL ở hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh), ngày 4/8/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH và nước biển dâng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2020.