Thực trạng vai trò của báo in đối với vấn đề BĐKH trên các báo Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Khởi

Một phần của tài liệu Luận văn ngành báo chí báo in với vấn đề biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông cửu long​ (Trang 65 - 86)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA BÁO VĨNH LONG, CẦN THƠ, ĐỒNG KHỞI VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.3. Thực trạng vai trò của báo in đối với vấn đề BĐKH trên các báo Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Khởi

2.3.1. Về vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn

Mặc dù đã được các cơ quan chuyên môn của trung ương, địa phương dự báo sớm, nhận định mức độ, phạm vi ảnh hưởng nhưng hạn, mặn trong những năm qua luôn diễn ra thật bất ngờ, mà đáng kể nhất là xâm nhập mặn.

Thực trạng này được báo in phản ảnh thường xuyên như sau:

Ngay từ trung tuần tháng 12/2015, phía sông Cổ Chiên thuộc địa bàn huyện Vũng Liêm đã có một đợt mặn lên cao. Ngày 22/12/2015, độ mặn 3‰ đã xuất hiện tại cống Nàng Âm (xã Trung Thành Đông- Vũng Liêm)... So với mùa khô năm ngoái (năm 2014- 2015), độ mặn xuất hiện sớm cùng thời điểm, đỉnh mặn trong đợt này ở mức xấp xỉ và cao hơn cùng thời điểm năm ngoái từ 0,5- 1‰, và độ mặn cao 2‰ vẫn duy trì đến đầu tháng 2/2016. Đỉnh mặn cao nhất của mùa khô năm nay, trên sông lớn (Cổ Chiên, sông Hậu) xuất hiện vào giữa tháng 2 (từ ngày 5 đến 13/2/2016, trùng với kỳ triều cao 30 tháng 12 âl, những ngày Tết Nguyên đán) và

58

trong nội đồng xuất hiện vào giữa tháng 3/2016 (kỳ triều cao 30 tháng Giêng âm lịch). Đỉnh mặn các điểm đo trên địa bàn tỉnh đều vượt đỉnh mặn mùa khô năm 2012- 2013, gọi tắt là đỉnh mặn năm 2013 (năm ghi nhận có độ mặn cao nhất so các năm trước đó) và trở thành năm mặn lên cao mức kỷ lục”.

(Nguồn: Báo Vĩnh Long, số ra ngày 27/05/2016)

Dự báo diễn biến độ mặn trên các sông đến ngày 10-3-2017, tại cửa sông Cửa Đại dao động từ 25 - 28%o, đoạn qua xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại giảm còn 13 - 16%o; tại cửa sông Hàm Luông từ 27 - 30%o, đoạn qua xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú từ 10 - 13%o; tại cửa sông Cổ Chiên từ 26 - 29%o, đoạn qua xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam từ 12 - 15%o.

Tháng 3-2017 là thời điểm diễn ra xâm nhập mặn gay gắt, phức tạp nhất trong năm 2017.

(Nguồn: Báo Đồng Khởi, số ra ngày 08/03/2017)

Là tờ báo mang tính đồng bằng, thông tin trên Báo Cần Thơ phản ánh bao quát các vấn đề thời sự khu vực ĐBSCL, trong đó có vấn đề xâm nhập mặn. Thông tin về vấn đề xâm nhập mặn được Báo Cần Thơ phản ánh rõ nét, số liệu cụ thể.

“Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ, dự kiến ảnh hưởng hiện tượng El Nino vẫn còn ở mức mạnh, kéo dài đến hết vụ Đông Xuân, do vậy nền nhiệt độ trong các tháng mùa khô 2016 ở ĐBSCL có xu thế cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5 độ C. Bên cạnh đó, mực nước thượng nguồn sông Mê Kông tiếp tục xuống nhanh; đầu nguồn sông Cửu Long, khu vực Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều và mực nước xuống dần trong thời gian tới. Với điều kiện khí tượng trên, mùa khô năm 2015-2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thiếu nước ngọt, nhiệt độ cao sẽ làm gia tăng bốc hơi, xâm nhập mặn;

59

nước mặn đã xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ hàng năm, xâm nhập sâu vào ĐBSCL và làm gia tăng nhu cầu nước cho cây trồng”.

(Nguồn: Báo Cần Thơ, số ra ngày 18/02/2016)

Là cơ báo chí địa phương, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, báo in các địa phương đã thể hiện tốt vai trò, nhiệm vụ được giao. Báo chí kịp thời phản ánh, thông tin đến bạn đọc những vấn đề thời sự nóng hổi, giải pháp căn cơ trước thực trạng xâm nhập mặn. Do đó, Báo Vĩnh Long số ra ngày 2/02/2019 đưa ra khuyến cáo từ các chuyên gia đối với các địa phương cần phải tích trữ nguồn nước ngọt tối đa ngay từ bây giờ khi ngoài sông nguồn ngọt vẫn xuất hiện khá thuận lợi, đồng thời cần chủ động chuẩn bị kế hoạch phòng chống xâm nhập mặn. Bài báo dẫn lời ông Trần Bá Hoằng- Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam cho biết, vào tháng 2, các vùng ở ĐBSCL cách cửa sông 40- 50km sẽ có mặn vượt mức 4‰, đặc biệt từ giữa tháng 2 trở đi, còn khi triều thấp, chân triều vẫn có thể xuất hiện nước ngọt, vùng từ 50km trở vào, mặn 4‰ xuất hiện không thường xuyên, chỉ ảnh hưởng vào các ngày triều cường. Trong tháng 3- 4, nếu có xả nước thượng lưu, mặn sẽ giảm trở về như tháng 1, 2. Riêng trong tháng 5, nếu không có mưa thì độ mặn trên các cửa sông vẫn còn cao như tháng 4 và có khả năng kéo dài sang tháng 6. Để đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh những tháng mùa khô năm 2018- 2019.

Báo Vĩnh Long cũng thông tin về những mô hình hay, cách làm hiệu quả phòng chống hạn mặn, như bài viết “Đi tìm giống lúa chịu hạn, mặn”, đăng ngày 13/3/2016. Theo bài báo, ĐBSCL- vựa lúa của cả nước- đang gánh chịu những thiệt hại nặng nề do hạn hán, xâm nhập mặn kỷ lục gần 100 năm qua. Trong bối cảnh này, bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì việc nghiên cứu, lai tạo ra các giống lúa có khả năng chống chịu

60

với hạn, mặn được xem là lối ra cho người trồng lúa nơi đây. Theo đó, bài báo nêu rõ: “Trong buổi làm việc với tỉnh- thành ĐBSCL tìm giải pháp ứng phó hạn mặn mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Cao Đức Phát cho biết, công việc tìm giống lúa thích ứng hạn mặn đã được bộ và các nhà khoa học ở các viện, trường, địa phương trong vùng triển khai rất khẩn trương. Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, những năm qua, Viện Lúa ĐBSCL và Trường ĐH Cần Thơ đã nghiên cứu, chọn lọc và cho ra đời một số giống lúa chịu hạn, mặn từ 4- 6‰. Nhiều địa phương bước đầu chọn tạo, gieo sạ có hiệu quả giống chịu mặn. Cụ thể, vùng đất “cánh đồng chó ngáp” huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) vốn hoang hóa vì mặn, phèn, giờ đây đã có thể trồng khá hiệu quả giống lúa sỏi và một bụi đỏ”.

2.3.2. Về vấn đề sạt lở đất

Phản ánh thực trạng sạt lở đất, Báo Cần Thơ, số ra ngày 11/10/2016 thông tin:

“Chiều ngày 10-10-2016, chúng tôi khảo sát thực tế tại khu vực sạt lở bờ sông Cần Thơ, đường 30 Tháng 4, phường Xuân Khánh. Tại đây, chủ đầu tư công trình Vincom Xuân Khánh tập trung hàng chục công nhân và các phương tiện là xà lan, cần cẩu, trụ cọc sắt máng để khắc phục sạt lở. Nhiều bao cát được công nhân chất ném xuống lòng sông, nhằm lấp hố xoáy và ổn định bờ sông; các cọc sắt, trụ xi măng cũng được đóng sâu tại điểm sạt lở. Bờ sông tại khu vực đã được tạm ổn, hiện tượng sạt lở không còn diễn ra. Điểm sạt lở trên xuất hiện vào giữa tuần trước, ban đầu chỉ vài mét, sau đó lan rộng hơn”.

Phản ánh thực trạng Khu du lịch cồn Bửng, thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, xảy ra tình trạng sạt lở đất bờ biển và thiệt hại do bị xâm thực biển ngày càng nghiêm trọng. Chính quyền và nhân dân địa phương tích cực phòng, chống sạt lở đang tàn phá kết cấu hạ tầng các di tích lịch

61

sử, văn hóa quốc gia, kể cả rừng phòng hộ ven biển. Cụ thể, Báo Đồng Khởi, số ra ngày 11/03/2018 thông tin như sau:

“Mỗi năm, sạt lở lấn sâu vào đất liền từ 8-10m. Chưa có năm nào bờ biển cồn Bửng bị sạt lở nhiều như năm nay. Nước biển đã cuốn trôi, làm sụp lún đất cùng nhiều công trình bị hư hỏng hoàn toàn”, ông Lê Văn Tiến - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thạnh Hải cho biết. Theo ông Tiến, tính từ năm 2013 cho đến nay (ngày 10-3-2018), xâm thực đã gây sạt lở hơn 100ha đất ven bờ biển thuộc xã Thạnh Hải (cồn Bửng, cồn Lợi). Riêng những tháng cuối năm 2017 và 2 tháng đầu năm 2018, sạt lở đã làm mất trên 30ha đất. Gây ảnh hưởng nặng nhất là đợt triều cường con nước rằm tháng Chạp 2017 và triều cường trong tháng Giêng 2018. Khu vực ấp Thạnh Thới B (cồn Lợi) bị sạt lở sâu vào đất liền hơn 100m (chủ yếu là đất giồng cát); đã sụp lún đến gần khuôn viên hàng rào của Trạm Kiểm soát Biên phòng cồn Lợi”.

Tương tự, Báo Vĩnh Long, số ra ngày 09/07/2019 thông tin:

“Trong mùa mưa này, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều điểm sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt người dân. Theo ghi nhận của phóng viên tại một số địa phương, tình trạng sạt lở cũng xảy ra nhiều, trong đó có một số đoạn đang trong quá trình gia cố, khắc phục thì tiếp tục sạt lở. Theo Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Bình Tân, tình hình sạt lở trong thời gian qua ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn, nhưng huyện chưa đủ kinh phí khắc phục kịp thời. Thời gian tới, phòng sẽ lập hồ sơ đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí di dời nhà kịp thời khi phát sinh”.

- Phản ánh những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong việc ứng phó sạt lở:

Mới đây, Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh Vĩnh Long) triển khai đầu tư thí điểm gia cố sạt lở bờ sông bằng “kè mềm”- Giải pháp

62

dùng bao đựng cát bằng chất liệu vải địa kỹ thuật làm kè chống xói lở với ưu điểm thời gian thi công nhanh, chi phí thấp, phù hợp để nhân rộng nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở bờ sông. Kè mềm gia cố sạt lở bờ sông Long Hồ dài 50m tại ấp Long Thuận B (xã Long Phước- Long Hồ) với tổng kinh phí 500 triệu đồng do Công ty TNHH Thương mại- Dịch vụ AT&T (TP Hồ Chí Minh) hỗ trợ kinh phí và đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện”.

(Nguồn: Báo Vĩnh Long, số ra ngày 25/04/2017)

Nhiều chuyên gia nhận định, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đã là trong quy luật tự nhiên và đã được dự báo trước, vì vậy cần hết sức bình tĩnh ứng phó, không nên đương đầu mà cần phải thích nghi, biến thiên tai thành lợi thế mới cho nền sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa.

Do vậy, Báo Vĩnh Long số ra ngày 12/5/2016, dẫn lời ông Nguyễn Trọng Danh- Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long đề xuất giải pháp các địa phương cần khuyến khích người dân tận dụng mương, ao quanh nhà trữ nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó là ý kiến của Phó Chủ tịch UBND huyện Vũng Liêm- Hồ Công Nguyên đề xuất, “nếu tình hình hạn, mặn càng khắc nghiệt nên bố trí sản xuất 2 vụ lúa thay vì 3 vụ như hiện nay; chuyển một số khu vực trồng lúa sang màu để hạn chế nước tưới. Về lâu dài phải thực hiện các giải pháp công trình thủy lợi, ưu tiên thực cống hở các cửa sông để giữ ngọt, tháo mặn được dễ dàng”.

2.3.3. Một số nhận xét thực trạng vai trò của báo in đối với vấn đề biến đổi khí hậu trên báo Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Khởi

2.3.3.1 Đối với Báo Vĩnh Long

Các tin, bài về BĐKH thường được Báo Vĩnh Long bố trí vào Chuyên trang Nông nghiệp (trang 9), đến tháng 10/2019, Chuyên trang Nông nghiệp được đổi tên thành Chuyên trang Kinh tế (trang 5). Chuyênt

63

trang này ra định kỳ vào thứ ba hàng tuần, thường có 1 bài 700 – 900 chữ kốm ảnh minh họa, bố trớ khoảng ẵ trang, ẵ trang cũn lại là cỏc chuyờn mục và có từ 1 – 2 tin về tình hình sản xuất nông nghiệp, công tác phòng chống hậu quả thiên tai do BĐKH gây ra và các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng BĐKH. Số báo ra ngày thứ ba cũng là số chủ đề nông nghiệp, nên ngoài bài “đinh”, còn có nhiều tin, bài liên quan đến nông nghiệp xuất hiện. Nội dung bài viết rất đa dạng, không chỉ phản ánh tình hình thời sự sản xuất, mà còn có nhiều bài viết đi sâu phân tích, đánh giá những vấn đề phát sinh của ngành nông nghiệp. Ngoài còn có các chuyên mục nhỏ:

+ Nhà nông tìm hiểu: xuất hiện đều đặn theo hình thức hỏi đáp, khoảng 300 chữ. Giải đáp thắc mắc của nông dân về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, phòng trừ dịch hại, cây – con giống, lịch mùa vụ,…

Ví dụ: Nuôi trồng thủy sản ứng phó thời tiết cực đoan

Nuôi trồng thủy sản vào mùa mưa bão gặp rất nhiều rủi ro thời tiết, nhất là vào mùa mưa bão, lũ. Để bảo vệ thủy sản nuôi trước những tác động cực đoan của thời tiết trong mùa mưa bão này thì người nuôi cần phải làm gì?

Võ Thanh Việt (An Phước- Mang Thít) Anh Việt mến! Để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả mưa, bão, lũ hạn chế thiệt hại trong việc nuôi trồng thủy sản, anh cần thực hiện các biện pháp sau: Trước khi có mưa bão, anh nên thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm, nạo vét kinh mương, đặt ống xả tràn, phát quang cây cối quanh bờ ao, bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng, vệ sinh lồng bè thông thoáng, khi cần thiết, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ. Trường hợp không di chuyển được lồng bè, cần che chắn mặt lồng bè bằng lưới có kích

64

thước mắt lưới phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài. Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu cần thiết để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn khi có tình huống xấu xảy ra. Chủ động gia cố nhà cửa, trang trại đảm bảo an toàn khi có mưa, bão.

Sơ tán lao động về nơi trú ẩn an toàn đảm bảo không có thiệt hại về người.

Sau mưa bão, anh cần xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao, chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao. Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, nơi đặt lồng bè nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép. Di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp nếu cần thiết….”

+ Chuyện làm ăn: Giới thiệu mô hình, cách làm ăn hiệu quả của nông dân, trong đó có những mô hình hay, cách làm thiết thực trong điểu kiện ảnh hưởng BĐKH. Đề tài này thường được viết ngắn gọn, từ 300 đến 600 chữ, nhưng xuất hiện không thường xuyên trên báo.

Như bài viết “Trồng đậu nành rau lời cao”, đăng trên Báo Vĩnh Long, số ra ngày 22/9/2019. Tác giả Xuân Tươi tìm hiểu mô hình làm ăn hiệu quả của ông Nguyễn Văn Tư (ấp Hòa Thạnh, xã Nguyễn Văn Thảnh- Bình Tân). Bài biết có độ dài hơn 500 chữ, chủ yếu cung cấp cho người đọc về tính tiên phong, nắm bắt nhu cầu thị trường của ông Tư để áp dụng loại cây trồng phù hợp là đậu nành. Vì theo lời nhân vật này được tác giả dẫn vào bài viết thì “trồng đậu nành rau chỉ 65 ngày là thu hoạch, so với trồng lúa, mô hình này đang đem lại lợi nhuận khá- khoảng 4 triệu đồng/công, hộ trồng lâu năm có kinh nghiệm có thể lời đến 5 triệu đồng/công”. Bên cạnh đó, tác giả còn cho biết mô hình đang được nhân rộng tại địa phương vì hiệu quả kinh tế cao và “giúp cải tạo đất bạc màu, tập dần cho nông dân

65

thói quen trồng rau sạch nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người dân. Đồng thời, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn”.

- Chuyên trang Nông thôn mới ra ngày thứ tư hàng tuần, nội dung tuyên truyền vận động cho chính sách “Tam nông” xây dựng nông thôn mới. Cấu trúc khá giống Chuyên trang Nông nghiệp với 1 bài chính (khoảng 800 chữ, có 1 – 2 ảnh), 1 – 2 tin về tam nông và chuyên mục “Câu chuyên nông thôn”.

+ Câu chuyện nông thôn: khá thú vị với lối viết dí dỏm, khoảng 400 chữ. Ngôn ngữ gần gũi đời thường, nội dung nói về chuyện xóm ấp, đối nhân xử thế của người nông dân. Phê bình lối tư duy làm ăn cũ nhẹ nhàng mà sâu sắc.

- Bên cạnh các chuyên trang, chuyên mục cố định, các tin, bài về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phòng chống thiên tai, thích ứng BĐKH cũng thường xuyên góp mặt ở nhiều chuyên trang, chuyên mục khác của tờ báo với những góc tiếp cận đa chiều.

Tóm lại, qua việc xây dựng và kết cấu chuyên trang, chuyên mục các tờ báo dần định hình tính khuynh hướng chuyên sâu cho tờ báo. Xu hướng vận động tích cực đó, không chỉ phát huy thế mạnh của tờ báo trong việc phản ánh tình hình nông nghiệp, BĐKH mà còn từng bước đi sâu từng lĩnh vực, giúp người dân hiểu, thích nghi, sản xuất trong điều kiện ảnh hưởng bởi BĐKH: phục vụ nông dân làm lúa, nuôi trồng nông – thủy sản, xây dựng nông thôn mới.

2.3.3.2 Đối với Báo Cần Thơ

Báo Cần Thơ chủ yếu thể hiện các thông tin về BĐKH bằng tin, bài viết. Trong đó, tin khoảng 300 – 500 chữ, một số tin có dùng hình ảnh minh họa; bài viết thường 1.000 – 1.500 chữ, có từ 1 – 3 hình minh họa.

Báo Cần Thơ không có chuyên mục riêng về BĐKH. Các tin, bài thời sự sẽ

Một phần của tài liệu Luận văn ngành báo chí báo in với vấn đề biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông cửu long​ (Trang 65 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)