Sự cần thiết phát huy vai trò của báo in đối với vấn đề biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Luận văn ngành báo chí báo in với vấn đề biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông cửu long​ (Trang 38 - 49)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO IN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.3. Sự cần thiết phát huy vai trò của báo in đối với vấn đề biến đổi khí hậu

1.3.1. Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu

BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại thế kỷ XXI, đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Do đó, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhất là trong gần 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng và quan tâm chỉ đạo công tác ứng phó với BĐKH.

Quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng đã được quán triệt, thể chế hóa, tổ chức thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã đánh giá vấn đề BĐKH là thách thức mang tính toàn cầu, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước, xác định rõ định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để đẩy mạnh công tác chủ động ứng phó với BĐKH. Cương lĩnh nhận định “nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi

31

những dịch bệnh hiểm nghèo…Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc”. Từ đó, Đảng đề ra phương hướng cơ bản phát triển đất nước, xác định “bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch. Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình BĐKH và thảm họa thiên nhiên. Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia”.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 khẳng định phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược. Chiến lược đã chỉ rõ, để đảm bảo phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững thì trong

“phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH”, xác định mục tiêu “chủ động ứng phó có hiệu quả với BĐKH, nhất là nước biển dâng”, và đưa ra định hướng phát triển “đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, BĐKH và đánh giá tác động để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống thiên tai và Chương trình quốc gia về ứng phó với BĐKH, nhất là nước biển dâng. Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế”.

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu “nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển và rừng phòng hộ ven biển, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, cụm dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ, ngăn mặn và chống nước biển dâng; tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân

32

đồng ĐBSCL, miền Trung và các vùng thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai;

chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với BĐKH toàn cầu. Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn”. Nghị quyết số 13- NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại với quan điểm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải gắn với “tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Đứng trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đồng bộ với chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; cùng với xu thế mới của thời đại, mang tính toàn cầu và xuất phát từ những tồn tại, yếu kém trong ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như những thách thức đặt ra, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghị quyết này được xác định là văn bản quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung, ứng phó với BĐKH nói riêng, được cấp ủy, chính quyền các cấp cấp đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện trong những năm vừa qua.

Xác định rõ Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH; BĐKH sẽ tác động ngay hôm nay và cả hàng chục năm sau, do đó Đảng, Chính phủ đã nhanh chóng xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động ứng phó với BĐKH. Hệ thống văn bản pháp luật về BĐKH được xây dựng với tốc độ nhanh, với hàng trăm văn bản ra đời từ năm 2008 đến nay.

33

Từ các điều luật (Luật Khí tượng thủy văn, Luật Bảo vệ môi trường) đến các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, từ các chiến lược đến các quy hoạch có định hướng lồng ghép vấn đề BĐKH…. Từ những thách thức về thực trạng vấn đề BĐKH trên thế giới và tại Việt Nam, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Chính phủ phải có những nỗ lực hơn nữa trong các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và năng lực thích nghi và ứng phó với BĐKH.

Ứng phó BĐKH có đặc thù là gắn chặt với các hoạt động của quốc thế thông qua các thỏa thuận, điều ước. Vì thế, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam cũng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với lộ trình giảm phát thải mà cộng đồng quốc tế đã đưa ra. Việc sửa đổi, bổ sung các chính sách còn là cơ hội để Việt Nam đón nhận các luồng đầu tư cho công nghệ sạch, dự án giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền kinh tế cacbon thấp. Ngay từ khi Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH ra đời cuối năm 2008 – văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên trong lĩnh vực này, vấn đề tuyên truyền đã được đặt làm một trong các nhiệm vụ quan trọng. Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, trong giai đoạn 2008- 2012, Việt Nam ở giai đoạn “khởi động” công cuộc ứng phó với BĐKH. Giai đoạn này, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BĐKH là một trong các ưu tiên hàng đầu. Hàng năm, ngân sách Nhà nước đều dành nhiều tỷ đồng cho hoạt động tuyên truyền, trong đó có tuyên truyền trên báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng. Bám sát những định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, báo chí Việt Nam thời gian qua đã kịp thời tuyên truyền, phổ biến, giải thích đường lối, chính sách, pháp luật về BĐKH và ứng phó với BĐKH. Những thông tin mà báo chí cung cấp đã giúp người dân, cộng đồng thêm hiểu biết, có niềm tin và cơ sở để hành động trong thực tiễn.

Không chỉ tuyên truyền các văn bản chỉ đạo, báo chí còn tiến hành đồng

34

thời công tác động viên, cổ vũ, khuyến khích,... người dân và cộng đồng thực hiện, triển khai đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào thực tiễn ứng phó với BĐKH. Đây là công việc quan trọng và cần thiết. Vì chủ trương, đường lối, chính sách đúng là một phần, nhưng điều quan trọng là phải thực sự đi vào cuộc sống, được cộng đồng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và trách nhiệm.

Việc tuyên truyền không rầm rộ như giai đoạn “khởi động”, song vẫn được tập trung nguồn lực. Báo in đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền mạnh mẽ, góp phần vào nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với BĐKH, nhằm đưa các chủ trương, đường lối, chính sách về BĐKH của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành tới đông đảo tầng lớp nhân dân. Đồng thời, thông tin về các hoạt động, các mô hình ứng phó với BĐKH đã triển khai rộng rãi trên cả nước, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm mở rộng, điều chỉnh các hoạt động quản lý và hoạt động cụ thể.

1.3.2. Thông tin dự báo, cảnh báo, phản ánh tình trạng do biến đổi khí hậu gây ra

Các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có báo in có trách nhiệm thông tin cho xã hội biết được BĐKH là gì và hậu quả của nó ra sao.

Báo chí phải truyền đạt cho người dân hiểu rằng: BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới.

Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế – xã hội trong tương lai. Vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại. BĐKH thực sự đã làm cho những thiên tai, đặc biệt là

35

bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt. Trong những năm qua, báo chí đã thông tin với mật độ dày đặc về những hậu quả của BĐKH, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường.

Trước tình hình BĐKH hiện hữu một cách rõ nét, báo in đã tích cực đưa các thông tin dự báo, cảnh báo về tình trạng thiên tai, BĐKH, về việc xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. Thích ứng với BĐKH đang được phản ánh đậm nét hơn cả. Việc phối hợp với các cơ quan chức năng như TTKTTV được báo chí, trong đó có báo in chú trọng hơn cả nhằm đưa thông tin mang tính dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác nhất tới công chúng góp phần chủ động giảm thiểu được tối đa những hậu quả thiên tai do BĐKH.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ TT&TT, Bộ TN&MT và nhiều tổ chức cũng đã biên tập và phát hành cuốn sổ tay những điều cần biết về BĐKH phục vụ tác nghiệp của các phóng viên, biên tập viên của các báo, các đài phát thanh, truyền hình; sản xuất và phát sóng chuỗi các phim giới thiệu về nguyên nhân, diễn biến, tác động và giải pháp ứng phó với BĐKH.

1.3.3. Thông tin về các mô hình thích ứng biến đổi khí hậu

Một trong những trọng tâm trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam là xây dựng các mô hình để người dân có thể thích ứng. Đó là các mô hình làm sao duy trì được sinh kế cho người dân trong điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, quy luật mùa vụ có những thay đổi do BĐKH.

Ý thức được vai trò truyền thông của mình, báo chí, trong đó có báo in đã tích cực nâng cao tuyên truyền các hoạt động sáng tạo, mô hình thích ứng của cộng đồng dân cư trong việc ứng phó với BĐKH. Đó là những mô hình mới tạo sinh kế bền vững, là những tấm gương giúp cộng đồng học tập

36

thích ứng với những hiện tượng BĐKH đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại các địa phương.

1.3.4. Thông tin về hợp tác quốc tế trong ứng phó biến đổi khí hậu Trong bối cảnh tác động của BĐKH có chiều hướng gia tăng, hợp tác quốc tế và nỗ lực ứng phó từ Trung ương đến địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, công tác truyền thông về BĐKH cũng đòi hỏi đa dạng hóa hình thức truyền tải, nội dung thông tin. Từ đó, thay đổi nhận thức đến hành vi của cộng đồng theo hướng chủ động thích ứng với sự bất thường của thiên nhiên, giảm phát thải và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Còn tại hội thảo “Công tác xã hội thích ứng với BĐKH” do Cục Bảo trợ xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp tổ chức ngày 13/9/2019 tại tỉnh Hải Dương, bà Nguyễn Thị Hà- Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho rằng, BĐKH đã, đang, sẽ tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội - môi trường toàn cầu và cũng đang trở thành thách thức nghiêm trọng nhất đối với phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Do vậy, việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác xã hội thích ứng với BĐKH là điều cấp bách và rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Cụ thể, BĐKH đang trở thành thách thức nghiêm trọng nhất đối với quá trình phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Dưới tác động của BĐKH, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: Bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn... đã gây thiệt hại to lớn, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP mỗi năm. Đây là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và mục tiêu phát triển bền vững. Mỗi năm Chính phủ phải chi hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết, khắc phục hậu quả thiên tai. Nội dung về ứng phó với BĐKH cũng

37

đang được Cộng đồng ASEAN quan tâm, mong muốn thúc đẩy trong các thành tố quan trọng của ASEAN về thúc đẩy khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Báo TN&MT số ra ngày 17/6/2019 dẫn nguồn tin từ ông Nguyễn Toàn Thắng- Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết: TP.HCM đã sớm nhận thức được và đã có những chủ trương, chính sách tương ứng để ứng phó với BĐKH ở nhiều mức độ và được lồng ghép vào nhiều lĩnh vực khác nhau như quy hoạch, năng lượng, giao thông, xây dựng, quản lý chất thải, quản lý tài nguyên nước, nông nghiệp. Tháng 10/2009, thành phố chính thức thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hành động ứng phó với BĐKH gồm 18 đơn vị Sở, ngành, 24 quận huyện vào Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo. Hàng năm, TP.HCM đều ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH với những mục tiêu, giải pháp cụ thể. Thành phố đã lồng ghép các yếu tố BĐKH vào các Chiến lược, Chương trình, Quy hoạch và Kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội của TP.HCM với điều kiện cụ thể phù hợp với các giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Thành phố đang tích cực đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển xã hội các bon thấp. Hiện nay, TP.HCM đang quá trình xây dựng mô hình đô thị thông minh, trong đó, việc giám sát tác động các chỉ số môi trường và giám sát của mọi người dân được triển khai mọi nơi, góp phần bảo vệ môi trường sống lành mạnh cho mọi người dân.

1.3.5. Phản ánh những thuận lợi, khó khăn trong việc tiếp cận chính sách

Thời gian qua, các cơ quan Trung ương và địa phương đã hành động tích cực nhằm hiện thực hóa chủ trương, chính sách thành các giải

38

pháp ứng phó với BĐKH từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, hoạt động công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay vẫn còn nhiều thách thức. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác xã hội thích ứng với BĐKH là điều cấp bách và rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội cũng đang tích cực hỗ trợ người dân ứng phó với BĐKH, kết hợp với các cơ quan báo chí. Xác định việc thông tin đi trước, sự tham gia của cơ quan báo chí là rất quan trọng, góp phần hỗ trợ người dân chủ động, tích cực ứng phó kịp thời, hỗ trợ người dân sống chung với lũ, phản ứng nhanh với bão, sạt lở, lũ lụt, mưa lớn...

Đánh giá về hoạt động truyền thông về BĐKH, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành nhận định biến đổi khí hậu đã trở thành thách thức toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó, Việt Nam không cũng không ngoại lệ.

Chính vì thế, công tác nâng cao nhận thức của cộng đồng và sự chung tay của xã hội để ứng phó với BĐKH luôn có vai trò cấp thiết. Thứ trưởng nhận định, thời gian qua, truyền thông, báo chí đã phát huy vai trò to lớn, cộng hưởng với sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH, nâng cao trách nhiệm, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạch định chiến lược, chính sách và tổ chức thực hiện chính sách về thích ứng với BĐKH, phát triển bền vững. Tuy nhiên, công tác truyền thông, lan toả và giáo dục cộng đồng về BĐKH vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định.

Do vậy, các cơ quan báo chí cần đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền nhằm tăng cường sự tác động nhiều chiều đến sự phát triển nghề công tác xã hội; tổ chức hoạt động tuyên truyền sao cho mọi người

Một phần của tài liệu Luận văn ngành báo chí báo in với vấn đề biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông cửu long​ (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)