CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của báo in đối với vấn đề biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
3.2.1. Giải pháp chung
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho biết, BĐKH đang là thách thức toàn cầu và lớn nhất đối với quá trình phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc nâng cao nhận thức về chủ động thích ứng với BĐKH của toàn xã hội thông qua truyền thông, báo chí và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế là vô cùng quan trọng, cần thiết. Thời gian qua, chủ đề về TN&MT nói chung, thích ứng BĐKH nói riêng luôn được các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm, tích cực tuyên truyền. Các cơ quan truyền thông cũng ưu tiên thời lượng, dung lượng đăng phát, đổi mới phương thức truyền thông, góp phần khẳng định vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạch định chiến lược, chính sách và tổ chức thực hiện chính sách về thích ứng với BĐKH cũng như nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về BĐKH, hướng đến phát triển bền vững. Tuy nhiên, truyền thông về BĐKH cũng đang gặp phải khó khăn, hạn chế, như việc hiểu về các vấn đề của BĐKH chưa thực sự đầy đủ và toàn diện; phương pháp truyền thông chưa thực sự phong phú, thu hút người dân; dung lượng, thời lượng, nội dung truyền thông chưa thực sự đáp ứng so với yêu cầu thực tiễn hiện nay. Đặc biệt là tính lan tỏa, tính chuyên nghiệp của truyền thông về BĐKH chưa cao; chưa thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và sự vào cuộc của các cơ quan có thẩm quyền.
Thực tế, khó khăn đối với nhà báo và cơ quan báo chí là: Các cơ quan báo chí thiếu nhà báo chuyên viết về mảng đề tài này. Một số cơ quan báo chí ít quan tâm đến BĐKH. Khó khăn trong khả năng diễn giải, truyền tải các thông tin mang tính khoa học về BĐKH theo ngôn ngữ đơn giản và
87
dễ hiểu, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau. Yếu kém trong tìm kiếm đề tài liên quan đến BĐKH ở địa phương. Những hạn chế trong thông tin: Chỉ thông tin theo từng đợt. Thường sao chép “kịch bản BĐKH”. Lúng túng trong thông tin về các vấn đề còn gây tranh cãi, các ý kiến trái chiều.
Thông tin về biểu hiện và hậu quả của BĐKH nhiều hơn những phân tích về nguyên nhân, về cách thức đối phó, xử lý, thiếu những nhận định, bình luận, đánh giá có tính dự báo, độc đáo, sáng tạo. Đôi khi chưa phân định rạch ròi giữa BĐKH với các vấn đề: Môi trường, Di dân,.., các thiếu sót trong đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng,…
Nhà báo Lê Ngọc Hân- Tổng Biên tập Báo Đồng Khởi đặt vấn đề:
Các cơ quan chức năng chủ động cung cấp thông tin, có người phát ngôn về vấn đề BĐKH, thiết lập mối quan hệ 2 chiều, tổ chức tập huấn, hội thảo.
Tổ chức giải báo chí, khen thưởng các tác phẩm ấn tượng về BĐKH. Các cơ quan báo chí cũng nên xây dựng, chuyên đề về BĐKH, cử phóng viên chuyên trách về BĐKH. Các nhà báo ý thức được trách nhiệm với cộng đồng, tự học tập, tham khảo, nâng cao trình độ, năng động trong tiếp cận các nguồn thông tin,….
Nhà báo Trương Văn Chuyển- Tổng Biên tập Báo Cần Thơ nhận định, qua các phương tiện truyền thông, hàng ngày chúng ta được biết về mức độ thiệt hại mà các trận bão, lụt, hạn hán đã gây ra. Tuy nhiên, không phải bài báo nào cũng chỉ rõ mối liên quan trực tiếp giữa các trận thiên tai này với tình trạng BĐKH. Cần thiết phải tăng cường ưu tiên đào tạo, nâng cao nhận thức (người làm báo và trách nhiệm của các cơ quan truyền thông). Với chức năng thông tin và giáo dục của mình, báo chí cần chỉ rõ nếu không có sự can thiệp sớm và kịp thời, BĐKH sẽ làm đảo ngược tiến trình phát triển và hủy hoại điều kiện sống của các thế hệ hôm nay. Báo chí cũng cần tăng cường vai trò phản biện đối với các Bộ Tài nguyên và Môi
88
trường có thể phối hợp với một số cơ quan báo chí thành lập mạng lưới truyền thông về BĐKH. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để kết nối đội ngũ những người làm truyền thông chuyên viết về BĐKH. Xem xét xây dựng đề án truyền thông BĐKH để phát triển bền vững. Hình thành một diễn đàn truyền thông - báo chí về BĐKH, xem đây là “cầu nối” để các cơ quan quản lý nhà nước chủ động phối hợp và chia sẻ những thông tin mới nhất, chính thống nhất về tình hình, các hoạt động ứng phó với BĐKH trong nước, khu vực và thế giới…
3.2.2. Giải pháp cụ thể
3.2.2.1 Khai thác lợi thế báo chí trong truyền thông BĐKH
Báo chí vẫn đóng vai trò chủ lực, là kênh thông tin chính thống và thường xuyên để tuyên truyền đến công chúng về BĐKH. Cả bốn loại hình:
báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử cần phát huy thế mạnh riêng nhưng vẫn có sự nhất quán, liên tục trong nội dung truyền thông, tác động nhằm thay đổi nhận thức và hành động của cộng đồng.
Các cơ quan báo chí phải là cầu nối, đưa các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề BÐKH vào thực tiễn cuộc sống; phản ánh kịp thời những tác động của cơ chế, chính sách để đưa ra các giải pháp, mô hình cụ thể cho từng vùng trước sự tác động của BÐKH. Cần xây dựng mối quan hệ nhiều chiều giữa các cơ quan báo chí với các hội, đoàn, tổ chức, các nhà khoa học để nâng cao hiệu quả truyền thông về BĐKH và ứng phó với BĐKH.
Các bộ, ngành liên quan từ Trung ương đến địa phương cần tăng cường hợp tác với các cơ quan báo chí để tuyên truyền định kỳ, thường xuyên và có định hướng đúng về những vấn đề liên quan đến BĐKH. Phân công rõ ràng trách nhiệm các bên liên quan trong truyền thông BÐKH, như:
thu thập, tổng hợp, hệ thống hóa cung cấp thông tin, dữ liệu. Cần ưu tiên
89
cho các cơ quan báo chí tham gia ngay từ đầu quá trình xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến ứng phó với BĐKH.
Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia Thỏa thuận Paris về BĐKH, Chính phủ sẽ tập trung đẩy mạnh thực thi chủ trương, chính sách về BĐKH nhằm góp phần cùng với các quốc gia thực hiện cam kết toàn cầu về ngăn sự ấm lên của Trái đất. Vì vậy, trọng tâm công tác truyền thông cũng sẽ theo hướng triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về BĐKH, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris, Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH; Chương trình Mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh… Trong điều kiện hiện nay, rất cần tuyên truyền nhiều về các mô hình tốt, cách làm hay, tấm gương cụ thể về chủ động thích ứng với BĐKH; về các phương án, cách thức thay đổi tập quán sản xuất - kinh doanh, tổ chức đời sống dân cư để thích nghi với điều kiện BĐKH, từ các cơ sở khoa học đến kinh nghiệm thực tiễn, phương án triển khai trên diện rộng... Ví dụ: thiết kế, xây dựng nhà ở, công trình dân sinh (điện, đường, trường, trạm...) có khả năng chống chịu thiên tai; quy hoạch sản xuất cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn… Đặc biệt là các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính ở các ngành, lĩnh vực bởi từ năm 2020 trở đi, Việt Nam sẽ bắt buộc phải giảm phát thải theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris. Truyền thông cần giúp cộng đồng nhìn nhận, BĐKH không chỉ đem đến nguy cơ mà còn có nhiều cơ hội để chuyển đổi kinh tế, phát triển sản xuất bứt phá, tạo lợi thế cạnh tranh.
Một vấn đề cần quan tâm, đó là tác động cộng hưởng từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội với biểu hiện của BĐKH. Các kịch bản BĐKH, nghiên cứu khoa học cả quốc tế và trong nước đều chỉ ra, BĐKH diễn ra trong thời gian dài đến hàng chục, hàng trăm năm và tích tụ dần các hệ quả
90
như nước biển dâng, mất các vùng đồng bằng ven biển, thiếu nước và thời tiết biến đổi bất thường. Dù vậy, con người đang làm diễn biến nhanh hơn các tác động này bằng việc khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên (cát sỏi lòng sông, bờ biển, rừng, nước ngọt ở bề mặt và nước ngầm…).
Trước mắt, thiên tai và những hiện tượng cực đoan đi kèm đang ngày càng gia tăng, có chiều hướng bất thường, khó dự đoán và tác động tiêu cực hơn đến đời sống.
3.2.2.2 Hình thành dự án truyền thông về BĐKH
Trong bối cảnh tác động của BĐKH có chiều hướng gia tăng, hợp tác quốc tế và nỗ lực ứng phó từ Trung ương đến địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cũng đòi hỏi đa dạng hóa hình thức truyền tải, nội dung thông tin. Từ đó, thay đổi nhận thức đến hành vi của cộng đồng theo hướng chủ động thích ứng với sự bất thường của thiên nhiên, giảm phát thải và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Thực tế hiện nay, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nội dung chủ yếu tập trung vào các biểu hiện và hậu quả của BĐKH. Thay vì chỉ mô tả BĐKH như một nguy cơ lớn đối với con người ở mức độ quốc gia và toàn cầu, những năm gần đây, báo chí đã khai thác nhiều hơn thực trạng tác động của BĐKH tại các địa phương cụ thể, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, mưa cực đoan, hạn hán, mưa lớn hay nắng nóng kéo dài bất thường; những hiện tượng đi kèm như xâm nhập mặn, trượt lở, ngập lụt, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển… Báo chí trở thành kênh thông tin nhanh nhạy, đã kịp thời phản ánh các vấn đề thời sự ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, doanh nghiệp ở cơ sở đến các cấp chính quyền.
Chuyển biến rõ nét trong công tác truyền thông về BĐKH, đó là thông tin nhiều chiều hơn. Bên cạnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
91
pháp luật của Nhà nước, các cơ quan truyền thông đã thể hiện quan điểm, góc nhìn đa chiều từ các chuyên gia, nhà khoa học ở tất cả các lĩnh vực liên quan; hoạt động thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH của các cơ quan quản lý; thực tiễn công tác ứng phó của các tổ chức, cá nhân ở tất cả các cấp.
Có được điều này là nhờ sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, từ các cơ quan của Đảng, Nhà nước đến Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó vai trò chủ lực thuộc về các cơ quan báo chí của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tuyên truyền, truyền thông của ngành tuyên giáo, ngành thông tin và truyền thông, ngành tài nguyên và môi trường.
Thời gian gần đây, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cũng chủ động tổ chức các hoạt động, hoặc lồng ghép công tác truyền thông nâng cao nhận thức vào các chương trình, dự án cộng đồng.
Kênh truyền tải thông tin truyền thông về BĐKH cũng mở rộng hơn, tận dụng sức mạnh kết nối của internet, mạng xã hội, mạng viễn thông.
Truyền thông trên mạng xã hội cho phép người sử dụng đăng tải và chia sẻ nhiều loai nội dung, dễ tương tác và kết nối nhiều đối tượng ở khắp các vùng miền. Điển hình là một số cuộc thi tìm hiểu về BĐKH qua ảnh, bài viết, infographic, video clip ngắn… đã đưa tiêu chí về lượt like, share vào căn cứ chấm giải, thậm chí có giải thưởng riêng cho bài dự thi được tương tác nhiều nhất. Mặt khác, đây là loại hình truyền thông có ưu thế tiếp cận hiệu quả với giới trẻ - một lực lượng lớn của xã hội cùng tham gia vào các hoạt động ứng phó BĐKH, bảo vệ môi trường. Độ tuổi truyền thông BĐKH cũng dần được trẻ hóa đến các cấp tiểu học, THCS, đặc biệt là ở các thành phố lớn và những địa phương nằm trong vùng dễ bị tổn thương.
Như đã đề cập, báo chí vẫn đóng vai trò chủ lực, là kênh thông tin chính thống và thường xuyên để tuyên truyền đến công chúng về BĐKH.
92
Cả bốn loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử cần phát huy thế mạnh riêng nhưng vẫn có sự nhất quán, liên tục trong nội dung truyền thông, tác động nhằm thay đổi nhận thức và hành động của cộng đồng.
Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Chính phủ sẽ tập trung đẩy mạnh thực thi chủ trương, chính sách về BĐKH nhằm góp phần cùng với các quốc gia thực hiện cam kết toàn cầu về ngăn sự ấm lên của Trái đất. Vì vậy, trọng tâm công tác truyền thông cũng sẽ theo hướng triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về BĐKH, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris, Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH; Chương trình Mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh…
Trong điều kiện hiện nay, rất cần tuyên truyền nhiều về các mô hình tốt, cách làm hay, tấm gương cụ thể về chủ động thích ứng với BĐKH; về các phương án, cách thức thay đổi tập quán sản xuất - kinh doanh, tổ chức đời sống dân cư để thích nghi với điều kiện BĐKH, từ các cơ sở khoa học đến kinh nghiệm thực tiễn, phương án triển khai trên diện rộng... Ví dụ, thiết kế, xây dựng nhà ở, công trình dân sinh (điện, đường, trường, trạm...) có khả năng chống chịu thiên tai; quy hoạch sản xuất cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn… Đặc biệt là các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính ở các ngành, lĩnh vực bởi từ năm 2020 trở đi, Việt Nam sẽ bắt buộc phải giảm phát thải theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris. Truyền thông cần giúp cộng đồng nhìn nhận, BĐKH không chỉ đem đến nguy cơ mà còn có nhiều cơ hội để chuyển đổi kinh tế, phát triển sản xuất bứt phá, tạo lợi thế cạnh tranh.
93
Một vấn đề cần quan tâm, đó là tác động cộng hưởng từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội với biểu hiện của BĐKH. Các kịch bản BĐKH, nghiên cứu khoa học cả quốc tế và trong nước đều chỉ ra, BĐKH diễn ra trong thời gian dài đến hàng chục, hàng trăm năm và tích tụ dần các hệ quả như nước biển dâng, mất các vùng đồng bằng ven biển, thiếu nước và thời tiết biến đổi bất thường. Dù vậy, con người đang làm diễn biến nhanh hơn các tác động này bằng việc khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên (cát sỏi lòng sông, bờ biển, rừng, nước ngọt ở bề mặt và nước ngầm…).
Trước mắt, thiên tai và những hiện tượng cực đoan đi kèm đang ngày càng gia tăng, có chiều hướng bất thường, khó dự đoán và tác động tiêu cực hơn đến đời sống.
Trong thời gian tới, báo chí cũng sẽ phải tự “làm mới” cách thức truyền tải thông tin, tăng tính hấp dẫn, sinh động và tận dụng được mạng xã hội để tiếp cận nhiều độc giả hơn nữa. Những điều này sẽ tạo ra “xung lực”
tác động mạnh mẽ để dẫn tới việc thay đổi nhận thức, hành động của cộng
đồng và thay đổi chính sách, biện pháp quản lý từ phía các cơ quan quản lý.
Có thể khẳng định báo chí là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền về BĐKH, là một trong những kênh thông tin ngày cành thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình cho lĩnh vực này. Để làm tốt hơn công tác tuyên truyền về biến đổi khí hậu, các cơ quan báo chí, đặc biệt các phóng viên trực tiếp được giao nhiệm vụ viết về lĩnh vực BĐKH cần được tiếp cận một cách nhanh nhất các đầu mối đang nắm giữ, xử lý thông tin về các sự cố, sự kiện môi trường.
Bộ TN&MT có thể phối hợp với một số cơ quan báo chí thành lập mạng lưới truyền thông về BĐKH. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để kết nối đội ngũ những người làm truyền thông chuyên viết về BĐKH. Xem xét xây dựng đề án truyền thông BĐKH để phát triển bền vững. Hình thành một