CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA BÁO VĨNH LONG, CẦN THƠ, ĐỒNG KHỞI VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.5. Một số nhận xét và vấn đề đặt ra về vai trò của báo in với vấn đề biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Mặc dù lãnh đạo các cơ quan báo chí đã dành rất nhiều quan tâm đến mảng đề tài về BĐKH nhưng thực tế số lượng, chất lượng và tính chất thông tin BĐKH trên báo in hiện nay còn hạn chế, làm cho một bộ phận xã hội nhận thức chưa đúng tầm quan trọng của vấn đề này. Chưa có nhiều tác phẩm báo chí đề cập một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về vấn đề BĐKH và những tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Về nội dung và hình thức thì thông tin chưa thực sự thiết thực, sâu sắc, ngôn từ còn khô khan, hình ảnh kém phong phú, phân bổ chưa hợp lý. Chủ yếu là tin về các hội nghị, cuộc họp với nội dung khô cứng, mang tính tuyên truyền, giáo điều, theo mô típ “Ngày…, tại…, diễn ra hội thảo/cuộc họp về….. Tham dự hội thảo/cuộc họp có….. Tại hội thảo/cuộc họp, ông/bà phát biểu rằng….”. Nếu xét theo tâm lý tiếp nhận của công chúng, thì những tin này ít mang lại hiệu quả thông tin, bởi công chúng thường có xu hướng quan tâm tới những vấn đề gần gũi và liên quan trực tiếp tới mình, ít quan tâm tới các hội nghị, họp hành của các lãnh đạo,… Ngôn ngữ trong tác phẩm của Báo Vĩnh Long, Báo Cần Thơ, Báo Đồng Khởi còn mang tính khuôn mẫu cao, ảnh hưởng bởi tính chất tuyên truyền của báo Đảng địa phương.
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí chưa chú trọng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục riêng biệt về BĐKH, bạn đọc khó nắm bắt thông
79
tin xuyên suốt. Phương pháp truyền thông chưa thực sự phong phú, thu hút người dân, chủ yếu ở dạng tin, bài và chỉ dừng lại ở mức độ miêu tả, tường thuật thông tin. Đôi khi lại đưa thông tin về BĐKH ở quy mô cấp khu vực, quốc gia, ít có mối liên quan với các vấn đề và hiện trạng ở địa phương, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Mặc dù có rất nhiều thông tin đề cập đến các thảm họa thiên nhiên và hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra như lũ lụt, bão, hạn hán, sạt lở đất,… nhưng chưa có tác giả nào chỉ ra mối liên hệ giữa các hiện tượng trên và BĐKH. Các giải pháp thích ứng BĐKH từ chính người dân, từ các cơ quan nghiên cứu, từ cơ quan quản lý, chính quyền, từ các chuyên gia, tổ chức quốc tế và kinh nghiệm các nước khác đề cập khá ít. Tác phẩm báo chí của các tờ báo vừa nêu vẫn theo xu hướng tiếp cận từ trên xuống hơn là từ dưới lên (từ phía cộng đồng, công chúng), rập khuôn theo kiểu đưa thông tin đơn điệu, ít gây được sự chú ý và hiệu ứng đối với công chúng. Tiếng nói, quan điểm, hoạt động tham gia của công chúng ít được chú ý và đề cao.
Tiểu kết chương II
Trong chương 2, tác giả giới thiệu khái quát về các tờ báo được khảo sát, đồng thời dẫn chứng cụ thể, phân tích làm rõ vai trò, thực trạng của báo in đối với vấn đề BĐKH. Đồng thời, thông qua các phương pháp thống kê, phân tích nội dung, khảo sát đánh giá của công chúng và các chuyên gia về vai trò của báo in đối với vấn đề BĐKH trong thời gian qua, luận văn đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của loại hình báo chí này đối với vấn đề nêu trên.
Ở chương 2, tác giả luận văn nhận thấy, mặc dù lãnh đạo các cơ quan báo chí đã dành rất nhiều quan tâm đến mảng đề tài về BĐKH nhưng thực tế số lượng, chất lượng thông tin BĐKH trên báo in hiện nay còn hạn chế.
Nội dung và hình thức thì thông tin chưa thực sự thiết thực, sâu sắc, ngôn
80
từ còn khô khan, hình ảnh kém phong phú, phân bổ chưa hợp lý. Thông tin BĐKH được cập nhật trên Báo Vĩnh Long, Báo Cần Thơ, Báo Đồng Khởi chủ yếu được khai thác từ các hội nghị, hầu hết mang tính “bề nổi”, tức là chỉ nêu thực trạng, tác động của BĐKH đến đời sống xã hội, sinh kế người dân đồng bằng mà thiếu những bài viết mang tính dài hơi, phân tích nguyên nhân sâu xa, đưa ra giải phải pháp ứng phó BĐKH một cách cụ thể, rõ ràng. Một điểm chung mà tác giả luận văn nhận thấy qua khảo sát các tờ báo vừa nêu là chưa chú trọng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục riêng biệt về BĐKH, dẫn đến thông tin bị “đứt gãy”, bạn đọc khó tiếp cận thông tin thường xuyên.
Tuy vậy, cũng phải nhìn nhận rằng, về cơ bản thì báo chí đã có nhiều bài viết phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhả nước liên quan đến công tác phòng chống, ứng phó BĐKH;
các mô hình hay, cách làm hiệu quả nhằm góp phần giúp người dân ứng phó, “sống chung” với BĐKH. Bên cạnh đó, qua khảo sát đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của công chúng, các chuyên gia về vai trò của báo in đối với vấn đề BĐKH hiện nay. Đây cũng là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của báo in trong việc truyền thông về BĐKH trong thời gian tới.