Đánh giá chung và vấn đề đặt ra về vai trò của báo in với vấn đề biến đổi khi hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Luận văn ngành báo chí báo in với vấn đề biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông cửu long​ (Trang 53 - 65)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA BÁO VĨNH LONG, CẦN THƠ, ĐỒNG KHỞI VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.2. Đánh giá chung và vấn đề đặt ra về vai trò của báo in với vấn đề biến đổi khi hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long

2.2.1. Đánh giá chung về thực trạng vai trò của báo in đối với vấn đề biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long

Các tác phẩm báo chí trên Báo Vĩnh Long, Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi luôn phong phú về chủ đề, nội dung, được thể hiện dưới các thể loại, hình thức khác nhau, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về BĐKH, có những tác động nhất định tới nhận thức của đối tượng tiếp nhận. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức về BĐKH đến các tầng lớp nhân dân khu vực ĐBSCL.

46

Các cơ quan báo chí đã tuyên truyền, phổ biến về chương trình hành động, kết quả hoạt động về phát triển công tác xã hội; các giải pháp ứng phó với BĐKH, các nguy cơ và thách thức đặt ra. Từ đó, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác truyền thông về BĐKH, đó là thông tin đa chiều. Bên cạnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cơ quan truyền thông đã thể hiện quan điểm, góc nhìn đa chiều từ các chuyên gia, nhà khoa học ở tất cả các lĩnh vực liên quan; hoạt động thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH của các cơ quan quản lý; thực tiễn công tác ứng phó của các tổ chức, cá nhân ở tất cả các cấp.

2.2.1.1 Về tần suất. mức độ thông tin về BĐKH trên Báo Vĩnh Long, Báo Cần Thơ, Báo Đồng Khởi từ năm 2015 đến năm 2019.

Trong giai đoạn khảo sát từ năm 2015 đến năm 2019, hầu hết các báo được khảo sát đã có nhiều tin bải về mảng đề tài BĐKH, trong đó, Báo Vĩnh Long có số lượng tin bài nhiều nhất, kế đến là Báo Cần Thơ và cuối cùng là Báo Đồng Khởi.

TT Báo Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1 Vĩnh

Long

98 80 87 78 65

2 Cần Thơ 72 65 60 70 55

3 Đồng

Khởi

35 30 25 27 22

4 Tổng số 205 175 172 175 142

Bảng 1: Tần số xuất hiện tin, bài về vấn đề về BĐKH trên 3 báo khảo sát

47 2.2.1.2 Về thể loại

Hầu hết các báo được khảo sát đều sử dụng đa dạng các thể loại khác nhau như: tin, bài phản ảnh, phóng sự để phản ánh một cách chân thực, sinh động nhất đến bạn đọc về vấn đề BĐKH.

Thể loại Báo Vĩnh Long Báo Cần Thơ Báo Đồng Khởi

Tin 255 214 105

Bài phản ánh 90 67 34

Phóng sự 40 23 0

Thể loại khác 23 18 0

Bảng 2:Thống kê về thể loại được sử dụng trên 3 báo được khảo sát Theo thống kê như trên, cả 3 tờ báo được khảo sát thì thể loại tin chiếm đa số, trong đó Báo Vĩnh Long có số lượng tin nhiều nhất với 255 tin, tiếp đến là Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi. Đối với bài phản ánh, Báo Vĩnh Long cũng có số lượng cao nhất so với các tờ báo còn lại. Riêng Báo Đồng Khởi hầu như chỉ có 3 thể loại chính đó là tin, bài và phóng sự.

+Tin

Tin báo chí về bản chất chính là “tin”, “tin tức” nói ở phần trên, điểm khác biệt là tin này được đăng tải, phản ánh trên báo in hay báo hình và các thể loại báo chí khác. Trở lại với kết quả khảo sát thông tin về BĐKH trên Báo Vĩnh Long, Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi, tin là thể loại áp đảo. Về cơ bản, tin trên các tờ báo này mang tính ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, trung bình từ 100 đến 300 chữ. Báo Vĩnh Long số ra ngày 23/4/2018 có tin “Sạt lở 4- 5m bờ sông Phù Ly” được tác giả viết như sau: Theo Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TX Bình Minh, rạng sáng 21/4/2018, một vụ sạt lở đã xảy ra ở bờ sông Phù Ly, tại Tổ 6, ấp Đông Hậu, xã Đông Bình (gần cầu Đông Bình) và hiện vẫn đang có dấu hiện lở tiếp. Đoạn sạt lở hiện dài khoảng 20m, ăn sâu vào bờ 4- 5m, sụp độ sâu

48

5m. Sạt lở bờ bao, sụp đường đan khiến giao thông và một số hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TX Bình Minh đã trực tiếp xuống hiện trường nắm tình hình và chỉ đạo khắc phục. Xã Đông Bình đã cử lực lượng 4 tại chỗ, cấm biển cảnh báo nguy hiểm, theo dõi diễn biến tình hình sạt lở… Tin này được trình bày theo dạng hình tháp ngược, ngay từ đoạn đầu tiên, tin này đã khẳng định thông tin về việc xảy ra sạt lở ở bờ sông Phù Ly. Tiếp đến là các thông tin có liên quan như tình trạng sạt lở và ảnh hưởng đến giao thông và đời sống người dân ra sao, cùng các giải pháp tạm thời của chính quyền địa phương.

Báo Cần Thơ số ra ngày 2/9/2015 cũng có tin “Đoạn sạt lở dưới dạ cầu Trường Tiền đã được khắc phục”. Có thể thấy, tác giả đã sử dụng câu khẳng định để cho người đọc biết vấn đề sắp nêu trong nội dung là “Báo Cần Thơ số ra ngày 15-7-2015, trên trang Giám sát và Phản biện Xã hội (trang 5) có bài "Khẩn trương khắc phục điểm sạt lở". Nội dung bài báo phản ánh tuyến đường bê tông dài khoảng 30 m, nằm phía dưới dạ cầu Trường Tiền thuộc ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền bị sạt lở nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Hiện nay, các ngành, các cơ quan chức năng đã tiến hành gia cố bằng cách tấn đá và đổ bê tông thông thoáng (ảnh) đảm bảo cho người dân đi lại dễ dàng”.

Tương tự, Báo Đồng Khởi số ra ngày 25/11/2019 cũng có tin “Mặn xâm nhập sớm vào đất liền sớm, cách cửa sông 25 - 30km”. Với cấu trúc hình tháp ngược, nội dung tin dần làm rõ vấn đề vừa nêu: Sáng 25-11- 2019, theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, kết quả đo mặn tại 13 điểm trên các sông chính của tỉnh, hiện độ mặn 4%o đã xâm nhập, cách các cửa sông chính khoảng 25 - 30km, trong đó sâu nhất là trên sông Hàm Luông, qua địa bàn xã Thạnh Phú Đông (Giồng Trôm) và xã Minh Đức

49

(huyện Mỏ Cày Nam). Theo ghi nhận, hiện nay mực nước tại các trạm chính trên sông Mekong đang xuống dần ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm và thấp nhất trong các năm qua. Đặc biệt, thấp hơn mực nước cùng kỳ năm 2015, ngoại trừ trạm Luang Prabang (do hồ thủy điện Xayaburi tích nước) và trạm Kongpong Luong (Biển Hồ, còn cao hơn 3cm tính đến 18-11)”.

+Bài phản ánh

Đối tượng nhận thức và phản ánh của thể loại bài phản ánh là các sự kiện, vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa đối với đời sống xã hội. Cái riêng của thể loại này là ở mức độ của tính thời sự. Bài phản ánh chủ yếu phản ánh vấn đề, sự kiện đã tương đối định hình, cho phép nhà báo có thể thấy được một cách khá đầy đủ các bình diện, khía cạnh, các mối quan hệ phong phú cũng như tính chất, logic vận động của chúng. Sự kiện, vấn đề xuất hiện trong bài phản ánh mang tính chất toàn diện. Trước hết về quy mô, nó bao quát một cách tương đối toàn bộ không gian, thời gian mà sự kiện, vấn đề diễn ra.

Về thời gian, nội dung bài phản ánh mô tả sự kiện, vấn đề từ khi hình thành cho đến thời điểm chúng được nhà báo nhận thức để phản ánh. Về không gian, nội dung bài phản ánh phản ánh, phân tích sự kiện, vấn đề ở phạm vi rộng nhất của nó. Các bình diện, các mối quan hệ, toàn bộ quá trình lịch sử cũng như xu hướng vận động của sự kiện, vấn đề được phân tích, đánh giá trong bối cảnh cụ thể, ít nhất là gắn liền những mối quan hệ chính yếu của chúng với các tiến trình, các hiện tượng xung quanh. Cùng với đó là sự khái quát tiến trình vận động của sự kiện, vấn đề. Đồng thời, trong bài phản ánh có thể đưa ra chính kiến và quan điểm của tác giả về những giải pháp, khả năng tác động hay những gợi ý, kiến nghị liên quan đến cách giải quyết, hướng dẫn công chúng về thái độ ứng xử, cách thức lựa chọn hành vi hợp lý. Như vậy, lượng thông tin trong bài phản ánh giúp

50

cho công chúng nhìn nhận sự kiện, vấn đề, hiện tượng một cách tổng thể như một bức tranh toàn cảnh. Qua các bài phản ánh, công chúng không chỉ đơn thuần là nhận diện mà còn có thể thấy được những bình diện khác nhau, những mối quan hệ ẩn và các góc khuất của sự kiện, hiện tượng, vấn đề.

Bài phản ánh xuất hiện khá nhiều trên Báo Vĩnh Long, Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi, trong đó có đề tài về BĐKH. Qua nghiên cứu, khảo sát, tác giả nhận ra rằng, bài phản ánh trên các tờ báo này không đồng đều qua từng năm mà tùy thuộc vào thực trạng, diễn biến của BĐKH. Cụ thể, trong 2 năm 2015 và 2016 thì hạn, mặn không chỉ đặc biệt nhất trong gần 100 năm mà còn là biểu hiện rõ ràng nhất của BĐKH khi liên tiếp những thiên tai “chưa từng có” đã, đang và sẽ còn xảy ra ở ĐBSCL thì báo chí cũng vào cuộc 1 cách sôi nổi với lượng bài phản ánh vô cùng phong phú. Báo Vĩnh Long số ra ngày 17/12/2015 có bài “Biến đổi khí hậu: Tác động ngày càng lớn”. Bài báo nêu thực trạng Hiện tượng thời tiết bất thường như bão lũ, nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán cục bộ… ngày càng gia tăng. Đây là hệ quả của BĐKH mà ngành nông nghiệp, nông thôn và nông dân vùng ĐBSCL cũng như Vĩnh Long phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Đồng thời cho biết một số dự án thủy lợi lớn trong tỉnh có kết hợp ứng phó BĐKH đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng như: dự án kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên; 6 tuyến đê bao thuộc chương trình cụm, tuyến dân cư vùng ngập lụt giai đoạn 2 của tỉnh ở Long Hồ, Vũng Liêm,...

Phản ánh về ảnh hưởng của BĐKH đến cây trồng, vật nuôi, Báo Đồng Khởi số ra ngày 28/4/2016 có bài “Cây dừa trước biến đổi khí hậu”.

Cụ thể, bài báo dẫn lời Tiến sĩ Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ cho biết: Cây dừa cũng như các loại cây khác có vai trò quan trọng trong việc tham gia hấp thu làm giảm phát thải khí cacbon dioxit (CO2) ra khí quyển. Điều này có

51

một ý nghĩa nhất định trong cuộc chiến chống lại các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tạo cơ sở cho địa phương có kế hoạch tiếp tục duy trì và phát triển các vườn dừa thay vì chuyển đổi sang một loại cây trồng khác.

Qua các bài phản ánh tình trạng, giải pháp ứng phó BĐKH trên báo in đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin phong phú, đa dạng. Báo Cần Thơ ngày 8/12/2015 có bài “Phát triển đô thị thích ứng biến đổi khí hậu”.

Bài báo đã đưa ra nhiều con số liên quan đến tác động của BĐKH đến các đô thị ở ĐBSCL hiện nay cũng như giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Theo đó, Hiện nay, toàn vùng ĐBSCL có 161 đô thị. Dưới tác động của thiên tai, 15 thành phố của vùng ĐBSCL đều bị ngập do cả lũ, triều cường và mưa lớn. Tác động của BĐKH làm cho chế độ mưa lũ thay đổi cực đoan, mực nước biển dâng khiến tình trạng ngập lụt ở ĐBSCL, đặc biệt ở các đô thị diễn ra ngày càng gay gắt. Quản lý phát triển đô thị ứng phó với BĐKH là vấn đề cấp thiết đối với ĐBSCL. Do đó, các đô thị vùng ĐBSCL cần tập trung giải quyết các vấn đề mang tính chất liên vùng từ công tác lập quy hoạch, lập chương trình, kế hoạch, dự án ưu tiên và cơ chế chính sách liên kết phát triển vùng, cũng như triển khai các dự án cấp vùng; tăng cường tiếp cận nguồn vốn ODA để thực hiện các dự án nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng để ứng phó BĐKH. Theo đó, cần thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển đô thị nước, đô thị sinh thái, quản lý nguồn nước, chống xâm nhập mặn và phòng chống khả năng ngập, sụt lún, mất đất do nước biển dâng của vùng.

+ Bài phóng sự

Có thể thấy, phóng sự là thể loại đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để điều tra, thâm nhập thực tế và phỏng vấn nhiều người. Phóng sự cung cấp cho người đọc một cái nhìn cận cảnh và toàn cảnh về một hiện tượng, thường là đặc biệt, diễn ra trong xã hội. Thông qua những ghi chép cụ thể,

52

sinh động tình hình một vấn đề, một sự việc nào đó đang là vấn đề thời sự mang tính bức xúc, phóng sự thể hiện tính chiến đấu cao độ, dùng sự thật để bác lại những nhận thức còn sai lệch, lấy sự thật đời sống để ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội. Do đặc thù thể loại, tính chân thực về thời gian, địa điểm, sự kiện, con người và chi tiết là những yếu tố cốt lõi của phóng sự.

Đối với Báo Vĩnh Long, Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi, thể loại phóng sự thường xuyên được ban biên tập quan tâm chỉ đạo Phòng Phóng viên triển khai đề tài thành loạt bài kỳ mang hơi thở cuộc sống, phản ánh thực tế, vơi văn phong nhẹ nhàng, gần gũi nhưng cũng mang tính chiến đấu cao, đề ra giải pháp cụ thể, rõ ràng. Riêng Báo Vĩnh Long thể loại phóng sự được khai thác khá hiệu quả do phạm vi thông tin mở rộng ra khu vực ĐBSCL. Số báo Chủ nhật dành trang 5 cho chuyên trang Phóng sự- Ký sự.

Loạt phóng sự có độ dài 1 - 3 kỳ, mỗi kỳ từ 1.200–1.600, có những bài chiếm trọn trang báo. Điển hình như các loạt bài “Phát triển bền vững ĐBSCL- cần hành động và tư duy đột phá” (Báo Vĩnh Long tháng 9/2017),

ĐBSCL trữ ngọt linh hoạt, chủ động thích ứng hạn mặn” (Báo Vĩnh Long tháng 3/2019), “Từ nghị quyết "thuận thiên"- biến thách thức thành cơ hội”

(Báo Vĩnh Long tháng 11/2019).

Trên Báo Cần Thơ có thể liệt kê một số phóng sự tiêu biểu như: Giữ nước ngọt cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tháng 2/2019), Kiến tạo một ĐBSCL thịnh vượng (tháng 8/2019).

2.2.1.3 Về hình ảnh

Ngày nay, nhiếp ảnh trở thành một hoạt động nghệ thuật không thể thiếu đối với con người. Trước đây, người ta cho rằng nhiếp ảnh là hoạt động máy móc, sao chép thuần túy, người chụp ảnh chỉ cần bấm nút máy ảnh là có thể thể hiện một lát cắt nào đó của hiện thực. Tuy nhiên, giờ đây nhiếp ảnh hiện đại không sao chép nguyên mẫu theo lối tự nhiên chủ nghĩa

53

mà dùng hình ảnh mang tính nghệ thuật để phản ánh. Hình ảnh mang tính nghệ thuật ở đây chính là hình ảnh của hiện thực khách quan thông qua sự cảm thụ thẩm mỹ của nhà nhiếp ảnh. Thông qua chiếc máy ảnh, người chụp không chỉ thể hiện hình dán bề ngoài mà còn có khả năng biểu đạt thế giới nội tâm của con người, tạo nên những tác phẩm ảnh mang giá trị tài liệu đích thực. Hình ảnh đó chứa nội dung tư tưởng sâu sắc và hình thức thể hiện độc đáo, mang lại cho người xem những tình cảm mới mẻ, tốt đẹp và những tư tưởng lớn về cuộc sống, con người, xã hội. Đối với nhà báo nhiếp ảnh, người chụp phải tôn trọng sự thật tuyệt đối, không được sao chép, dàn dựng. Ảnh báo chí xét về mặt phạm trù phải đảm bảo hai yếu tố là các tính chất tự nhiên và được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực.

Nói như thế để thấy rằng, bên cạnh nội dung, hình ảnh góp phần không nhỏ trong sự thành công của một tác phẩm báo chí. Nhà báo Nguyễn Hữu Khánh- Tổng Biên tập Báo Vĩnh Long cho rằng, trong một bài báo, hình ảnh chính là yếu tố quan trọng thu hút sự chú ý của độc giả. Chính vì vậy, mỗi tin, bài đều có vị trí dành cho phần hình ảnh. Đây là yếu tố vừa giúp bổ sung thông tin, vừa góp phần giúp tác phẩm sinh động, cuốn hút và chất lượng hơn. Hình ảnh phù hợp, lột tả chính xác nhân vật, sự kiện được đề cập thể hiện sự tôn trọng của tác giả đối với bạn đọc. Cùng đề cập một vấn đề, nhưng chắc chắn, những bài báo có hình ảnh phù hợp, bắt mắt và lột tả được nội dung sẽ giúp độc giả dễ tiếp nhận thông tin hơn.

Trên các báo được khảo sát, trung bình mỗi bài sử dụng từ 1 đến 3 ảnh minh họa, riêng tin ít sử dụng ảnh hơn, nhưng nếu có thì thường là 1 ảnh sát thực tế với nội dung tin đó.

Một phần của tài liệu Luận văn ngành báo chí báo in với vấn đề biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông cửu long​ (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)