Các quy định pháp luật về thời hạn có tính ảnh hưởng chung đến điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 45 - 51)

Chương 1: Nhận thức chung về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

1.2 Các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

1.2.4 Các quy định pháp luật về thời hạn có tính ảnh hưởng chung đến điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Thời hạn mang tính ảnh hưởng chung.

- Điều 96 quy định về cách tính thời hạn chung:

Thời hạn mà BLTTHS 2003 quy định được tính theo giờ, ngày, tháng. Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau: nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời

Loại tội phạm Thời hạn CBXX

Gia hạn

Lần 1 Lần 2 Lần 3

Ít nghiêm trọng 30 ngày 15 ngày

Không có

Nghiêm trọng 45 ngày 15 ngày

Rất nghiêm trọng 02 tháng 30 ngày

Đặt biệt nghiêm trọng 03 tháng 30 ngày

40

hạn. Bên cạnh đó, điều luật cũng quy định thêm “đêm” được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Và nếu thời hạn được tính bằng tháng thì một tháng được tính là ba mươi ngày.

Trong trường hợp có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua bưu điện thì thời hạn được tính theo dấu bưu điện nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, trại giam thì thời hạn được tính từ ngày Ban giám thị trại tạm giam, trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó.

Đây là quy định chung về cách tính thời hạn cũng như xác định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc được áp dụng chung không chỉ áp dụng cho thời hạn trong điều tra, truy tố, XXST VAHS mà còn áp dụng cho các giai đoạn tố tụng khác như XXPT, thủ tục xét lại, thủ tục rút gọn và các quy định khác về thời hạn xuyên suốt Bộ luật.

- Thời hạn cấp GCNBC cho người bào chữa (khoản 4, Điều 56):

Theo khoản 1, Điều 56, người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân. Người bào chữa nói chung chính là người thực hiện chức năng gỡ tội khi tiến hành các hoạt động tố tụng, hành vi tố tụng và luôn song hành cùng chức năng buộc tội. Theo nghĩa hẹp, chức năng bào chữa xuất hiện khi có quyết định tạm giữ của CQĐT 30; do đó, quy định về thời hạn liên quan đến người bào chữa cũng xuất hiện từ đây.

Thời hạn là 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa trong trường hợp tạm giữ người. Trong thời hạn nêu trên, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp GCNBC để họ thực hiện việc bào chữa; nếu CQĐT từ chối việc cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

Thời hạn là ba ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa. Trong thời hạn nêu trên, CQĐT, VKS, Tòa án phải xem xét, cấp GCNBC để họ thực hiện việc bào chữa; nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

- Về thời hạn của các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện các yêu cầu của cơ quan THTT: Thời hạn là bảy ngày kể từ ngày cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhận được kiến nghị của CQĐT, VKS về việc tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Trong thời hạn đó, cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can phải trả lời bằng văn bản cho

30 Mai Thị Thu Dung (2003), Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự, Luận văn Cử nhân Luật, tr.14.

41

CQĐT, VKS biết (Điều 128), hay cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập bị can có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can (khoản 2, Điều 129).

- Phục hồi thời hạn (Điều 97):

Điều 97 BLTTHS quy định việc phục hồi thời hạn trong trường hợp quá hạn có lý do chính đáng. Đơn xin phục hồi thời hạn trong những trường hợp như đơn kháng cáo quá hạn, gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm để xem xét; đơn xin phục hồi thời hạn trong những trường hợp khác thì gửi cho CQĐT hoặc VKS nếu có lý do chính đáng. Thời hạn này có thể hiểu là khoảng thời gian dành cho các chủ thể liên quan thực hiện các quyền khác nhau nhưng họ đã không “sử dụng” vì những lý do bất khả kháng như thiên tai, bệnh hiểm nghèo,… nay, pháp luật quy định họ được “sử dụng lại” khi các lý do ngăn cản không còn.

Thời hạn trong các biện pháp ngăn chặn.

Các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương VI, với 16 điều luật (từ Điều 79 đến Điều 94); trong đó, có 05 điều luật quy định về thời hạn rõ ràng và 06 điều luật quy định về thời hạn chưa rõ ràng – sử dụng từ “ngay”, cụ thể như sau:

- Thời hạn ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn của Viện kiểm sát trong trường hợp bắt người khẩn cấp (Điều 81):

Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay bằng văn bản cho VKS cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.

Thời hạn là 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp. Trong thời hạn nêu trên, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn; nếu VKS quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

- Điều 82 quy định các cơ quan (Công an, VKS, Ủy ban nhân dân) tiếp nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến CQĐT có thẩm quyền.

- Điều 83 quy định CQĐT phải lấy lời khai ngay sau khi bắt, nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và trong thời hạn 24 giờ, CQĐT phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, CQĐT nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường

42

hợp xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, CQĐT nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết.

Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được VKS cùng cấp phê chuẩn cho CQĐT nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.

- Thời hạn thông báo về việc bắt (Điều 85):

Người ra lệnh bắt, CQĐT nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, CQĐT nhận người bị bắt phải thông báo ngay.

- Thời hạn trong tạm giữ (Điều 86, 87):

Thời hạn là 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho VKS cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ là không quá ba ngày kể từ khi CQĐT nhận người bị bắt.

Thời hạn tạm giữ có thể gia hạn lần thứ nhất không quá ba ngày trong trường hợp cần thiết. Thời hạn này có thể gia hạn lần thứ hai với lượng thời gian không quá ba ngày.

Và trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn (cả gia hạn lần 1 và lần 2) và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS cùng cấp phê chuẩn.

- Thời hạn trong tạm giam (Điều 88, Điều 120, khoản 2, Điều 166, Điều 177):

Tạm giam được coi là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn và có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; hoặc phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

43

Thời hạn là ba ngày kể từ ngày VKS nhận được lệnh tạm giam. Trong thời hạn đó, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh tạm giam.

Cơ quan ra lệnh tạm giam phải thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.

Thời hạn trong tạm giam còn được xem xét đến ở giác độ thời hạn tạm giam để điều tra, thời hạn tạm giam để truy tố, thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm, thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm,… Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ trình bày về thời hạn tạm giam để điều tra, để truy tố, và chuẩn bị XXST VAHS.

Thời hạn tạm giam để điều tra được quyết định tại Điều 120 và đã được trình bày ở bảng 1.2; thời hạn tạm giam để quyết định việc truy tố được quy định tại khoản 2, Điều 166: “Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này”, “Thời hạn quy định tại khoản 1 điều này” chính là thời hạn quyết định việc truy tố và đã được trình bày ở bảng 1.3; Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử được quy định tại Điều 177: “Thời hạn tam giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này”, thời hạn CBXX này cũng đã được trình bày ở bảng 1.4.

Tóm lại, thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử luôn nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo, đồng thời đạt được hiệu quả hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án, không nên đặt nặng vấn đề phải xem thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử dài hơn, trùng khớp hoặc ngắn hơn thời hạn điều tra, truy tố, mà phải nên nhận thức đúng đắn ý nghĩa, nội dung, điều kiện của các chế định khác nhau để hoàn thành công việc sớm và đạt hiệu quả cao nhất. Ta có thể tóm tắt bằng bảng so sánh sau:

44

<Bảng 1.5 >

Tội phạm

So sánh thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra TH truy tố và tạm giam truy tố

TH CBXX và TH TG CBXX

THĐT GH

lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 TGĐT GH

lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 truy tốTH GH lần 1

TH TG truy tố

TH CBXX

GH lần 1

TG CBXX Ít NT

2 th 2 th 2 th 1 th 20 ng 10 ng

Không quá TH truy tố

30

ng

15

ng

Không quá TH CBXX

NT 3 th 3 th 2 th 3 th 2 th 1 th 20 ng 10 ng 45

ng

15

ng

Rất NT

4 th 4 th 4 th 4 th 3 th 2 th 30 ng 15 ng 2 th 30

ng

ĐB NT

4 th 4 th 4 th 4 th 4 th 4 th 4 th 4 th 4 th 4 th 4 th 30 ng 30 ng 3 th 30

ng

45 CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)