Đánh giá chung việc áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 75 - 79)

Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.2 Đánh giá chung việc áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

2.2.1 Những ưu điểm và tồn tại trong việc áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Sau cách mạng tháng tám thành công, tổ chức Công an được thành lập (1955), VKS và TAND cũng ra đời sau đó (1960). Ba cơ quan này là công cụ chuyên chính của chế độ, lập nhiều thành tích lớn lao trong công tác giữ vững chính quyền, ổn định trật tự an toàn xã hội, tích cực đấu tranh và chống mọi loại tội phạm ngay cả trong thời kỳ chiến tranh ác liệt của hai cuộc kháng chiến 94. Những thành tích đạt được thể hiện đầy đủ kết quả hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật về thời hạn trong TTHS là một nội dung đáng kể. Thành tích ấy được giữ vững trước khi có BLTTHS 1988 và kế đến là BLTTHS 2003. Bộ máy hoạt động tư pháp biết giữ gìn những gì mình có, biết phát huy những mặt tích cực và từng bước khắc phục những khó khăn, thay đổi những quy định đã cũ không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện thời. Minh chứng cho điều ấy là những mốc thời gian quan trọng ban hành các quy định pháp luật TTHS mà trong đó có các quy định về thời hạn, đặc biệt là lần pháp

93 Http://tuvanphapluat.com/tuvanluat/modules.php?name=News&op=view&sid=405

94 Http://www.docs.vn/1765

70

điển hóa thứ nhất – BLTTHS 1988 ra đời. Trước BLTTHS 1988, Nhà nước ta có các văn bản nhất định như: Sắc luật số 02-Slt ngày 18/6/1957 quy định những trường hợp phạm pháp quả tang, những trường hợp khẩn cấp, Luật số 103 SL ngày 20/5/1957 về đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân…95. Đến lần pháp điển hóa thứ 2 – BLTTHS 2003 ra đời đáp ứng yêu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa toàn diện.

Kết quả to lớn của việc áp dụng các quy định pháp luật trong TTHS là đạt được yêu cầu nhanh chóng, chính xác trong xử lý tội phạm, tính dân chủ được nâng cao, củng cố niềm tin của nhân dân vào pháp luật. Việc áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong TTHS góp phần nâng cao trách nhiệm, chống lạm quyền, tùy tiện, ngăn ngừa vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Cùng với việc áp dụng pháp luật hình sự, việc đảm bảo đầy đủ trình tự trong đó có việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về thời hạn trong TTHS đã góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý nghiêm minh chính sách tội phạm, thực hiện chính sách hình sự qua từng thời kỳ.

Trước khi BLTTHS 2003 được ban hành, không thể phủ nhận một tình hình vi phạm pháp luật TTHS rất nhiều như giam giữ quá hạn, điều tra quá hạn, kéo dài thời gian CBXX…, địa phương nào cũng có, thời gian nào cũng có 96. Từ khi BLTTHS 2003 có hiệu lực, công tác điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm phải tuân theo một quy trình tố tụng khép kín, chặt chẽ, nghiêm chỉnh thực hiện theo các quy định của pháp luật nhất là các quy định về thời hạn trong tố tụng; vì thế, tình hình vi phạm TTHS trong điều tra, truy tố, XXST giảm; giam giữ quá hạn phục vụ điều tra, truy tố, XXST cũng như án tồn đọng, chậm thi hành phải giải quyết trong một thời hạn nhất định, nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan, người THTT đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tuy nhiên, việc vi phạm các quy định về thời hạn trong TTHS vẫn còn là vấn đề phức tạp bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau từ khi có BLTTHS đầu tiên đến BLTTHS 2003. Thực trạng vi phạm các quy định pháp luật về thời hạn

95 Http://www.docs.vn/1765

96 Http://www.docs.vn/1765

71

trong điều tra, truy tố, XXST có thể được khái quát thành nhóm như: tạm giữ quá hạn;

tạm giam quá hạn; thời hạn điều tra hay thời hạn truy tố kéo dài kéo theo hậu quả tạm giam quá hạn; thời hạn CBXX kéo dài, hủy án để điều tra lại nhiều lần ảnh hưởng đến thời hạn tạm giam. Tình hình vi phạm là phổ biến, thường xuyên cả về mặt thời gian lẫn không gian; hoặc số lượng ít, nhiều; mức độ nghiêm trọng khác nhau ở địa phương này hay địa phương khác 97. Trước BLTTHS 2003 có nhiều vi phạm hơn, liên tục hơn nhưng ít có thời gian và điều kiện giám sát. Song, cùng với sự pháp triển của kinh tế, xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật TTHS trong đó có các quy định pháp luật về thời hạn, người tiến hành và người tham gia tố tụng đã được nâng lên một bậc, là nhân tố bảo đảm cho việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật TTHS trong thời gian tới.

Qua gần tám năm thực hiện, tình hình vi phạm pháp luật về thời hạn cũng như việc bộc lộ các hạn chế ở các quy định của pháp luật về thời hạn trong TTHS từng bước được làm rõ, nhằm khắc phục những hạn chế cũng như những tồn tại trong việc áp dụng các quy định đó.

2.2.2 Các nguyên nhân của những tồn tại trong việc áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Các nguyên nhân của việc vi phạm quy định về thời hạn TTHS nhất là thời hạn trong điều tra, truy tố, XXST VAHS xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau, việc đi tìm nguyên nhân này là một thực tế hết sức khó khăn, vì những lẽ tế nhị, các cơ quan THTT không công khai đưa ra những đánh giá có khả năng nhận hết trách nhiệm về phần mình trong việc vi phạm, hoặc có đánh giá cũng trong phạm vi hẹp, lướt qua.

Qua thực tế, những vụ vi phạm về thời hạn thường được báo chí nói đến hơn là các Cơ quan THTT “tự nói” về mình trong các báo cáo tổng kết; hơn nữa, do đảm bảo mối quan hệ bền vững giữa các Cơ quan THTT nên các cơ quan này thường tránh “đụng chạm”, “phê phán” hay kiến nghị lẫn nhau. Tuy nhiên, ta có thể nhìn thấy các nguyên nhân sau đây dẫn đến tình trạng “quá hạn”.

Pháp luật TTHS hiện hành chưa hoàn thiện.

Trước những biến đổi to lớn và nhanh chóng của đất nước, tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội đều phát triển và tự hoàn thiện mình ở những góc độ khác nhau; pháp luật nói chung và pháp luật TTHS nói riêng cũng cần có những thay đổi cho phù hợp với sự phát triển chung là cả quá trình.

97 Http://www.docs.vn/1765

72

Xét ở góc độ thực trạng vi phạm pháp luật, chính bản thân quy định của pháp luật TTHS còn tồn tại những thiếu sót, chưa phù hợp với thực tiễn là nguyên nhân chính dẫn đến vi phạm, nhất là những vi phạm về thời hạn. Theo đó, có thể thấy những quy định mang tính chất chưa rõ ràng (như quy định về thời hạn mà không xác định rõ được thời hạn), hay quy định chưa phù hợp với thực tế (như quy định về thời hạn mà khó áp dụng trên thực tế, hoặc áp dụng nhưng lại mang tính chủ quan của người áp dụng, dẫn đến tình trạng tùy tiện, lạm quyền).

Nguyên nhân từ phía Cơ quan THTT, cơ sở vật chất cho Cơ quan THTT.

Về tổ chức bộ máy trong từng Cơ quan THTT, hiện nay đã được điều chỉnh trong từng văn bản pháp luật cụ thể (như Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân). Tuy nhiên, lực lượng còn

“mỏng”, số lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn thiếu nghiêm trọng nhất là ở cấp huyện. Điều này dẫn đến tình trạng “đùn đẩy” lẫn nhau, một cán bộ phải giải quyết rất nhiều án nên dẫn đến tình trạng quá hạn hay áp dụng tối đa thời hạn luật quy định cho phép, hoặc “ăn gian” thời hạn là điều “bình thường”. Mặt khác, vi phạm về thời hạn của các Cơ quan THTT không được coi là vi phạm nghiêm trọng tủ tục tố tụng vì “vi phạm này không thể nào khắc phục được do thời hạn chỉ mang tính một chiều”; nên tâm lý vi phạm thời hạn còn “thoải mái”, vì luật chưa định trách nhiệm trong những trường hợp này.

Kế đến là cơ sở vật chất của các Cơ quan THTT ngày càng được cải thiện nhưng nhìn chung, vẫn còn thiếu thốn ở các cơ quan cấp huyện. Nhiều nơi trụ sở còn chật chội, cơ sở vật chất nghèo nàn, phương tiện làm việc thiếu hoặc lạc hậu. Chính vì thế, cơ sở vật chất, phương tiện nghiệp vụ, trang thiết bị cho lực lượng phòng chống tội phạm cần phải được quan tâm đầu tư, trang bị chu đáo, hiện đại để đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng chống tội phạm trong thời gian tới.

Cuối cùng là mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan THTT còn lỏng lẻo, còn

“kiêng nể”, sợ “mích lòng” nhau, nhất là đối với các cơ quan cấp huyện. Chuyện “bắt trước, phê sau” hay “trả qua, trả lại” để đảm bảo không vi phạm thời hạn vốn là

“chuyện thường tình” ở các cơ quan này 98.

98Http://so1vietnam.vn/xalo/002074913803/Nhin_lai_nhung_vu_an_la__bai_2_noi_oan_to_tung.html

73

Nguyên nhân từ phía người THTT.

Thứ nhất, về năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ thực thi pháp luật.

Trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hiện nay nhìn chung còn thấp so với yêu cầu thực tế. Hiện tượng cán bộ vi phạm các quy định về thời hạn có thể do cố tình hay vô tình; cố tình khi họ biết các quy định của pháp luật nhưng vẫn vi phạm và vô tình khi họ có năng lực kém, vi phạm pháp luật về thời hạn do nhận thức chưa đầy đủ quy định của pháp luật hoặc thực thi còn thiếu sót trình tự, thủ tục.

Thứ hai, về chế độ tiền lương và các chính sách dành cho cán bộ thực thi pháp luật hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Chẳng hạn như quy định chế độ phụ cấp ngồi phiên tòa cho Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân tương ứng là 50.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, số tiền này được tính cho 01 ngày/ 01 người. Do đó, nếu phiên tòa diễn ra trong một buổi (sáng hay chiều) thì chỉ được tính nửa ngày và phụ cấp cũng “bị” chia đôi. Cho nên, trên thực tế, phiên tòa thường diễn ra buổi sáng nhưng đến chiều mới tuyên án, cho “đủ” ngày (nhưng đã tuyên án ở buổi sáng rồi).

Đó chỉ là một ví dụ nhỏ cho thấy, hiện nay về lương và chính sách hỗ trợ dành cho cán bộ trong các ngành tư pháp còn rất hạn hẹp, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý, đạo đức nghề nghiệp nên cán bộ không thể chuyên tâm trong chuyên môn, cũng như không thể vững vàng trước sự “cám dỗ” của vật chất mà sẵn sàng làm sai các quy định của pháp luật, trong đó có các quy định về thời hạn trong điều tra, truy tố, XXST VAHS.

Tóm lại, nếu đánh giá trình độ hiểu biết, năng lực chuyên môn của của những người có thẩm quyền THTT, dù vô tình hay cố ý vi phạm các quy định của pháp luật về thời hạn, là nguyên nhân về chất; thì với cơ sở, trang thiết bị thiếu, lạc hậu, tổ chức bộ máy của Cơ quan THTT còn mỏng như hiện nay là nguyên nhân về lượng gây ra tình trạng không đảm bảo được thời hạn của quy trình tố tụng.

Một phần của tài liệu Thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)