Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
2.1 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
2.1.2 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra
- Thời hạn giải quyết tin báo, tố giác của CQĐT là 20 ngày (không quá hai tháng đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp) nhưng trên thực tế có nhiều vụ việc phức tạp, khó khăn và do tư tưởng tránh oan sai nên CQĐT cần có nhiều thời gian hơn luật định để tiến hành xác minh rõ ràng trước khi khởi tố hay không. Do vậy, có nhiều vụ việc kéo dài hơn, nhiều vi phạm thời gian nhưng hậu quả pháp lý chưa được quy định.
66 http://vn.360plus.yahoo.com/HA-TAM/article?mid=1028&fid=-1
51
Trong 3 năm từ 2008 đến 2010 và 6 tháng 2011, VKS 2 cấp ở Quảng Ninh đã kiểm sát hàng nghìn tin báo của các cơ quan chức năng, trong đó chuyển khởi tố hình sự 3295 tin, huỷ 5 quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT, ra quyết định khởi tố, yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra; hủy 3 quyết định xử phạt hành chính để khởi tố hình sự, yêu cầu khởi tố 96 vụ án trong đó có 3 vụ yêu cầu khởi tố từ tin báo của Công an xã, ban hành 24 kiến nghị khắc phục vi phạm... Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố cũng còn một số tồn tại: các đối tượng lách luật để phạm tội và dùng mọi thủ đoạn để chống đối sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng; các quy định của pháp luật về công tác này chưa đầy đủ, cụ thể, trong khi đó nhận thức về các quy định của pháp luật hiện hành chưa thống nhất, dẫn đến việc vận dụng ở các cấp, các ngành còn khác nhau làm hạn chế hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm 67.
- Về thời hạn chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo Điều 111.
Điểm a, khoản 1, Điều 111 quy định thời hạn điều tra trong trường hợp này chỉ có hai mươi ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố VAHS, ngắn hơn rất nhiều so với quy định thời hạn tại Điều 119. Đó là sự rút ngắn thời hạn điều tra khó có thể thực hiện đối với khả năng thực tế của các đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, vốn chỉ làm nhiệm vụ điều tra không chuyên trách; hay nói đúng hơn chỉ nên tiến hành hoạt động điều tra ban đầu rồi chuyển cho cơ quan chuyên trách trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm giữ.
Tuy nhiên, thời hạn điều tra trong thủ tục rút gọn chỉ là 20 ngày với bốn căn cứ áp dụng: “Người thực hiện hành vi tội phạm bị bắt quả tang; Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; Người phạm tội có căn cứ, lai lịch rõ ràng” là hoàn toàn trùng khớp với các căn cứ tại điểm a, khoản 1, Điều 111. Nhưng đó chỉ là thủ tục rút gọn, CQĐT có thể áp dụng hoặc không, nếu có áp dụng thì có một sự đồng bộ trong BLTTHS, nếu không áp dụng thì rõ ràng có sự chênh lệch như vừa phân tích. Mặc khác, nếu khởi tố và điều tra theo Điều 119 hoặc Điều 319 thì có thời hạn tạm giam để điều tra trong khi khởi tố và điều tra theo Điều 111 thì không có thời hạn tạm giam để điều tra vì các chủ thể ở Điều 111 không được áp dụng biện pháp tạm giam theo Điều 88.
- Mối tương quan giữa thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra.
67 http://123.30.50.129/vienkiemsatnhandan/tin_hoat_dong/PrintVersion.aspx?newsid=37131
52
Thời hạn điều tra đã được phân tích và cụ thể hóa ở bảng 1.1, thời hạn tạm giam để điều tra đã được phân tích và cụ thể hóa ở bảng 1.2. Từ đó, ta có thể nhận xét, thời hạn tạm giam để điều tra hoàn toàn trùng khớp với thời hạn điều tra và cả hai đều được xét theo sự phân loại tội phạm. Còn đối với tính chất phức tạp từng vụ án thì thời hạn gia hạn điều tra và thời hạn gia hạn tạm giam để điều tra hoàn toàn không trùng khớp với nhau, hay nói cách khác, thời hạn gia hạn tạm giam luôn ngắn hơn thời hạn gia hạn điều tra. Về vấn đề này, có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng chủ yếu là thiêng về quan điểm phải cải cách bằng cách này hay cách khác để thời hạn điều tra trùng khớp với thời hạn tạm giam để điều tra 68. Một trong những cách thay đổi đó, có nhiều quan điểm cho rằng cần phải quy định lại thời hạn tạm giam để điều tra cho phù hợp với thời hạn điều tra dài hơn, chứ ít có quan điểm ngược lại – tức quy định lại thời gian điều tra cho phù hợp với thời hạn tạm giam để điều tra (tức ngắn hơn) vì quan điểm này cho rằng khi hết thời hạn tạm giam mà thời hạn điều tra vẫn còn thì CQĐT phải có sự lựa chọn: ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố hoặc tiếp tục điều tra và áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (hoặc trả tự do) thì sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án tiếp theo. Điều này có nghĩa là, chưa điều tra xong thì CQĐT đã phải thả tội phạm hoặc phải sử dụng cách là khi hết hạn tạm giam chưa điều tra xong cứ ra kết luận điều tra để “được” VKS trả lại hồ sơ để điều tra tiếp 69.
Theo quan điểm tác giả, sự tương quan khi quy định về thời hạn điều tra (Điều 119) và thời hạn tạm giam để điều tra (Điều 120) là một sự phù hợp, thể hiện mức độ và trình độ, cũng như kỹ thuật lập pháp cao, có khả năng dự đoán và áp dụng trên thực tế và cả trong tương lai nên không cần phải chỉnh sửa. Bởi lẽ một điều, Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng nền tư pháp và cải cách hành chính, thì không nên quy định thời hạn (tạm giam để điều tra) dài thêm nữa. Hơn nữa, việc quy định thời hạn tạm giam để điều tra dài ra, cho bằng thời hạn điều tra là vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, và dường như chúng ta đã quá đứng về phía cơ quan tiến hành tố tụng mà quên đi một điều rằng chính bị can cũng cần được bảo vệ, vụ án cũng cần nhanh chóng kết thúc. Nếu vụ án kết thúc trong thời gian ngắn thì các quan hệ xã hội đã bị tội phạm xâm phạm nhanh chóng được khôi phục lại, các quyền và lợi ích
68 Hoàng Thị Minh Sơn (2010), “Một số bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thời hạn điều tra và tạm giam để điều tra”, Tạp chí Luật học, tr. 42.
69 Http://dddn.com.vn/31228cat104/bo-luat-to-tung-hinh-su-nam-2003-nhieu-diem-bat-cap.htm
53
hợp pháp của Nhà nước, của công dân bị xâm hại nhanh chóng được bồi thường…70. Đó cũng là một trong các yêu cầu để xây dựng mô hình tố tụng theo kiểu tranh tụng mà mô hình TTHS Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện.
Việc quy định thời hạn tạm giam để điều tra phải được quy định rõ ràng mới là quan trọng chứ không phải điều quan trọng là ngắn, bằng hay dài hơn thời hạn điều tra; do đó, không thể quy định chung chung như thời hạn truy tố hay thời hạn chuẩn bị XXST như thời hạn tạm giam để truy tố hoặc chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn truy tố hoặc chuẩn bị xét xử được quy định tại Điều 166, 176. Đây là quy định chưa rõ ràng, cụ thể và chi tiết nên thời hạn tạm giam để điều tra không thể quy định kiểu như vậy mà điều tiến bộ, thể hiện trình độ lập pháp là Điều 120 đã thể hiện rõ thời hạn, cũng như quan điểm của nhà làm luật không thể chung chung kiểu như “không được quá” như thời hạn tạm giam để truy tố hay chuẩn bị xét xử được. Nên chăng, nếu có thay đổi thì phải nên quy định rõ thời hạn tạm giam để truy tố hay thời hạn tạm để xét xử là bao nhiêu, “không được quá” là cụ thể thế nào như Điều 120 đã làm; bởi theo tình hình áp dụng pháp luật hiện nay, các cơ quan THTT như VKS, Tòa án thường cố tình trùng lắp thời hạn truy tố với thời hạn tạm giam để truy tố, thời hạn CBXX với thời hạn tạm giam CBXX chứ không rõ ràng như thời hạn tạm giam để điều tra 71.
Về thời hạn điều tra quy định tại khoản 1, Điều 119 là quy định áp dụng đối với trường hợp vụ án có một bị can chỉ bị khởi tố về một tội 72. Do đó, thời hạn điều tra làm căn cứ cho vụ án có nhiều bị can phạm một tội hoặc một bị can phạm nhiều tội hoặc nhiều bị can phạm nhiều tội chưa được pháp luật đề cập cụ thể, và vì vậy thời hạn tạm giam để điều tra cũng không có căn xứ để gia hạn. Một số quan điểm cho rằng: thời hạn điều tra được các định theo tội nặng nhất theo vụ án (xét theo loại tội phạm) hoặc thời hạn điều tra được xác định theo tổng thời hạn các tội phạm 73. Và điều đó sẽ kéo theo thời hạn tạm giam để điều tra.
Thứ nhất, loại tội phạm là cơ sở để quy định thời hạn điều tra, tính chất phức tạp của vụ án là cơ sở để quy định thời hạn gia hạn điều tra. Tính chất phức tạp được hiểu là nhiều bị can phạm nhiều tội, một bị can phạm nhiều tội hoặc nhiều bị can phạm một
70Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 144
71 Http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/01/3ba252d5/
72 Hoàng Thị Minh Sơn (2010), “Một số bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thời hạn điều tra và tạm giam để điều tra”, Tạp chí Luật học, tr.39.
73 Hoàng Thị Minh Sơn (2010), “Một số bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thời hạn điều tra và tạm giam để điều tra”, Tạp chí Luật học, tr. 39.
54
tội. Tuy nhiên, vụ án có tính chất phức tạp không nhất thiết có ở tất cả các vụ án mà một hoặc nhiều bị can phạm nhiều tội hay nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm mà đối với vụ án chỉ có một bị can chỉ thực hiện một tội cũng có thể là vụ án phức tạp
74.Như vậy, thời hạn điều tra cho vụ án có nhiều tội danh thì thời hạn sẽ được tính như thế nào, theo từng tội hay theo tội nặng nhất hay theo tổng thời hạn của các tội. Nếu giam hết theo thời hạn của tội nặng nhất sẽ dẫn đến vi phạm thời hạn, còn ngược lại không đủ điều tra chung cho vụ án 75.
Tính thời hạn theo từng tội là không khả thi, không phù hợp vì các tội đều xảy ra trong cùng một vụ án nên chúng có liên quan với nhau, phải được xem xét và giải quyết kịp thời, đồng loạt; theo tổng thời hạn từng tội thì thời hạn sẽ tăng lên rất nhiều vi phạm quyền và lợi ích của bị can và những người tham gia tố tụng khác. Nên thực tế hiện nay CQĐT thường áp dụng cách tính thời hạn theo tội nặng nhất; tuy nhiên, trường hợp này bị vướng bởi lập luận và thực tiễn như sau: lập luận cho rằng khoản 1, Điều 119 chỉ áp dụng cho một bị can khởi tố về một tội và thực tiễn áp dụng cho thấy khi thời hạn điều tra và gia hạn điều tra về một tội gần hết, CQĐT khởi tố, bổ sung về một tội khác (nhẹ hơn hoặc nặng hơn tội đã khởi tố đó) thì thời hạn điều tra được tính theo tội phạm nặng nhất từ khi khởi tố bắt đầu và phải hoàn thành điều tra đối với các tội khác trong thời hạn điều tra của tội phạm đó; hoặc tính lại từ khi khởi tố mới và các tội đã khởi tố trước đó đều phải “chờ” mặc dù thời hạn điều tra đã hết. Đây cũng chính là hướng dẫn của Thông tư 05 hay Nghị quyết 04.
Như vậy theo quan điểm tác giả, các cách tính thời hạn điều tra như trên đều bộc lộ các khuyết điểm nhất định và chưa thống nhất vì Điều 119 là quy định thời hạn điều tra cho tội phạm chứ không nói rõ là một tội một bị can; nhiều tội một bị can hay nhiều bị can phạm nhiều tội; do đó, dẫn đến các cách hiểu và áp dụng khác nhau. Thực tiễn xảy ra, áp dụng thời hạn điều tra áp dụng cho tội nặng nhất là phù hợp vì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể hay quy định chuẩn từ BLTTHS về vấn đề này và như thế đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể tham gia tố tụng. Tuy nhiên, việc áp dụng này cũng bị vướng khi khởi tố bổ sung mới như đã phân tích. Cho nên, cách tính thời hạn điều tra này phải được luật hóa, quy định cụ thể và phải dự trù được các tình huống phát sinh (như khởi tố bổ sung) thì phải tính thời hạn như thế nào. Vấn đề này
74 Hoàng Thị Minh Sơn (2010), “Một số bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thời hạn điều tra và tạm giam để điều tra”, Tạp chí Luật học, tr. 39.
75 Http://luatsudoan.qcdn.vn/recruit.php
55
cùng cần quy định cụ thể cho cả thời hạn truy tố và thời hạn CBXX đối với vụ án có nhiều tội.
Thứ hai, theo quy định của BLTTHS thì trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, CQĐT phải đề nghị VKS cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án (Điều 116) và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của CQĐT, VKS cùng cấp có trách nhiệm ra quyết định chuyển vụ án. CQĐT cũng có thể nhập hoặc tách vụ án (Điều 117) để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp bị can phạm nhiều tội, nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu hay không tố giác tội phạm. Đối với những trường hợp này, BLTTHS cũng không quy định thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra được tính thế nào nên trong thực tế còn có những cách hiểu khác nhau và còn khó khăn trong việc áp dụng 76.
Thứ ba, thời hạn tạm giam để điều tra kéo theo, theo quan điểm cá nhân, thời hạn tạm giam để điều tra đối với bị can phạm tội nào thì tạm giam với thời hạn tương ứng đối với tội đó, được quy định tại Điều 120 BLTTHS. Không nên tính theo tội nặng nhất như thời hạn điều tra để rồi tạm giam điều tra theo tội nặng nhất ấy, vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Về lượng thời gian trong thời hạn điều tra và tạm giam để điều tra.
Theo khảo sát 50 Điều tra viên khác nhau về mức độ phù hợp của thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra 77 thì kết quả khá thú vị: chỉ có 5/50 (chiếm 10%) ý kiến cho là không đủ để thực hiện hoạt động điều tra; có 42/50 (chiếm 84%) cho rằng khoảng thời gian này là phù hợp; số còn lại (chiếm 6%) cho rằng thời hạn dư để thực hiện “công việc”. Như vậy, nhìn chung quy định về lượng thời gian cho hoạt động điều tra tương đối ổn, không cần phải có sự thay đổi. Tuy nhiên trên thực tế xảy ra, có những vụ án được xếp vào loại “kỳ án” như vụ Vườn điều – vụ án kéo dài vào loại nhất nhì trong lịch sử tố tụng Việt Nam, hơn 12 năm nhưng vẫn chưa có hồi kết, đến nay quay lại vạch xuất phát 78; hay vụ án Vườn mít – Lê Bá Mai được trả tự do ngay tại phiên tòa, kết thúc hơn 2000 ngày tạm giam ròng rã trong niềm vui vỡ òa của người thân 79; hay có
76 Hoàng Thị Minh Sơn (2010), “Một số bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thời hạn điều tra và tạm giam để điều tra”, Tạp chí Luật học, tr. 41.
77 Xem phụ lục 1.
78 Http://vietbao.vn./Chinh-tri/Lat-lai-nhung-bi-hiem-cua-vu-ky-an-vuon-dieu/20500829/96/
79 Http://phapluattp.vn/2011052411432417p1063c1016/tuyen-vu-an-vuon-mit-le-ba-mai-vo-toi.htm
56
những vi phạm nhỏ hơn, như trong vụ án Cù Huy Hà Vũ – 05/03/2011 là ngày cuối cùng của tạm giam bốn tháng nhưng đến 12/3/2011 vẫn chưa được thả 80.
- Về thời hạn phục hồi tra, điều tra bổ sung.
Khoản 1, Điều 121 quy định thời hạn phục hồi điều tra là không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng; không quá ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; và thời hạn gia hạn là không quá hai tháng đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, điều luật không quy định thời hạn gia hạn đối với tội ít nghiêm trọng, việc này sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn vì có nhiều vụ án tuy là tội ít nghiêm trọng nhưng nhiều bị can tham gia, có tính chất phức tạp, nếu không gia hạn thì không thể đảm bảo việc thu thập chứng cứ, đặc biệt là tội phạm xảy ra quá lâu, quá trình điều tra đòi hỏi phải kỹ lưỡng, thận trọng
81. Do vậy, cần phải quy định bổ sung thời hạn gia hạn điều tra trong trường hợp phục hồi điều tra.
Thời hạn điều tra được tính dựa vào Cơ quan trả hồ sơ điều tra bổ sung (nếu VKS trả bổ sung thì thời hạn là không quá hai tháng, nếu Tòa án trả bổ sung thì thời hạn là không quá một tháng tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ và yêu cầu điều tra) chứ không được tính theo phân loại tội phạm như thời hạn điều tra. Nếu vụ án ít nghiêm trọng và vụ án đặc biệt nghiêm trọng do Tòa án trả bổ sung mà thời hạn điều tra tiếp trong trường hợp này đều là một tháng là không hợp lý. Nên chăng, phải quy định lại theo cơ chế vừa kết hợp chủ thể trả điều tra bổ sung với phân loại tội phạm để xác định thời hạn điều tra trong trường hợp điều tra bổ sung này.
- Về thời hạn hỏi cung bị can.
Điều 131 chưa quy định về thời hạn hỏi cung bị can mà chỉ quy định “không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản”. Tuy nhiên, thời hạn hỏi cung chưa được quy định là phải hỏi cung trong bao lâu và bắt đầu cụ thể vào thời gian nào. Điều luật xác định là “Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can”; tuy nhiên, “ngay” là trong khoảng bao lâu, chưa rõ. Trong thực tế, có trường hợp Điều tra viên hỏi cung chậm so với quy định, thậm chí có trường hợp Điều tra viên không tiến hành lấy lời khai của bị
80 Http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_C%C3%B9_Huy_H%C3%A0_V%C%A9
81Http://www.tin247.com/nhung_%E2%80%9Crao_can%E2%80%9D_trong_qua_trinh_to_tung-6-21494525.html