Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn có tính ảnh hưởng chung đến điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 51 - 56)

Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.1 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

2.1.1 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn có tính ảnh hưởng chung đến điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

- Về cách tính thời hạn quy định tại Điều 96 BLTTHS 2003.

+ “Thời hạn mà Bộ luật này được tính theo giờ, ngày, tháng”.

Đơn vị thời gian để tính thời hạn trong trường hợp này là giờ, ngày, tháng. Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Trên thực tế, quy định này được hiểu và áp dụng chưa đúng như sau:

Ví dụ về thời hạn tạm giữ (không gia hạn) là 03 ngày; quyết định tạm giữ ghi rõ là tạm giữ từ 18 giờ ngày 17/01/2011 thì CQĐT áp dụng cách tính là: từ 18 giờ ngày 17/01/2011

46

đến 18 giờ ngày 18/01/2011 là 01 ngày; từ 18 giờ ngày 18/01/2011 đến 18 giờ ngày 19/01/2011 là 02 ngày; từ 18 giờ ngày 19/02/2011 đến 18 giờ ngày 20/01/2011 là ba ngày. Như vậy, đến 18 giờ ngày 20/01/2011 mới được xem là hết thời hạn trong khi nếu như tính đúng thì tính đến 24 giờ ngày 19/01/2011 đã được xem là hết thời hạn tạm giữ (từ 18 giờ ngày 17/01/2011 đến 24 giờ ngày 17/01/2011 là một ngày; và từ 24 giờ 17/01/2011 đến hết 24 giờ 19/01/2011 là đủ 03 ngày).

Rõ ràng cách tính thời hạn này của CQĐT được tính theo ngày và giờ kết hợp chứ không phải đơn thuần theo ngày; mà trong quy định tại Điều 96 không quy định cách tính thời hạn theo giờ trong khi có rất nhiều điều luật quy định thời hạn theo giờ nhất là thời hạn trong các biện pháp ngăn chặn TTHS.

Khi thời hạn được tính theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn. Ví dụ: Thời hạn 01 tháng được tính là: 17/01/2011 thì thời hạn hết vào ngày 17/02/2011, 31/08/2011 thì thời hạn hết vào ngày 30/09/2011, 02/08/2011 thì thời hạn hết vào ngày 03/09/2011.

Tuy nhiên, nếu ngày bắt đầu tính thời hạn là 01/02/2011 thì ngày 28/02/2011 được xem là ngày kết thúc thời hạn. Do đó, để khắc phục điểm này, tại đoạn 3, khoản 1, Điều 96 quy định thêm “nếu thời hạn được tính bằng tháng thì một tháng được tính là 30 ngày”. Quy định này khắc phục, bổ sung cho “đoạn thiếu” và “đoạn thừa” khi tính thời hạn theo tháng mà tháng sau không có ngày trùng và thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc đầu tiên tiếp theo – quy định này là quy định rất bất lợi cho người phạm tội nếu không có sự bổ sung kịp thời như vừa nêu.

Cứ tưởng tượng thời hạn hết vào ngày 30/04 thì ngày làm việc tiếp theo phải đến 04/05 (vì 02/05 và 03/05 được nghỉ bù) hoặc trong các ngày nghỉ tết nguyên đán chẳng hạn. Do đó, quy định “một tháng được tính là ba mươi ngày” được xem là quy định chặt chẽ, khắc phục được “lỗ hổng” cho quy định tại đoạn 2, khoản 1, Điều 96.

Nhưng điều luật chỉ mới quy định cách tính thời hạn theo tháng cho một tháng (dựa vào tháng trước và tháng sau) còn thời hạn cho nhiều tháng thì tháng sau là tháng nào, tháng thứ mấy, chưa rõ. Tuy nhiên, ta có thể khắc phục, tạm tính theo quy định cộng dồn từng tháng sẽ thành nhiều tháng với quy định tại đoạn 3, khoản 1, Điều 96 “nếu thời hạn được tính bằng tháng thì một tháng được tính là ba mươi ngày”.

47

Mặt khác, Điều luật quy định thời hạn chỉ được tính theo giờ, ngày và tháng chứ không quy định thời hạn tính theo năm mà trong quy định của BLTTHS có hai loại thời gian tính theo năm như khoản 1, Điều 278; khoản 1, Điều 295. Đây là quy định còn thiếu sót, chưa mang tính đồng bộ, nội hàm lớn hơn ngoại diên.

+ “Đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau”.

Đây là quy định mang tính ước lệ của pháp luật bởi bản thân “đêm” hay “ban đêm”

là khoảng thời gian không xác định rõ. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “đêm là khoảng thời gian từ tối cho tới sáng” 61. Do vậy việc dùng thuật ngữ

“đêm” hay “ban đêm” là không quan trọng mà điều quan trọng là phải mang tính đồng bộ. Điều 196 sử dụng thuật ngữ “đêm” nhưng tại các điều 130, 131, 134 và khoản 3, Điều 143 (như đã phân tích ở phần trên) chỉ sử dụng thuật ngữ “ban đêm” là chưa đồng bộ và thống nhất.

Việc sử dụng thuật ngữ nào, “đêm” hay “ban đêm” đều được vì chúng có nghĩa tương tự nhau nhưng mà phải quy định trong các điều luật một cách thống nhất bởi lẽ nó đã được luật hóa và được xác định, ước lệ một cách rõ ràng là “từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau”.

+ Điều 96 chưa quy định về thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn một cách cụ thể và chi tiết như Điều 152 và Điều 153 Bộ luật dân sự 2005. Có lẽ, đây là lần thứ hai pháp điển hóa các quy định về TTHS nên việc coi trọng chế định thời hạn chưa được xem xét một cách kỹ lưỡng. Trong điều kiện phát triển của đất nước, quyền con người ngày càng được quan tâm và bảo vệ, chế định về thời hạn là một chế định trong TTHS có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; do vậy, việc quy định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc cần phải quy định trong chế định thời hạn trong tương lai bởi lẽ xác định thời hạn chính xác thì ngoài việc xác định cách tính còn phải xác định các điểm “mốc” – thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc và kể cả những khoảng thời gian không được tính vào thời hạn.

- Về thời hạn cấp giấy chứng nhận bào chữa cho người bào chữa.

Trong thực tế áp dụng, việc cấp GCNBC cho luật sư không phải là điều đơn giản;

gần 100% các trường hợp không bao giờ được cấp GCNBC đúng thời hạn ba ngày, có trường hợp kéo dài một năm; mặt khác, CQĐT đòi hỏi giấy yêu cầu luật sư của khách hàng phải là của chính bị can chứ không phải người đại diện hợp pháp của bị can lựa

61 Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 132.

48

chọn 62. Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can từ khi có quyết định khởi tố. Do đó, việc quy định theo hướng mở rộng thời hạn cấp giấy chứng nhận bào chữa lên bảy ngày hoặc mười ngày có phải là ý kiến hay.

BLTTHS 2003 với những quy phạm pháp luật mang đậm dấu ấn của hình thức tố tụng thẩm vấn bằng việc xây dựng, sử dụng hồ sơ vụ án với các chứng cứ viết để xét xử là đặc trưng cơ bản; các cơ quan THTT có quyền hạn lớn trong việc điều tra, truy tố, xét xử bằng việc có toàn quyền quyết định khởi tố, truy tố, xét xử người phạm tội ra trước Tòa án; mọi hành vi của người tham gia tố tụng đều phải chịu sự cho phép của các cơ quan THTT 63. Do đó, hầu như rất ít trường hợp luật sư được cấp GCNBC đúng thời hạn xuất phát từ các nguyên nhân là một số cán bộ còn mang tư tưởng cũ, không muốn người bào chữa có mặt trong hoạt động điều tra vì sợ rằng sẽ gây cản trở, khó khăn 64. Quy định về cấp giấy chứng nhận trong ba ngày đã phát sinh nhiều vấn đề thì trong thời hạn là 24 giờ đối với trường hợp tạm giữ có lẽ còn khó thực hiện hơn. Như vậy, các quan điểm mở rộng thời hạn đến bảy ngày, mười ngày đối với tạm giam và thời hạn 24 giờ đối với tạm giữ phải được tăng thêm, để cơ quan THTT có thêm thời gian để cấp GCNBC một cách triệt để hơn và “quyền lựa chọn người bào chữa thuộc về bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giữ hoặc người đại diện hợp pháp của họ khi họ đang bị tạm giam tạm giữ”. Theo quan điểm tác giả, việc mở rộng thời hạn như vậy là chưa xem xét đến tận cùng của sự việc, nguyên nhân dẫn đến vi phạm thời hạn trong việc cấp GCNBC chính là từ phía cơ quan THTT chứ không phải do quy định của pháp luật khó thực hiện bởi đơn giản một điều thời hạn có rộng hay hẹp mà cơ quan tiến hành “cố tình” né tránh việc cấp GCNBC thì quy định theo hướng mở rộng thời hạn là vô nghĩa. Nên chăng quy định việc đó trở thành nghĩa vụ, mang tính bắt buộc đối với các cơ quan THTT, buộc họ phải cấp GCNBC cho người bào chữa trong mọi trường hợp yêu cầu và nhằm bảo vệ quyền con người, cần phải quy định thời hạn cấp GCNBC ít đi, thậm chí chỉ quy định nghĩa vụ mà không cần phải ấn định thời hạn.

- Về các thời hạn trong biện pháp ngăn chặn.

Trong 16 điều luật (từ Điều 79 đến Điều 94), có 07 điều đề cập đến thời hạn, trong đó, có 01 điều sử dụng cụm từ “ban đêm”, 05 Điều luật sử dụng cụm từ “ngay” với số

62 Http://luatsuhanoi.vn/index.php?page=productView&id=1238

63 Http://luatsuhanoi.vn/index.php?page=productView&id=1238

64Http://www.tin247.com/nhung_%E2%80%9Crao_can%E2%80%9D_trong_qua_trinh_to_tung-6-21494525.html

49

lần là 14, 04 điều luật sử dụng đơn vị giờ (03 cụm từ “12 giờ” và 01 cụm từ “24 giờ”), và 02 điều luật sử dụng đơn vị thời gian là ngày, cụ thể “03 ngày” với số lần là 02.

Theo từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, “ngay” được hiểu là “phần tiếp tục liền sau đó”, có thể hiểu là “ngay lập tức”, “ngay tức khắc”. Như vậy, “ngay” là một phó từ để bổ nghĩa cho những hành động khác nhau. Pháp luật TTHS quy định như thế để thực thi trên thực tế một cách kịp thời, nhanh chóng, phù hợp và đúng nghĩa với bản chất của biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, trên thực tế những quy định như vậy thường dễ bị lạm dụng.

Ví dụ, khoản 4, Điều 81 quy định “Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn” – đây là quy định khó thực thi trên thực tế hoặc nếu có thực thi thì không thể đúng hoàn toàn được vì việc “báo ngay”

mà bằng văn bản, kèm tài liệu nữa thì không thể “ngay” được. Hoặc khoản 2, Điều 83 quy định hàng loạt các hành vi tố tụng liên tiếp nhau và sử dụng từ “ngay” để chỉ các hành vi này được thực hiện theo trình tự trước sau, như thế nào 65.

Khoảng thời gian mà cơ quan ra lệnh truy nã đến nhận người bị bắt không được quy định, và nếu CQĐT nhận người bị bắt xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì phải ra ngay quyết định tạm giữ sau khi lấy lời khai, rồi lại phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết. Thông báo này không quy định rõ hình thức như thế nào, và “sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất”.

“Ngay” là liên tiếp, tiếp liền một hành vi sau một hành vi, còn tại Điều 83 có quá nhiều từ “ngay” nên không thể là “ngay” được nữa, nên chăng quy định một thời hạn dứt khoát cho một hoặc một số hành vi nhất định.

65 Khoản 2, Điều 83 quy định: “Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết.

Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất”.

50

Có ba điều luật (khoản 4 Điều 81, khoản 2 Điều 87, khoản 3 Điều 86) sử dụng cụm từ “12 giờ” nhưng trong thực tế thời hạn 12 giờ cho VKS phê chuẩn việc bắt khẩn cấp, tạm giữ, gia hạn tạm giữ là quá ngắn. Khảo sát 50 cán bộ trong nghành kiểm sát (theo phụ lục 2) cho thấy tỉ lệ cho rằng thời hạn này để phê chuẩn là quá ngắn chiếm đại đa số (45/50, chiếm 90%). Vả lại việc này khó thực thi khi bắt vào khoảng 17 giờ đến 20 giờ hôm trước thì đến 5 giờ đến 8 giờ hôm sau phải có phê chuẩn vì thứ nhất, VKS không phải cơ quan an ninh nên việc trực không như Công an hay Quân đội; thứ hai, nếu người trực chỉ là chuyên viên thì cũng không tự ý quyết định được.

Các thời hạn khác: khoản 1 Điều 83 – “24 giờ” là thời hạn CQĐT ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt; khoản 3, Điều 88 - “ba ngày” là thời hạn VKS ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh tạm giam; Điều 87 quy định thời hạn tạm giữ gia hạn lần một gia hạn lần hai tương ứng không quá 03 ngày, 03 ngày, 03 ngày. Quy định này vẫn còn khuyết điểm như sau:

Thời hạn tạm giữ được tính từ ngày CQĐT nhận được người bị bắt. Tuy nhiên, điểm c, khoản 2, Điều 81 quy định chỉ có người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng, hoặc người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới mới có quyền tạm giữ theo Điều 86 nhưng khi ra quyết định tạm giữ thì phải đợi đến khi CQĐT nhận được người bị bắt thì thời hạn tạm giữ mới được tính là chưa phù hợp, cần phải tính kể từ khi ra quyết định tạm giữ 66. Hơn nữa, “thời hạn tạm giữ được tính kể từ khi CQĐT nhận người bị bắt” không thể áp dụng đối với người phạm tôi tự thú, đầu thú được vì họ không phải người bị bắt cũng như không thể tạm giữ vì tạm giữ chỉ áp dụng đối với “người bị bắt”, nên phải bổ sung điểm này vào các quy định về tạm giữ tại Điều 86, 87 Bộ luật hình sự để hoàn thiện hơn.

- Điều 91 quy định về biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng chưa xác định thời điểm kết thúc của loại biện pháp ngăn chặn này.

Một phần của tài liệu Thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)