Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
2.1 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
2.1.4 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Khảo sát trên 50 phiếu về thời hạn trong XXST VSHS đối với các thư ký, thẩm phán Tòa án ta thu được kết quả như sau:
Thời hạn Ngắn Phù hợp Dài
Chuẩn bị xét xử 23 (90%) 25 (10%) 2 (0%)
Hoãn phiên tòa 10 (76%) 40 (22%) 0 (2%)
Giao quyết định, bản án Tòa án 12 (54%) 34 (40%) 4 (6%)
<Bảng 2.2>
Bảng 2.2 cho thấy các quy định về thời hạn trong XXST đã tạm ổn khi có trung bình 99/150 phiếu (chiếm 66%) cho rằng thời hạn quy định trong giai đoạn XXST là phù hợp.
- Về thời hạn chuẩn bị XXST.
88 Http://www.vksndtc.gov.vn/tintuc/2199.aspx
63
Thời hạn chuẩn bị XXST đã được phân tích và cụ thể ở bảng 1.4; tuy nhiên, trên thực tế áp dụng còn nhiều vướng mắc nhất định.
Thứ nhất, thời hạn chuẩn bị XXST quy định tại khoản 2, Điều 176 chưa được thống nhất về đơn vị thời gian giữa ngày và tháng. Theo đó, thời hạn là ba mươi ngày, bốn mươi lăm ngày, hai tháng, ba tháng đối với tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, cần phải sử dụng một đơn vị thời gian rõ ràng (ngày hoặc tháng) và thống nhất, thể hiện kỹ thuật lập pháp cao và dễ áp dụng trên thực tế, chứ không thể áp dụng theo kiểu “hiểu sao thì hiểu”.
Thứ hai, thời hạn chuẩn bị XXST được tính kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định: quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định trả điều tra bổ sung; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Quy định như vậy là chưa phù hợp vì: “kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án”
thì ai nhận, Thư ký, Thẩm phám hay Chánh án, Phó chánh án, chưa rõ; tuy nhiên, sau dấu phẩy của cụm từ này thì chủ thể được đề cập là Thẩm phán nên dẫn tới trường hợp hiểu đa số là Thẩm phán nhận hồ sơ vụ án. Nhưng, khi áp dụng trên thực tế, hồ sơ khi chuyển sang Tòa án thì do bộ phận nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, thụ lý (thường là Thư ký); sau đó chuyển cho Chánh án rồi Chánh án mới phân công Thẩm phán giải quyết.
Nếu như tính thời hạn chuẩn bị XXST từ khi Thẩm phán nhận hồ sơ và Thẩm phán ra lệnh tạm giam từ khi nhận hồ sơ có thể sẽ dẫn đến việc vi phạm thời hạn tạm giam.
Mặt khác, Nghị quyết 04 ngày 05/01/2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao không có sự hướng dẫn cụ thể về thời hạn mà bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Tòa án phải chuyển hồ sơ đến Chánh án để thực hiện việc phân công Thẩm phán, mà chỉ nêu là
“phân công ngay”; do đó, có thể hiểu là không phải ngay trong ngày, nên hồ sơ từ khi nhận, thụ lý đến khi giao cho Thẩm phán thì quá trình này có thể vi phạm thời hạn trong TTHS. Ví dụ như vụ án Lâm Nhật Ánh môi giới mại dâm, khi VKS chuyển hồ sơ sang Tòa án, lệnh tạm giam vẫn còn thời hạn, nhưng qua quá nhiều “khâu”, khi hồ sơ đến Thẩm phán đã mất hơn một tuần 89. Quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp vụ án được trả lại để điều tra bổ sung.
Vì thế, nên quy định cụm từ “kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án” thành “kể từ ngày Tòa án nhận hồ sơ”; “Tòa án” ở đây có thể hiểu là Thư ký, Thẩm phán, các Phó chánh án hay Chánh án đều được. Do đó, thời hạn được tính từ ngày ký biên bản giao nhận hồ
89Http://www.tin247.com/nhung_%E2%80%9Crao_can%E2%80%9D_trong_qua_trinh_to_tung-6-21494525.html
64
sơ, còn việc phân công Thẩm phán là việc nội bộ của Tòa án, khi Thẩm phán được phân công thì phải lấy ngày ký biên bản giao nhận để tính thời hạn chuẩn bị XXST.
Hơn nữa, sửa đổi như vậy là mang tính đồng bộ với quy định “kể từ ngày Viện kiểm sát nhận hồ sơ vụ án”.
Thứ ba, về thời hạn gia hạn để chuẩn bị xét xử:
Thời hạn này là mười lăm ngày, ba mươi ngày đối với hai cụm tội phạm là: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Quy định này chưa thể hiện được sự phân cấp thời hạn theo sự phân loại tội phạm một cách tối ưu nhất; nên chăng cần phải quy định lượng thời gian cần thiết đối với từng loại tội phạm.
“Việc gia hạn thời hạn CBXX được thông báo ngay cho VKS cùng cấp” là một quy định chưa rõ, vì thông báo bằng hình thức gì, văn bản hay hình thức khác, và “ngay” là bao lâu, trước hay sau khi gia hạn cũng là chưa rõ.
Thứ tư, khoảng thời gian từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đến khi Tòa án mở phiên tòa là loại thời hạn gì? Có thể coi là thời hạn mở phiên tòa được không hay đó cũng là thời hạn CBXX.
Tại phần 1.2.1 của Điều 1, Nghị quyết 04 ngày 05/11/2004 thì xem thời hạn này là thời hạn CBXX và được hướng dẫn theo cách cộng gộp thời hạn này vào thời hạn CBXX. Như vậy, Nghị quyết đã vô hình chung xem khoảng thời gian này cũng thuộc thời hạn CBXX nên nó được gọi là thời hạn CBXX. Quan điểm khác cho rằng, nếu coi khoảng thời gian này là thời hạn CBXX thì dường như đoạn 3, khoản 2, Điều 176 bị thừa; vì nếu nó là thời hạn CBXX thì nên quy định tại đoạn 1, khoản 2, Điều 176 mới thực sự phù hợp; do đó, khoảng thời gian này được coi là thời hạn mở phiên tòa mới chính xác vì các lý do sau đây:
+ Đây là khoảng thời gian xác định theo “mốc” là “kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử và trong lượng thời gian là 15 ngày hoặc 30 ngày (đối với trường hợp có lý do chính đáng).
+ Thời hạn này được bắt đầu kể từ khi một thời hạn khác kết thúc, hay nói cách khác, thời điểm kết thúc của loại thời hạn này (thời hạn chuẩn bị xét xử) chính là thời điểm bắt đầu của loại thời hạn khác (thời hạn mở phiên tòa) các quan điểm trên đây về thời hạn chuẩn bị xét xử đều ít nhiều ảnh hưởng đến thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử được quy định tại Điều 177 BLTTHS: “thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử
65
không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của bộ luật này”. Cụ thể như sau:
+ Nếu coi thời hạn mở phiên tòa là thời hạn CBXX thì thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không quá thời hạn CBXX (đoạn 1, khoản 2, Điều 176) cộng với thời hạn mở phiên toà (đoạn 3, khoản, Điều 176) là 15 ngày hoặc 30 ngày (khi có lý do chính đáng).
+ Nếu coi thời hạn mở phiên tòa là riêng biệt thì thời hạn tạm giam để CBXX không quá thời hạn CBXX (đoạn 1, khoản 2, Điều 176); chứ không được cộng thêm thời hạn quy định tại đoạn 3, khoản 2, Điều 176.
Như vậy, sẽ xảy ra hai bất cập sau đây:
+ Nếu coi thời hạn mở phiên tòa là riêng biệt thì thời hạn tạm giam được tính thế nào trong khoảng thời gian chuẩn bị phiên tòa này. Những “lượng công việc” cần thực hiện trong thời hạn này cũng chưa được quy định.
+ Nếu coi thời hạn mở phiên tòa chính là một bộ phận của thời hạn chuẩn bị xét xử như Nghị quyết 04 hướng dẫn thì không cần phải quy định thời hạn mở phiên tòa như đoạn 3, khoản 2, Điều 176 nữa và để phù hợp với thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử theo đoạn 2, Điều 177.
Theo quan điểm tác giả, thời hạn CBXX chính là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm nhận hồ sơ vụ án và tính theo thời lượng nhất định (đoạn 1, 2, khoản 2, Điều 176) để thực hiện các công việc như nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại, yêu cầu và những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa. Đây là khoảng thời gian cần, mang tính lý thuyết để khi thực hiện nó (mở phiên tòa) cũng cần có khoảng thời gian nhất định để biến “lý thuyết” thành “thực hành”, đây chính là điều kiện đủ hay là khoảng thời gian đủ từ ngày nhận hồ sơ cho đến ngày mở phiên tòa. Bằng chứng chính là khi phiên tòa được mở thì quyết định đưa vụ án ra xét xử là quyết định “mở màn”
thủ tục bắt đầu phiên tòa chứ không phải “quyết định mở phiên tòa”. Rõ ràng, ở đây pháp luật đã quên “giao” công việc trong thời hạn mở phiên tòa, mà đã lấy nó (những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa) mang qua cho thời hạn chuẩn bị xét xử.
Điều này làm cho các chủ thể áp dụng pháp luật áp dụng chưa chính xác. Vì thế, khi pháp luật TTHS được sửa đổi, bổ sung phải trả về “lượng công việc” của loại thời hạn này (thời hạn mở phiên tòa) như bản chất của “thời hạn” vốn có; chứ không thể nhầm lẫn hay cộng gộp nó vào thời hạn CBXX. Nếu có quan điểm cho rằng, thừa nhận thời
66
hạn mở phiên tòa thì khi kết thúc thời hạn, văn bản tố tụng sẽ là gì? Ta có thể thấy rằng, thời hạn mở phiên tòa mang tính “thực hành” cho thời hạn chuẩn bị xét xử mang tính “lý thuyết” (mà “công việc” chính trong thời hạn này việc nghiên cứu hồ sơ) như đã phân tích, nên khi “thực hành” phải được quyết định của “lý thuyết” (quyết định đưa vụ án ra xét xử) có vẻ như chưa phù hợp và tách biệt, nhưng có thể lấy lịch xét xử của Tòa án, biên bản phiên tòa (có ghi giờ, ngày, tháng, năm bắt đầu phiên tòa) để làm
“thời điểm” kết thúc cho thời hạn này? Mặt khác, đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ là thủ tục bắt đầu phiên tòa chứ không thể xem là văn bản kết thúc thời hạn mở phiên tòa được, vì hai loại thời hạn khác nhau phải có hai khoảng thời gian được tính khác nhau cho hai loại công việc khác nhau (không thể đồng nhất theo ý kiến hai loại thời hạn khác nhau nhưng cùng một “đích đến” – điểm kết thúc là quyết định đưa vụ án ra xét xử, nên chúng đồng nhất với nhau). “Lượng công việc” cùng quy định cho thời hạn mở phiên tòa là “những việc cần thiết cho việc mở phiên tòa”, có thể được hiểu là: chuẩn bị phòng xét xử, triệu tập những người tham gia phiên tòa, mời hội thẩm, thông báo cho người bào chữa, chuẩn bị các phương tiện phục vụ cho việc xét xử (nhất là xét xử lưu động), thông báo cho chính quyền địa phương (nếu là xét xử lưu động), cảnh sát hỗ trợ tư pháp trong việc áp giải bị can, bảo vệ phiên tòa,…
Từ những lập luận trên dẫn đến phải thay đổi đoạn 2, Điều 177 theo hướng thời hạn tạm giam để xét xử không quá thời hạn để CBXX, thời hạn mở phiên tòa và các thời hạn khác quy định tại Điều 176.
- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một trong các văn bản mà Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra sau khi nhận và nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn quy định tại khoản 2, Điều 176. Một trong ba căn cứ để điều tra bổ sung là “khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”. Vậy vi phạm về thời hạn trong TTHS có được xem là vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng không nếu nhìn từ lăng kính thời hạn. Nghị quyết 04 hướng dẫn: “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp BLTTHS quy định bắt buộc phải tiến hành hoặc tiến hành thủ tục đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại,
67
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện”. Như vậy, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo trình tự mà BLTTHS quy định là điều kiện cần;
điều kiện đủ là các hành vi hay hoạt động đó phải xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của những người tham gia tố tụng như đã kể hoặc làm cho việc giải quyết vụ án mất đi tính khách quan vốn có. Những vi phạm trong các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tinh thần hoặc thể chất hoặc bị truy tố ở mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình bắt buộc phải có người bào chữa nhưng bỏ qua, không thực hiện thì được xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, ngoài vi phạm trên thì được coi là vi phạm tố tụng không nghiêm trọng và chỉ thực hiện việc kiến nghị khắc phục, sửa chữa; trong đó, vi phạm về thời hạn điều tra, truy tố, xét xử… được coi là những vi phạm tố tụng nhưng không thuộc trường hợp vi phạm nghiêm trọng 90.Thiết nghĩ, thời hạn trong tố tụng nói chung và thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử nói riêng điều có ảnh hưởng ít nhiều đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng mà nhất là bị can, bị cáo. Không thể để vụ án “trôi”
theo sự quá hạn của cơ quan THTT, người THTT được pháp luật TTHS phải quy định rõ mức độ vi phạm về thời hạn; mức độ nào có thể chấp nhận và mức độ quá hạn quá rộng, quá dài thì không thể bỏ qua kiểu “khắc phục hay sửa chữa” được mà phải quy định một cách thức xử sự khác chứ không thể “ì” mãi được, như vậy ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của bị can, bị cáo, và phải được xem là “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” và phải có hướng giải quyết khác chứ không thể trả hồ sơ điều tra bổ sung được vì thời hạn vốn có tính một chiều, không thể trả bổ sung để bổ sung thời hạn vốn đã bị vi phạm vì quá hạn.
- Thời hạn giao các quyết định, bản án của Tòa án.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn phải được gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền hay đối tượng có liên quan theo khoản 3, 4, Điều 182. Do đó, cần định lượng thời gian cho việc giao các quyết định này hơn là sử dụng từ “ngay”.
Bản án được giao cho bị cáo, VKS cùng cấp, người bào chữa trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án. Quy định về trách nhiệm và thời hạn thực hiện trách nhiệm đó của Tòa án không được áp dụng để gửi bản án cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
90 Http://tintuc.xalo.vn/00534557527/Toi_nang_xu_nhe_vi_sao.html
68
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hoặc người đại diện hợp pháp của họ; mà quy định đó là quyền của họ – quyền yêu cầu Tòa án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án nhưng không quy định thời hạn cho việc trích lục này; để trên thực tế xảy ra, người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự không thể có được và tiếp cận được bản án nên ảnh hưởng đến quyền lợi của họ rất nhiều nhất là quyền kháng cáo. Thời hạn giao trên thực tế vẫn còn chậm nhiều so với luật định (báo cáo năm của VKS nhân dân tỉnh An Giang) 91.
- Thời hạn hoãn phiên tòa.
Theo số liệu khảo sát 50 phiếu (phụ lục 3) về thời hạn hoãn phiên tòa trên tổng cộng 50 Thư ký, Thẩm phán thì có đến 40/50 (chiếm 80%) coi thời gian hoãn phiên tòa là phù hợp, có 10% cho là ngắn hơn thực tế cần có và không có % nào cho là dài hơn thực tế cần có. Tuy nhiên, xét về mặt lý luận, thời hạn hoãn phiên tòa chưa được phân cấp theo lý do để hoãn, loại tội phạm và mức độ phức tạp của vụ án chẳng hạn.
Ví dụ như vụ án phức tạp có hơn 10 bị can mà đa số vắng mặt tại phiên tòa XXST thì thời hạn hoãn phiên tòa phải nhiều hơn thời hạn hoãn phiên tòa đối với vụ án ít nghiêm trọng, bị can tại ngoại và vắng mặt tại phiên tòa. Thời hạn hoãn phiên tòa đối với tội phạm ít nghiêm trọng cũng bằng thời hạn hoãn phiên tòa đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (đều là 30 ngày) là chưa hợp lý, ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của bị can trong vụ án chỉ ở mức ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Xét về mặt thực tiễn; tuy đa số cán bộ ngành tòa án đều cho thời hạn này là phù hợp và khá “thoải mái” nhưng khi áp dụng, vẫn còn vi phạm về thời hạn này điển hình như vụ án Phan Hà Ngọ, ngày 27/09, VKS nhân dân tỉnh Phú Yên có kiến nghị yêu cầu Chánh án TAND tỉnh Phú Yên đưa vụ án ra xét xử vì đã quá thời hạn hoãn tòa là 25 ngày; tuy nhiên, đến ngày 17/10, VKS nhân dân tỉnh Phú Yên có văn bản mới nhất và khi này thời gian quá hạn đã lên đến 27 ngày 92.
Trên thực tế áp dụng, quy định về hoãn phiên tòa thường bị lạm dụng khi Thẩm phán chưa nghiên cứu xong hồ sơ (mặc dù thời hạn xét xử đã hết) vẫn đưa vụ án ra xét xử để rồi hoãn phiên tòa để có thời gian nghiên cứu tiếp.
- Thời hạn xét xử và thời hạn nghị án.
91Http://www.vksndtc.gov.vn/tintuc/2148.aspx
92 Http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=46124&ChannelID=6