CHƯƠNG 2. TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG HOA KỲ VÀ VIỆT NAM
2.1. Vai trò của các chủ thể tham gia tranh tụng theo quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam và Hoa Kỳ
2.1.2. Vai trò của Thẩm phán
28 “Luật sư nói về Án oan, án bỏ túi”, http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/human-right-activist-the- story-behind-the-bar-02202017091124.html, ngày 01/03/2018, 16:55
29 Nguồn: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, VKSNDTC, “Báo cao tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2015 của TANDTC”.
30 Tiêu chuẩn của ABA về công tố, 3-1.2(c): “The duty of the prosecutor is to seek justice, not merely to convict”, https://www.americanbar.org/publications/criminal_justice_section_archive/crimjust_standards_pfunc_blk.html#1.2
Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự suy cho cùng do hai yếu tố quyết định: (1) Thẩm phán xét xử độc lập và công bằng, (2) bên buộc tội và bào chữa có những cơ hội, phương tiện ngang nhau để thực hiện chức năng của mình. Sự độc lập, thực hiện đúng vai trò là trọng tài trong xét xử của thẩm phán Hoa Kỳ là một trong những điểm tiến bộ mà Việt Nam nên học hỏi theo Hoa Kỳ nhằm cải thiện chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
Tại phiên tòa xét xử hình sự liên bang Hoa Kỳ, thẩm phán là chủ thể thực hiện chức năng xét xử. Thẩm phán Hoa Kỳ thường được chọn từ hai nguồn: những luật sư hành nghề lâu năm hoặc là những công tố viên có nhiều kinh nghiệm. Đôi khi, cả luật gia không phải là công tố viên đang làm việc cho các cơ quan chính phủ cũng được chọn. Thẩm phán cũng có thể được chọn từ những giảng viên luật.31 Thẩm phán Liên Bang được Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm với sự tiến cử của Thượng viện Hoa Kỳ. Theo Điều III, khoản 1 Hiếp pháp Hoa Kỳ, chỉ cần các thẩm phán không bị tố cáo và kết tội thì họ có thể giữ chức vụ này suốt đời hoặc tới khi họ muốn nghỉ ngơi. Điều này bảo vệ họ khỏi nguy cơ bị sa thải bởi Tổng Thống bổ
nhiệm họ hay bất cứ Tổng thống nào. Ngoài ra, không một cơ quan nào được giảm lương của các thẩm phán Liên Bang. Chính nhiệm kỳ suốt đời và được bảo đảm không giảm lương đã góp phần tạo nên sự độc lập trong xét xử của các thẩm phán Hoa Kỳ. Đồng thời, trước khi trở thành thẩm phán, họ có thể là những luật sư hoặc công tố viên lâu năm vì vậy các thẩm phán luôn có những kinh nghiệm riêng về điều tra án cũng như họ có thể nhận biết được những thủ thuật của công tố viên và luật sư bào chữa thường sử dụng để lấp liếm những sai sót. Điều này giúp cho thẩm phán có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn trong việc xét xử. Tại phiên tòa xét xử hình sự Liên Bang, Thẩm phán Hoa Kỳ xét xử với tư cách là một trọng tài trung lập nhưng có phần thụ động đứng giữa giữa công tố viên và luật sư bào chữa. Nhiệm vụ của thẩm phán là lắng nghe bên buộc tội và bên gỡ tội trình bày các chứng cứ, lập luận, chất vấn, tranh luận và kiểm soát hai bên theo những quy tắc về tố tụng, chứng cứ một cách hiệu quả và hợp pháp. Thẩm phán sẽ xác định những thông tin nào được chấp nhận là chứng cứ để trình lên bồi thẩm đoàn và xác định hình phạt trong trường hợp bồi thẩm đoàn quyết định là có tội, nhưng chỉ sau khi cả hai bên buộc tội và bào chữa được trao đầy đủ cơ hội để trình bày lý lẽ của mình. Thẩm phán Hoa Kỳ không làm nhiệm vụ chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo hay bào chữa cho
31 “Guide to criminal prosecution in the United States”, http://www.oas.org/juridico/mla/en/usa/en_usa-int- desc-guide.html
bị cáo. Nếu công tố viên trình bày sự buộc tội của mình không thuyết phục, không đủ chứng cứ buộc tội. Tòa án sẽ tuyên bị cáo vô tội và bị cáo được tha bổng32. Ngoài ra, Thẩm phán cũng không được khen thưởng hoặc chỉ trích Bồi Thẩm đoàn về phán quyết của họ. Tại phiên tòa, Thẩm phán được quyền đặt câu hỏi thẩm vấn đối với nhân chứng do công tố viên hoặc luật sư bào chữa gọi33. Tuy nhiên theo ghi chú của Ban cố vấn về điều này ghi nhận, Thẩm phán không được đặt ra những câu hỏi thể hiện cảm xúc cá nhân thể hiện sự tín nhiệm hay không tín nhiệm đối với nhân chứng đó. Điều đó được xem là sự lạm quyền, từ bỏ vai trò tư pháp đúng đắn của thẩm phán. Vì vậy trong cách thức và mức độ đặt câu hỏi được thẩm phán chú ý để tránh mắc phải những sai lầm mà phải sửa đổi sau khi kết án. “Công tố viên và các luật sư bào chữa thường coi các thẩm phán giỏi nhất là những người can thiệp ít nhất vào quá trình tranh tụng để lấy chứng cứ”34. Mặc dù, những điều này khiến hoạt động của Thẩm phán tại phiên tòa có phần thụ động nhưng chính điều này thúc đẩy sự tranh tụng tại phiên tòa giữa công tố viên và luật sư bào chữa tích cực hơn, chủ động hơn. Công tố viên không thể trông đợi vào sự giúp đỡ của Thẩm phán mà phải tự dựa vào trình độ chuyên môn cũng như khả năng đối đáp với luật sư bào chữa để thực hiện chức năng buộc tội tại phiên tòa hình sự. Ngược lại, luật sư bào chữa cũng không thể ỷ lại thẩm phán mà phải chủ động, tiếp xúc thân chủ, tích cực tìm kiếm chứng cứ và dùng nghệ thuật hùng biện của mình để bào chữa cho thân chủ. Hoa Kỳ rất chú trọng đảm bảo sự trung lập, vô tư của thẩm phán. Trước khi xét xử, Thẩm phán không được phép tiếp xúc với hồ sơ các bên trong vụ án, không có một hồ sơ vụ án chính thức xuyên suốt từ giai đoạn điều tra đến xét xử. Bên công tố và bên bào chữa tự xây dựng một hồ sơ vụ án riêng để thực hiện chức năng của mình35. Một trong những yêu cầu trong hệ thống các quy định về đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán quy định: “Không thẩm phán nào được phép trò chuyện bên ngoài phòng xử án mà không có sự hiện diện của cả hai luật sư hai bên”36. Trừ những trường hợp pháp luật cho phép, Thẩm phán sẽ không khởi xướng, cho phép hoặc xem xét những thông tin có liên quan đến bên thứ ba hoặc những thông tin khác liên quan đến vấn đề đang hoặc sẽ được giải quyết khi không có mặt các bên
32 Phan Văn Ba và Phan Xuân Thảo (2012), Everyday American Law, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.43
33 Điều 614, Quy tắc chứng cứ Liên Bang (Federal Rules of Evidence 2010).
34 Tô Văn Hòa (2012), Những mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà
Nội, tr. 427.
35 Tô Văn Hòa (2012 tlđd (34) tr. 413.
36 Stuart Gorin và Bruce Carey (1999), “Phương thức hoạt động của Tòa án Hoa Kỳ”, Tạp chí điện tử Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tập 4, số 2, tháng 9, tr. 29
hoặc luật sư của các bên37. Điều họ mong muốn là thẩm phán không có một định hướng nào, hoặc bất cứ điều gì có thể làm ảnh hưởng đến quyết định của thẩm phán. Đó là một yếu tố quan trọng đối với việc giữ thái độ trung lập vô tư của thẩm phán và tránh khả năng tham nhũng trong hệ thống này. Nhưng chính điều này khiến cho phiên tòa hình sự kéo dài. Vì vậy, một số thẩm phán có thể yêu cầu bên công tố viên nộp lên tòa biên bản tóm tắc vụ án hoặc một số tài liệu trong thời hạn vài ngày (5 – 10 ngày) trước phiên xét xử38.
Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam tương tự như pháp luật của một số quốc gia theo hệ thống pháp luật Lục Địa, mục tiêu cốt yếu cần đạt được là phải kiểm soát tốt tình hình tội phạm. Chính vì vậy, khi so sánh các quy định về quyền hạn, chức năng, vai trò của thẩm phán ở Hoa Kỳ và Việt Nam có sự khác biệt rất rõ ràng.
BLTTHS Việt Nam quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bao gồm cả tòa án39. Nếu xét xử oan cho người không có tội hoặc bỏ lọt tội phạm thì thẩm phán là người chịu trách nhiệm, bị ảnh hưởng đến thành tích cá nhân, có thể bị miễn nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại chức danh Thẩm phán,... Do đó, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án không chỉ thực hiện vai trò là trọng tài xét xử vô tư, khách quan mà còn tích cực tham gia vào quá trình xác định sự thật vụ án, làm rõ cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ,… Tại Việt Nam, luôn tồn tại một bộ hồ sơ vụ án từ giai đoạn điều tra đến truy tố và gửi cho Tòa án nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, do thẩm phán cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm, vì vậy, nếu hồ sơ thiếu chứng cứ, hoặc có căn cứ cho rằng còn hành vi phạm tội khác, đồng phạm khác thì Thẩm phán sẽ trả hồ sơ điều tra bổ
sung. Hồ sơ vụ án trở nên rất quan trọng và gần như là kim chỉ nam của vụ án dẫn đến thực tiễn hiện nay là tình trạng “án tại hồ sơ”, “án bỏ túi” diễn ra phổ biến.
Nghĩa là thẩm phán chỉ căn cứ những thông tin, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát cung cấp để đưa ra bản án. Có khi vụ án chưa ra xét xử, nhưng đã có sẵn bản án. HĐXX nghị án chỉ có vài phút nhưng đã có ngay một bản án dài mấy trang giấy để tuyên án. Như vậy, khi ra xét xử vụ án, vấn đề tranh tụng tại phiên tòa chỉ diễn ra một cách hình thức chứ không được chú trọng. Một số trường hợp khác,
37 Phần 3, (A), 4, quy tắc ứng xử của thẩm phán Hoa Kỳ, http://www.uscourts.gov/judges-judgeships/code- conduct-united-states-judges#b
38 Tô Văn Hòa (2012), tlđd (34), tr. 413.
39 Điều 15, BLTTHS năm 2015; Điều 10, BLTTHS năm 2003
tại phiên tòa hình sự, thẩm phán cùng với kiểm sát viên thực hiện xét hỏi theo hướng buộc tội bị cáo dựa theo hồ sơ do cơ quan điều tra cung cấp và để phù hợp với bản án đã được chuẩn bị sẵn. Luật sư bào chữa có lý lẽ như thế nào, có nhiều luận điểm thuyết phục bao nhiêu thì cũng chỉ được tóm tắt vẻn vẹn trong bản án một vài dòng đại loại như: “luật sư có nhiều quan điểm bào chữa nhưng xét thấy không có căn cứ…”. Chính từ đó, người bào chữa không được đánh giá đúng vai trò, địa vị của mình, tranh tụng tại phiên tòa chỉ mang tính hình thức, không phát huy hiệu quả của nó và quan trọng hơn là gây ra án oan sai, xâm phạm quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, Trong hoạt động xét hỏi tại phiên tòa, theo điều 207 BLTTHS 2003 quy định: “Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.”. Như vậy, HĐXX – chủ yếu là thẩm phán – sẽ là chủ thể thực hiện việc xét hỏi trước và hầu như trong các phiên tòa hình sự sơ thẩm các thẩm phán đều hỏi hết các câu hỏi làm rõ tình tiết vụ án kể cả tình tiết buộc tội, tình tiết gỡ tội. Ngoài những câu hỏi liên quan đến tình tiết vụ án, một số thẩm phán còn đưa ra những lời phê phán về hành vi của bị cáo, giáo dục bị cáo, thậm chí có những câu hỏi không liên quan đến vụ án. Bên cạnh đó, nếu thông qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần điều tra thì HĐXX ra quyết định khởi tố vụ án hình sự40. Ngay cả khi Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì HĐXX vẫn tiếp tục giải quyết vụ án, nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì mới tuyên bị cáo vô tội, nếu nhận thất việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và gửi kiến nghị41. Ở khía cạnh khác, khi thấy kiểm sát viên buộc tội không thuyết phục nhưng người bào chữa không đủ năng lực phát hiện và tranh tụng thì Hội đồng xét xử (chủ yếu là thẩm phán) lại thực hiện chức năng gỡ tội thay cho luật sư và bị cáo. Như vậy, Thẩm phán vừa tham gia buộc tội, vừa tham gia gỡ tội, vai trò trung tâm, làm trọng tài xét xử dần mờ nhạt. Chính điều này góp phần dẫn đến sự ỷ lại của kiểm sát viên, nhận định không đúng về vai trò của luật sư bào chữa và tranh tụng tại phiên tòa chỉ mang tính hình thức, không đạt hiệu quả cao.
40 Điều 104, BLTTHS 2003
41 Khoản 2, điều 222, BLTTHS 2003
Ở điểm này, chúng ta nhận thấy Hoa Kỳ có sự tiến bộ vược bậc hơn. Thẩm phán Hoa Kỳ thể hiện rõ vai trò là trọng tài đứng giữa công tố và luật sư bào chữa làm nhiệm vụ xét xử, thúc đẩy sự tranh tụng của bên buộc tội và bên bào chữa.
Trong khi đó, Thẩm phán Việt Nam còn nhập nhằng, chưa phân định rõ chức năng xét xử và chức năng buộc tội, bào chữa. Sự khác biệt này đều xuất phát từ việc quy định trách nhiệm chứng minh sự thật vụ án của Thẩm phán Việt Nam. Chính áp lực phải tìm ra sự thật vụ án, thẩm phán Việt Nam không chỉ thực hiện vai trò của một trọng tài xét xử mà phải vừa tham gia buộc tội vừa tham gia gỡ tội, phải tích cực tham gia vào các hoạt động xét hỏi, thẩm vấn những người tham gia tố tụng. Gánh nặng chứng minh sự thật vụ án này đè nặng lên chức danh thẩm phán và vô tình tạo nên sự chênh lệch giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, sự tranh tụng tại phiên tòa diễn ra mờ nhạt và mang tính hình thức. Thẩm phán Hoa Kỳ không có trách nhiệm này, buộc tội là chức năng của Công tố viên, bào chữa là chức năng của luật sư bào chữa, Thẩm phán chỉ thực hiện chức năng xét xử, là trọng tài trung lập giữa hai bên.
Chính vì vậy, chúng ta cần sửa đổi pháp luật tố tụng theo hướng đưa thẩm phán trở
về vị trí pháp lý đúng với chức danh này. “Tòa án không phải là cơ quan truy tố bị cáo nên không có nghĩa vụ chứng minh tội phạm nhưng phải chứng minh vì sao lại chấp nhận cáo trạng của VKS mà không chấp nhận chứng cứ của bên bào chữa hoặc ngược lại”42. Thẩm phán khi thực hiện chức năng xét xử có trách nhiệm làm rõ các tình tiết của vụ án (bao gồm cả các tình tiết buộc tội, gỡ tội hoặc tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự) bằng cách thẩm vấn người tham gia tố tụng khi cần thiết nhưng không nhằm mục đích bào chữa hay buộc tội mà để đưa ra lời phán quyết công bằng, hợp pháp, hợp lý. Các Thẩm phán là trọng tài trung lập, xét xử đúng người, đúng tội, không thể hiện bất cứ cảm xúc hay thái độ đối với bên nào, xét xử công bằng, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Đối với trường hợp nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi xét xử của Thẩm phán Việt Nam, hiện nay có một số quan điểm cho rằng “Nếu họ (Hội đồng xét xử) không nghiên cứu hồ sơ trước, được thực sự độc lập khi xét xử giống như ở một số nước hiện nay theo kiểu tố tụng tranh tụng thì không ít các vụ án HĐXX sẽ bác bỏ cáo trạng và quyết định vụ án theo ý kiến của luật sư bào chữa”43 . Bởi vì khi các Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát cung cấp họ sẽ có những định hướng
42 Nguyễn Hòa Bình (2015), “Những định hướng cơ bản sửa đổi, bồ sung BLTTHS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí kiểm sát, (1), tr.16
43 Phạm Hồng Hải (2011), “Đánh giá thực trạng tranh tụng trong phiên tòa của KSV dưới góc nhìn của luật sư”, http://www.phamhonghai.vn/