GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 62 - 67)

3.1. Giải pháp hoàn thiện vai trò của các chủ thể tham gia tranh tụng 3.1.1. Giải pháp hoàn thiện vai trò của Kiểm sát viên

Từ những phân tích ở chương II cho thấy vấn đề của Viện Kiểm sát không nằm hoàn toàn ở quy định của Pháp luật mà hiện nay Viện kiểm sát cần nâng cao về chất và lượng của đội ngũ cán bộ để thực hiện ngày càng tốt hơn, vững vàng hơn chức năng buộc tội của mình. Học viên đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Đề nghị phân công công tác, đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên chuyên trách theo từng lĩnh vực tố tụng cố định trong suốt quá trình làm việc, đặc biệt là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

Bởi lẽ, trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất, nếu có oan sai thì việc khắc phục hậu quả vô cùng khó khăn, thậm chí không thể khắc phục. Chính vì vậy cần có sự chuyên môn hóa lĩnh vực đối với Kiểm sát viên. Kiểm sát viên trong lĩnh vực án hình sự sẽ được tạo điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ về giải quyết án hình sự, những kỹ năng cần thiết trong việc tranh tụng tại phiên tòa thay vì được đào tạo chung cả về án dân sự, hành chính,... Chính sự chuyên trách trong một lĩnh vực tố tụng nhất định thì kiểm sát viên mới vững vàng về kiến thức chuyên môn, có nhiều cơ hội tập trung và bồi đắp kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tố tụng đó. Kinh nghiệm thực tiễn càng phong phú, chuyên sâu thì kiểm sát viên càng có bản lĩnh nghề nghiệp và chất lượng giải quyết vụ án sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

- Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cho kiểm sát viên chuyên về tố tụng hình sự cần được chú trọng những kỹ năng đặc thù của kiểm sát viên cần có khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa như:

o Kỹ năng xét hỏi: Kiểm sát viên phải đặt câu không mang tính áp đặt, ngắm gọn, dễ hiểu, sử dụng ngôn từ chuẩn mực nhưng vẫn khai thác tốt những thông tin, giải quyết được các mâu thuẫn ở người được hỏi. Trong trường hợp có nhiều bị cáo thì phải có chuẩn bị trước hỏi vấn đề nào trước, hỏi bị cáo nào trước để có thể bộc lộ những tình tiết có ý nghĩa nhằm giải quyết vụ án có hiệu quả.

o Kỹ năng quan sát, lắng nghe, tổng hợp ý kiến: Kiểm sát viên không thể khăng khăng nói rằng giữ quan điểm như trong quyết định truy tố mà không thể giải thích, lập luận để phản bác bất cứ điểm mâu thuẫn nào ở luật sư bào chữa. Kiểm sát

viên phải biết lắng nghe, quan sát và tổng hợp những điểm mà luật sư đưa ra, xem xét liệu thông tin đó là đúng hay có mâu thuẫn. Nếu đó là thông tin đúng thì phải ghi chép và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Nếu đó là thông tin không đáng tin cần lập luận làm rõ hoặc bác bỏ.

o Kỹ năng lập luận: đây là kỹ năng không thể thiếu đối với kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Để sự buộc tội có chất lượng, ngoài những chứng cứ hữu hiệu thì khả năng lập luận của Kiểm sát viên là yếu tố góp phần cho việc buộc tội đạt hiệu quả cao. Kiểm sát viên có thể trình bày ý kiến hoặc bác bỏ ý kiến của người bào chữa theo phương pháp quy nạp hoặc diễn giải nhưng quan trọng là phải có dẫn chứng cụ thể. Kiểm sát viên không thể bày tỏ quan điểm phủ nhận ý kiến của người bào chữa mà không nêu ra luận cứ, luận chứng thiết thực nào.

- Kiểm sát viên cần ý thức rằng chức năng của Viện kiểm sát là buộc tội những người thật sự phạm tội, không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không làm oan người vô tội. Khi thực hiện việc buộc tội một người, Kiểm sát viên không được chủ quan, xem nhẹ, hoạt động trên tinh thần tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội, tôn trọng quyền con người, quyền công dân. Kiểm sát viên cần phát huy hơn nữa tính chủ động trong việc xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, chú trọng khâu chuẩn bị đề cương xét hỏi và có thái độ chuẩn mực tại phiên tòa xét xử.

- Thời hạn tố tụng là một trong những áp lực đối với Kiểm sát viên. Viện kiểm sát các cấp cần quan tâm bố trí đủ lực lượng kiểm sát viên cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, tránh để tình trạng quá tải trong việc giải quyết án, đảm bảo kiểm sát viên có đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị xét xử.

- Kiểm sát viên chủ động nâng cao, hoàn thiện bản thân, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tận tụy và tự giác cao với công việc.

3.1.2. Giải pháp hoàn thiện vai trò của Thẩm Phán và Hội thẩm nhân dân - Các giải pháp hoàn thiện pháp luật

Từ những so sánh, phân tích những điểm giống và khác nhau về vai trò của Thẩm phán trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và pháp luật tố tụng hình sự của Hoa Kỳ có thể nhận ra rằng: vấn đề của Thẩm phán tại Việt Nam đó chính là sự nhập nhằng về chức năng. Chúng ta vẫn quan niệm rằng chức năng chính của thẩm phán là xét xử. Thẩm phán được ví như là người trọng tài công minh và trung lập, dựa trên những gì các bên trình bày, lập luận để đưa ra phán quyết đúng đắn. Nhưng trong các hoạt động tố tụng, Thẩm phán Việt Nam còn thực hiện một số hoạt động

tố tụng không thuộc chức năng xét xử dẫn đến tình trạng Thẩm phán hoạt động quá tích cực tại phiên tòa và sự thụ động của Kiểm sát viên và luật sư. Chính vì vậy học viên đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật theo hướng đưa thẩm phán về đúng chức năng, vị trí của mình:

Thứ nhất, Thẩm phán không có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Như đã

phân tích ở chương II, trách nhiệm chứng minh tội phạm vô tình đã tạo cho Thẩm phán quá nhiều gánh nặng. Thẩm phán phải thực hiện các hoạt động không thuộc chức năng của mình như: tích cực tham gia vào các hoạt động xét hỏi, thẩm vấn những người tham gia tố tụng. Điều này vô tình tạo nên sự chênh lệch giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, sự tranh tụng tại phiên tòa diễn ra mờ nhạt và mang tính hình thức. Chính vì vậy học viên kiến nghị như sau:

Điều 15 BLTTHS năm 2015 “Xác định sự thật vụ án” :

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là người vô tội.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung như sau:

“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát. Tòa án thực hiện chức năng xét xử. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”

Thứ hai, bên cạnh việc xác định rõ chức năng của thẩm phán là xét xử thì cần bỏ đi những hoạt động không thuộc chức năng xét xử của thẩm phán như: việc trả hồ sơ điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ, khởi tố vụ án trong trường hợp bỏ lọt tội phạm,... Nghĩa là khi tiếp nhận hồ sơ từ Viện kiểm sát, vấn đề mà các Thẩm phán quan tâm là hồ sơ đã đủ điều kiện để đưa ra xét xử hay không, có vi phạm thủ tục tố tụng hay không. Còn vấn đề chứng cứ có đủ buộc tội hay không, có bỏ lọt tội phạm, đồng phạm hay không.... không nên là mối quan tâm của thẩm phán. Bởi vì, thẩm phán chỉ là người xét xử không phải là cơ quan buộc tội thứ hai. Chính việc giải phóng Tòa án khỏi các hoạt động thuộc chức năng buộc tội như trên sẽ thúc đẩy Viện Kiểm sát phải hoàn thiện hơn để thực hiện tốt chức năng của mình và tòa án thật sự là trọng tài vô tư đừng giữa các bên để xét xử, đồng thời tạo điều kiện, phương tiện, cơ hội để người bào chữa thực hiện chức năng bào chữa, nâng cao vị thế của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Chính những điều này góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, giảm oan sai. Học viên đề nghị bổ sung, sửa đổi như sau:

Khoản 3 điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân:

3. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:

a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung;

yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung như sau:

3. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:

a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

c) Trả hồ sơ cho Viện kiểm sát trong trường hợp việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 280 BLTTHS năm 2015 “trả hồ sơ để điều tra bổ sung”:

“1.Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy địnhtại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

b) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;

c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án,khởi tố bị can;

d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

2….

3.Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ những vấn đề cần điều tra bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết trrong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Nếu kết qủa điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó.

Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.”

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát trong trường hợp việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

2. … (giữ nguyên)

3. Quyết định trả hồ sơ phải ghi rõ những vi phạm cần sữa chữa, khắc phục và gửi cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Nếu kết quả sửa chữa, khắc phục vi phạm dẫn đến việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Nếu kết quả sửa chữa, khắc phục vi phạm dẫn đến phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành bản cáo trạng mời thay thế bản cáo trạng trước đó.

Kiến nghị bỏ khoản 4 điều 153 BLTTHS 2015 như sau:

1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.

3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:

a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố

vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Thứ ba, khi Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử yêu cầu bị hại, đương sự, người đại diện của họ trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó. Trường hợp bị hại, đương sự, người đại diện của họ đồng ý với việc rút quyết định truy tố đó thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội thay vì tiếp tục xét xử. Bởi vì khi Kiểm sát viên, bị hại, người đại diện của người bị hại đều muốn rút lại toàn bộ quyết định truy tố thì sự buộc tội lúc đó đã chấm dứt, kéo theo sự chấm dứt của chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Hiển nhiên, người bị buộc tội lúc này phải được tuyên không phạm tội chứ không phải tiếp tục xét xử.

Chính vì vậy, học viên đề nghị điều chỉnh điều 325 BLTTHS năm 2015 như sau:

Một phần của tài liệu Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)